Phát triển thị giác cho bé từ 0-3 tháng

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi glenndoman_vietnam, 4/8/2014.

  1. glenndoman_vietnam

    glenndoman_vietnam Dr Belter Việt Nam

    Tham gia:
    18/5/2014
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    128
    Điểm thành tích:
    43
    Theo giáo sư Glenn Doman, thị giác là giác quan quan trọng nhất để tồn tại, và về cơ bản thì trẻ sơ sinh mù câm điếc lúc vừa sinh ra. Để nghe, nhìn, và cảm, chúng phải thực sự nỗ lực. Người lớn chúng ta chẳng mất nhiều công sức vẫn có thể làm được, bởi thế chúng ta khó lòng hình dung được nỗ lực lớn lao của bé để có thể nhìn, nghe và cảm nhận.

    Vì sao phải kích thích thị giác

    Theo giáo sư Glenn Doman: chúng ta cần tạo ra một môi trường giúp trẻ dễ dàng nhìn, dễ dàng nghe và dễ dàng cảm nhận. Các điều kiện môi trường sẽ khuyến khích trẻ tận dụng cơ quan thị giác, thính giác và xúc giác thường xuyên hơn. Chúng ta không buộc trẻ thực hiện các công việc này. Chúng ta chỉ đơn giản tạo ra các kích thích đối với các dây thần kinh cảm giác trao cho bé cơ hội bộc lộ phản ứng.

    Bộ não lớn lên nhờ hoạt động. Các dây thần kinh thị giác, thính giác và xúc giác là một phần của bộ não. Dây thần kinh thị giác của trẻ dẫn truyền thông tin từ mắt đến não phát triển nhờ được hoạt động. Dây thần kinh thính giác của trẻ dẫn truyền thông tin từ tai đến não phát triển nhờ được hoạt động. Dây thần khinh xúc giác của trẻ dẫn truyền thông tin từ da đến não phát triển nhờ được hoạt động.

    Điều này có nghĩa là bất cứ lúc nào bé nhìn, dây thần kinh thị giác của bé cũng thực sự phát triển. Nhờ đó khả năng nhìn của bé trở nên tốt hơn và dễ dang hơn. Chu trình cải thiện này chỉ thành công hơn khi dây thần kinh thị giác của bé đã phát triển hoàn toàn.

    Một chương trình kích thích giác quan giúp xác định được quá trình phát triển thị giác diễn ra như thế nào khi bé vừa lên ba, biểu hiện như thế nào là hoàn hảo, hoặc khi bé lên sáu tuổi, biểu hiện như thế nào là bình thường hoặc khi bé được chín tuổi biểu hiện như thế nào là nghiêm trọng, thế nào là một trường hợp đáng lo ngại và thế nào được gọi là mù lòa. Những kết quả khác nhau tùy thuộc vào việc trẻ có cơ hội phát triển thị giác sớm, thường xuyên và hoàn toàn hay không, tất nhiên nó còn phụ thuộc vào cấu trúc não bộ của trẻ nữa.

    Các nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng với các dây thần kinh thính giác và xúc giác, cũng như với khứu giác và vị giác. Tuy nhiên,ở người thì khứu giác và vị giác không đóng vai trò quan trọng yếu sống còn với sự phát triển của não bộ như ở động vật.

    Chương trình kích thích thị giác đầu tiên dành cho trẻ nên tập trung vào các kích thích phản ứng đối với ánh sáng. Chương trình này sẽ giúp cho các phản ứng đối với ánh sáng diễn ra nhanh nhạy hơn và chính xác hơn, nhờ đó trẻ sẽ sớm đạt đến giai đoạn phát triển thị giác cao hơn.

    Mục tiêu: thiết lập, củng cố hoặc tăng cường phản ứng đối với ánh sáng.

    Mục đích: Kích thích phản ứng đối với ánh sáng.

    Tần suất : 10 lần mỗi ngày.

    Cường độ: Ánh sáng đèn pin.

    Trường độ:
    Khoảng một phút.

    Quy trình: mỗi mắt được kích thích 5 lần.

    Môi trường: Một căn phòng tối hoàn toàn.

    Kỹ thuật: Bế trẻ trên tay bạn hoặc đặt trẻ nằm ngửa thật thoải mái. Dịu dàng hôn và ôm trẻ rồi nhẹ nhàng che mắt trái của trẻ. Giữ đèn pin cách trẻ từ 15 đến 20 cm và rọi ánh sáng vào mắt phải của trẻ, quan sát đồng tử mắt trẻ co hẹp lại. Phản ứng này thường diễn ra ngay một, hai giây đầu tiên, nhẹ nhàng dùng tay che mắt phải của trẻ và chiếu đèn vào mắt trái. Tiếp tục quan sát sự co lại của đồng tử mắt trẻ. Đợi trong bóng tối khoảng năm giây rồi lặp lại quy trình như trên. Luân phiên giữa hai mắt. Bạn có thể tạo được năm kích thích cho mỗi bên mắt trẻ trong vòng một phút.

    Lưu ý: Đôi khi phản ứng đối với ánh sáng của mắt trẻ tỏ ra vượt trội so với các lần khác. Điều này có thể khiến bạn lúng túng, nhất là khi lần đầu bạn đánh giá cơ quan thị giác của trẻ hoàn hảo. Tuy nhiên bạn đừng làm nhặng xị lên, các phản ứng của trẻ sơ sinh thường không đồng nhất. Khi bé hoàn toàn tỉnh táo, bạn sẽ thấy phản ứng của trẻ tốt hơn hẳn so với khi bé buồn ngủ hay bứt rứt vì thời tiết.

    Nếu bạn tiếp tục các kích thích thị giác cùng với các kích thích thính giác và xúc giác, ban sẽ thấy các phản ứng của bé càng lúc càng thuần nhất hơn. Mỗi lần chiếu ánh sáng vào mắt bé, bạn nên nói to và nói rõ với bé từ “ánh sáng”. Như vậy, cơ quan thính giác của bé cũng đồng thời được kích thích, bạn còn dạy được cho bé từ “ánh sáng”. Khi đã xong công đoạn kích thích trẻ, bạn hãy vỗ về bé lần nữa và thì thầm với bé những lời yêu thương.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi glenndoman_vietnam
    Đang tải...


Chia sẻ trang này