Kinh nghiệm: Phân Tích Swot Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Ma Trận Swot

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi namihate, 13/6/2021.

  1. namihate

    namihate Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    20/3/2018
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Thiết lập mô hình SWOT là một trong những bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình lên chiến lược kinh doanh. Từ bản phân tích có giá trị này, bạn có thể dễ dàng có được những mục tiêu, những định hướng sắp tới cho doanh nghiệp. Vậy mô hình này có vai trò như thế nào và cần được ứng dụng ra sao?

    >>> Phòng Marketing thuê ngoài cam kết doanh số là gì? Vì sao mô hình này lại trở thành xu hướng ngày nay? Chi tiết xem tại: https://marketing.aztech.com.vn/phong-marketing-thue-ngoai/

    Ma trận SWOT là gì?

    [​IMG]

    SWOT là gì? SWOT là viết tắt của 4 chữ :

    • Strenghts (Điểm mạnh, ưu thế)
    • Weaknesses (Điểm yếu, điểm khiếm khuyết)
    • Opportunities (Cơ hội, thời cơ)
    • Threat (Thách thức, mối đe dọa)
    (Các cụm từ liên quan đến SWOT thường được nhắc đến là mô hình SWOT, ma trận SWOT, mô hình ma trận SWOT, sơ đồ SWOT, phân tích SWOT, phương pháp SWOT, v.v…)

    Ma trận SWOT giúp mang lại cái nhìn sâu sắc nhất về tổ chức, doanh nghiệp cũng như cụ thể từng dự án hay đối tượng marketing nào đó. Chính vì thế mà ma trận SWOT trong marketing đặc biệt hữu ích trong việc ra quyết định hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch.

    Ma trận SWOT được áp dụng trong những trường hợp cụ thể:

    • Các buổi họp brainstorming ý tưởng
    • Giải quyết vấn đề (cơ cấu tổ chức, nguồn lực, năng suất lao động, văn hóa doanh nghiệp v..v)
    • Phát triển chiến lược ( cạnh tranh; sản phẩm, công nghệ, thị trường mới v..v)
    • Lập kế hoạch
    • Ra quyết định
    • Đánh giá chất lượng sản phẩm
    • Đánh giá đối thủ
    • Kế hoạch phát triển bản thân
    Tại sao cần phân tích ma trận SWOT?

    Để tạo nên một bản phân tích ma trận SWOT thực sự hữu ích, thường các nhà sáng lập và lãnh đạo cấp cao trong một doanh nghiệp sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng chúng. Đây rõ ràng không phải là công việc có thể giao phó cho ai khác.

    Nhưng đội khi, đội ngũ lãnh đạo cấp cao lại không tham gia trực tiếp trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất, chiến lược SWOT cần phải có sự góp sức của một nhóm các thành viên đại diện cho nhiều phòng ban và bộ phận khác nhau. Ai cũng nên có một ghế trong nhóm xây dựng bản phân tích chiến lược SWOT.

    Những doanh nghiệp lớn còn đi xa hơn, khi họ thu thập những thông tin trực tiếp từ khách hàng để phân tích SWOT. Những quan điểm khác nhau có thể giúp ích nhiều trong việc xây dựng và vạch chiến lược kinh doanh cụ thể.

    >>> Cách phân loại khách hàng thành 5 nhóm giúp “chốt sale” nhanh

    Cách phân tích SWOT

    Strengths – Điểm mạnh

    [​IMG]

    Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng của doanh nghiệp, dự án, sản phẩm… Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà doanh nghiệp đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: Bạn làm điều gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà bạn có là gì? Bạn sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ… như thế nào? Dưới đây là một vài lĩnh vực mà doanh nghiệp có thể sử dụng làm cơ sở để bạn tìm ra điểm mạnh của mình:

    • Nguồn lực, tài sản, con người
    • Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu
    • Tài chính
    • Marketing
    • Cải tiến
    • Giá cả, chất lượng sản phẩm
    • Chứng nhận, công nhận
    • Quy trình, hệ thống kỹ thuật
    • Kế thừa, văn hóa, quản trị
    Weaknesses – Điểm yếu

    Điểm yếu là các khía cạnh làm giảm giá trị, gây bất lợi trong lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì thế, bạn cần phải nâng cao các mặt hạn chế này để tạo vị thế cạnh tranh tốt nhất.

