phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi trangngoclinh, 27/6/2013.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. trangngoclinh

    trangngoclinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/9/2011
    Bài viết:
    1,123
    Đã được thích:
    243
    Điểm thành tích:
    103
    giáo dục ngôn ngữ là vô cùng quan trọng, bởi ngôn ngữ chính là công cụ để tiếp cận mọi kiến thức khác. ..Để phát huy khả năng này của trẻ ngay từ đầu nên tìm cách cho trẻ nhớ từ vựng.
    - đầu tiên là các danh từ thông qua tên gọi sự vật, việc, hiện tượng: vd mưa gió, hoa lá, cây, đồ vật, bộ phận cơ thể...
    - Sau đó là động từ: ăn uống, chạy nhảy, ngủ, nghỉ...
    - tính từ tương đối trừu tượng vì vậy có thể dạy sau một chút.
    Có thể kể các câu truyện có liên quan tới sự vật hiện tượng muốn dạy và kèm thêm vào đó những từ mới có liên quan đồng thời giải thích ý nghĩa của chúng. Bao giờ cũng phải đảm bảo sự tiếp nối và kế thừa, lượng từ mới đưa ra ít hơn từ cũ, truyện ngày hôm nay củng cố ôn lại ngày hôm qua và đưa ra từ mới của ngày mai. ( để thực hiện được điều này cha mẹ phải thực sự dụng công và có kiến thức thực sự, truyện kể phải vừa đơn giản, dễ hiểu lại vừa logic sáng rõ).
    Truyện kể là hình thức đơn giản và thân thiện nhất để trẻ năm bắt thế giới xung quanh- nơi mà chúng vẫn là một " người lạ". Một câu truyện không phải được kể 1 lần mà được lặp đi lặp lại- khắc sâu thêm ấn tượng và trí nhớ của trẻ.
    - tuyệt đối không dùng tiếng địa phương hay những lời nói không chuẩn cho trẻ. Người Việt Nam có một thói xấu là khi nói chuyện với trẻ thường dùng các ngôn ngữ không chính xác như ăn xịt ( ăn thịt)., mum mum ( ăn cơm), nhủ/ nhụ ( ngủ), con cạc cạc ( con vịt ) con meo meo ( con mèo)...Những lời này chẳng những làm lệch lạc nhận thức của trẻ mà còn khiến cho não bộ của trẻ rất lãng phí khi phải ghi nhớ, tiếp thu rồi đến lúc lại phải xóa bỏ để tiếp nhận ngôn ngữ chính thức. Chúng chẳng khác gì những thứ "rác" phải dọn bỏ.
    Nhắc nhở và uốn nắn cách phát âm cho trẻ ngay từ nhỏ, ví dụ trẻ nói ngọng cha mẹ kô thể bắt chước giọng ngọng của trẻ mà phải phát âm thật chuẩn.
    Khi diễn đạt cho trẻ cần mạch lạc trong sáng, chính xác, tránh vòng vo ẩn ý.Nên nhớ, tư duy mạch lạc thì diễn đạt trong sáng. Người có thể biểu đạt mong muốn của mình một cách gọn gàng, dễ hiểu thì cũng sẽ có cách giải quyết cuộc sống nhanh nhẹn, đơn giản.
    - Đọc sách là biện pháp hữu hiệu để tăng vốn từ cho trẻ. Đây là một đề tài thú vị, tôi sẽ tiếp tục bàn tới ở bài viết sau.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi trangngoclinh
    Đang tải...


  2. trangngoclinh

    trangngoclinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/9/2011
    Bài viết:
    1,123
    Đã được thích:
    243
    Điểm thành tích:
    103
    làm sao khóa được topic đã mở nhỉ????
     
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này