Phản đối Trung Quốc in đường "lưỡi bò" lên hộ chiếu !ý kiến chuyên gia

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi minhtuyenpt, 23/11/2012.

  1. minhtuyenpt

    minhtuyenpt Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    21/3/2012
    Bài viết:
    1,516
    Đã được thích:
    119
    Điểm thành tích:
    103
    'Đường lưỡi bò' không có cơ sở pháp lý

    Các nhà nghiên cứu quốc tế nhất trí rằng đường lưỡi bò và cái gọi là "quyền lịch sử" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và gây quan ngại cho sự an ninh, hòa bình trong khu vực Biển Đông.

    >> Phản đối Trung Quốc in “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu
    >> Ông Ôn Gia Bảo nói Thái Lan, Trung Quốc là 'một nhà'

    Sau ba ngày làm việc với 36 tham luận và 107 ý kiến thảo luận, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tư về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” đã bế mạc vào cuối ngày 21/11.

    Điểm nhấn của hội thảo là các học giả đã xem xét tác động và hiệu lực phán quyết mới nhất của của Tòa án quốc tế về phân định biển giữa Nicaragua và Colombia ngày 19/11/2012 đối với tranh chấp Biển Đông. Nhiều ý kiến cho rằng lập luận về đường lưỡi bò dựa trên quyền lịch sử của Trung Quốc cũng không có cơ sở. Bởi lẽ quyền lịch sử của các quốc gia nếu được thiết lập cũng phải nhường hiệu lực cho quyền chủ quyền và quyền tài phán. Điều này được quy định trong Công ước luật biển 1982 về đặc quyền cho các quốc gia ven biển.

    Các học giả khẳng định, tại biển Đông, sự tồn tại của yêu sách đường 9 đoạn dựa trên quyền lịch sử mà Trung Quốc tuyên bố chiếm đến hơn 80% diện tích của vùng biển này, là không thỏa đáng. Yêu sách đường 9 đoạn không dựa trên các cơ sở pháp lý, không được thừa nhận bởi các quốc gia hữu quan, lại chồng lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển khác. Điều này đi ngược lại các quy định của pháp luật quốc tế.

    Bên lề hội thảo, các nhà nghiên cứu đề xuất gói giải pháp tháo gỡ xung đột trên Biển Đông. Giáo sư Ngô Vĩnh Long đến từ Khoa lịch sử Đại học Maine (Mỹ) nêu quan điểm: "Trung Quốc đã đơn phương áp đặt đường lưỡi bò và vì thế họ cũng có thể đơn phương từ bỏ yêu sách này. Đây là phương án đầu tiên trong các ứng xử thúc đẩy hòa bình, hợp tác trên Biển Đông".
    Giáo sư Ngô Vĩnh Long đến từ Khoa lịch sử Đại học Maine (Mỹ) kêu gọi Trung Quốc từ bỏ đường lưỡi bò. Ảnh: Vũ Lê

    Giáo sư Long phân tích, theo quy định quốc tế về vùng lãnh hải, các quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế kéo dài 200 hải lý. Nếu các quốc gia ven biển có sự chồng lấn về vùng đặc quyền kinh tế thì họ phải đàm phán song phương. Đối với đảo, Luật quốc tế có một số điều chỉnh là không thể chiếm đảo bằng vũ lực và không thể nói rằng đây là vấn đề chủ quyền không thể tranh cãi rồi lấy đó làm vùng đặc quyền kinh tế.

    Điều quan trọng đối với mọi quốc gia khi tranh chấp Biển Đông, theo ông Long là phải tuân thủ Công ước Luật Biển và sẵn sàng giải quyết bất đồng bằng tòa án quốc tế. Biển Đông có tuyến đường hàng hải quốc tế và tất cả mọi quốc gia đều có quyền đi qua vùng biển này. Việc đóng cửa tuyến đường hàng hải quốc tế bằng yêu sách bất hợp pháp là vi phạm quyền của nhiều quốc gia. Trung Quốc không thể áp đặt đường 9 đoạn của mình khi nó vi phạm quyền của nhiều bên. Đây không chỉ là lợi ích của riêng ASEAN mà còn là lợi ích của nhiều nước khác.

    "Trung Quốc áp dụng đường 9 đoạn đã vi phạm đến quyền của thế giới. Một trong những giải pháp đầu tiên để ngăn xung đột leo thang là Trung Quốc phải từ bỏ đường 9 đoạn. Nếu vấn đề không thể giải quyết có thể châm ngòi nổ cho rất nhiều bất đồng sau này", ông nhấn mạnh.

    Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Nhã đến từ Hội Lịch sử Việt Nam nhận xét: "Vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết mâu thuẫn trên Biển Đông rất quan trọng. Chừng nào Trung Quốc thống nhất giữa lời nói và việc làm, chừng đó vấn đề Biển Đông mới có cơ hội được giải quyết".
    Giáo sư Su Hao đến từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc giải thích đường lưỡi bò là di sản lịch sử của Trung Quốc. Ảnh: Vũ Lê

    Bị vây bởi nhiều câu hỏi bên lề hội thảo liên quan đến đường lưỡi bò, Giáo sư Su Hao đến từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc phát biểu: "Tôi đồng cảm với việc cộng đồng quốc tế quan ngại về tuyên bố đường 9 đoạn của Trung Quốc sẽ làm căng thẳng thêm tranh chấp Biển Đông".

    Giáo sư Su Hao giải thích, đường 9 đoạn là di sản của chính quyền trước để lại, được vẽ bởi chính phủ Trung Hoa dân quốc trước đây. Vì thế các quyền liên quan đến đường này một phần của lịch sử. Vùng nước nằm phía trong đường chín đoạn không phải là khu vực Trung Quốc có chủ quyền mà chỉ là cơ sở để Trung Quốc bàn thảo với các quốc gia khác. Trong tương lai, khi các nước đạt thỏa thuận cùng nhau thì Trung Quốc có thể tiến hành hợp tác, khai thác chung ở khu vực này.

    Học giả đến từ Bắc Kinhm nói rằng chính sách của Trung Quốc về Biển Đông luôn nhất quán và xem trọng hòa bình trên vùng biển này. Cơ sở để giữ an ninh trên Biển Đông là cần phải giữ nguyên hiện trạng để có được sự nhất trí chung. Tuy nhiên từ năm 2002 trở lại đây có nhiều thay đổi, đặc biệt là những năm gần đây đã có sự bất đồng giữa Trung Quốc với một số nước có yêu sách tại Biển Đông. Điều này cản trở quá trình tiến tới hoàn thiện các quy tắc ứng xử COC.

    Để giải tỏa tranh chấp vùng biển, quan điểm của Trung Quốc là các bên nên tổ chức hội thảo để làm rõ các yêu sách của mình, từ đó xác định được các khu vực bị chồng lấn và có phương pháp giải quyết toàn diện. "Trong tương lai tôi tin chắc rằng sẽ đến một thời điểm cuộc thảo luận về bộ luật ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ được tiến hành", ông Su Hao nói.

    Giáo sư Carlyle Thayer đến từ Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia nhận xét, thời gian vừa qua thế giới chứng kiến nhiều tiêu cực liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Hiện nay cách ứng xử của các quốc gia vẫn có những vi phạm nhất định, đặc biệt là việc tăng cường lực lượng hải quân, chạy đua vũ trang làm tăng xung đột trong khu vực này.
    "Đường lưỡi bò" (màu đỏ) bị các nước liên quan phản đối mạnh mẽ vì nó không có cơ sở pháp lý. Đồ họa: maritime-executive.com

    Theo học giả đến từ Australia, Biển Đông có tuyến đường hàng hải quốc tế vô cùng quan trọng, vì thế sự tự do hàng hải cần được bảo vệ. Đây không chỉ là lợi ích của ASEAN - Trung Quốc hay Mỹ - Australia - Nhật mà còn là lợi ích của Hàn Quốc, Ấn Độ. "Thời gian không còn nhiều nữa, đối thoại và đàm phán là các giải pháp có thể thúc đẩy hợp tác phát triển trên Biển Đông", ông Thayer khuyến cáo.

    Trả lời báo chí trong giờ giải lao trước phiên bế mạc, Giảng viên Khoa Luật quốc tế Đại học Luật TP HCM, Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định: "Có nhiều cơ chế để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông nhưng điều quan trọng nhất là các bên có thật sự muốn giải quyết xung đột hay không".

    Theo ông Việt, Trung Quốc luôn tuyên bố tôn trọng hợp tác và tuân thủ các quy tắc quốc tế nhưng lại có nhiều hành động đi ngược lại với tuyên bố chẳng hạn như đơn phương cấm săn bắt cá trên Biển Đông. Đây là một trở ngại lớn trong việc duy trì sự ổn định và nền hòa bình trên vùng biển phức tạp này.

    "Để giải quyết bất đồng, Trung Quốc phải làm rõ những cơ sở pháp lý một cách khoa học về yêu sách đường lưỡi bò trước cộng đồng quốc tế", ông nói.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhtuyenpt
    Đang tải...


Chia sẻ trang này