    Đối với điểm yếu, bạn cũng phải có cái nhìn tổng quan theo cả 2 hướng khách quan và chủ quan. Theo đó, bạn sẽ trả lời những câu hỏi:

    • Những yếu tố nào nằm trong tầm kiểm soát của bạn và chúng đang làm giảm khả năng đạt được hoặc duy trì lợi thế cạnh của bạn?
    • Những mặt tiêu cực nào bạn cần cải thiện để hoàn thành mục tiêu hoặc tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ mạnh nhất?
    • Doanh nghiệp có những yếu kém gì (Chuyên môn hoặc khả năng tiếp cận kỹ thuật và thông tin kém)? Đối thủ có đang làm tốt hơn bạn không?
    • Những điểm yếu nào người ngoài thấy nhưng bạn lại không nhận ra?
    Opportunities – Cơ Hội

    [​IMG]

    Cơ hội được hiểu là những tác động từ bên ngoài mang đến thuận lợi cho công việc bạn đang theo đuổi. Trong kinh doanh, có hội thường đến từ một số sự thay đổi như:

    • Thị trường tăng trưởng nhanh, kéo theo nhu cầu về nhiều mặt hàng dịch vụ cũng tăng
    • Đối thủ cạnh tranh rơi vào tình thế bất lợi
    • Khi xu hướng công nghệ mới xuất hiện
    • Sự dịch chuyển của xu hướng nào đó trên toàn cầu
    • Các chính sách luật có sự điều chỉnh theo hướng tích cực
    Tuy nhiên cơ hội của người này cũng có thể trở thành bất lợi của người kia. Vậy nên, doanh nghiệp của bạn cần phải học cách thích nghi trước diễn biến thay đổi của thị trường để biến chúng trở thành cơ hội.

    Threats – Thách thức

    Cuối cùng là Threats – thách thức, rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, gây đe dọa đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Mặc dù bạn không có quyền kiểm soát những rủi ro này, nhưng bạn có thể biến rủi ro thành cơ hội và hưởng lợi từ chúng. Bằng cách xây dựng kế hoạch dự phòng nhằm giải quyết, phòng tránh chúng xảy ra. Tuy nhiên, trước hết bạn cần phải định hình đâu là thách thức, rủi ro mà bạn đang đối mặt thông qua các câu hỏi như:

    • Đối thủ cạnh tranh hiện tại là ai? Cả đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng trong tương lai sẽ đối đầu trực diện với bạn trên thị trường.
    • Nguồn cung cấp nguyên liệu thô sẽ luôn đưa ra mức giá bạn có thể chấp nhận được?
    • Sự phát triển của công nghệ trong tương lai có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh không?
    • Xu hướng thị trường hay sự đổi mới trong cải cách chính sách nào đang trở thành mối đe dọa của doanh nghiệp?
    Ứng dụng ma trận SWOT để xây dựng chiến lược hoạt động

    [​IMG]

    Ma trận SWOT được trình bày dưới dạng bảng 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats. Lưu ý rằng cần xác định rõ ràng chủ đề phân tích bởi SWOT đánh giá triển vọng của một vấn đề hay một chủ thể nào đó, bao gồm các tiêu chí như vị trí, độ tin cậy của công ty, sản phẩm/nhãn hiệu, đề xuất, chiến lược thâm nhập thị trường mới hay bao phủ thị trường,…

    Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:

    • Thứ nhất là SO (Strengths – Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.
    • Thứ hai là WO (Weaks – Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường.
    • Thứ ba là ST (Strengths – Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
    • Thứ 4 là WT (Weaks – Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
    Như vậy, tôi đã hướng dẫn bạn cách triển khai phân tích ma trận SWOT dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hy vọng với những hướng dẫn trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cách tạo lập ma trận và phân tích SWOT, cũng như cải thiện chiến lược kinh doanh phù hợp.

    >>> Truy cập Website: https://bit.ly/3cSyelD để cập nhật xu hướng Marketing thường xuyên.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi namihate
    Đang tải...


Chia sẻ trang này