Phòng bệnh cận thị ở học sinh.

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Final_leaf, 21/10/2011.

  1. Final_leaf

    Final_leaf Thành viên tập sự

    Tham gia:
    21/10/2011
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Phòng bệnh cận thị ở học sinh.
    Trong những năm gần đây tật khúc xạ, mà đặc biệt là cận thị ở lứa tuổi học sinh đang có chiều hướng gia tăng rõ rệt. Cận thị là mắt chỉ nhìn thấy vật ở gần chứ không nhìn thấy vật ở xa. Biểu hiện ban đầu của bệnh là mỏi mắt, căng mắt, nhức đầu khó chịu khi đọc sách, tiếp theo là nhìn mờ, không nhìn thấy vật ở xa và gây nhiều tác hại như: Hạn chế sự phát triển toàn diện của học sinh; hạn chế các hoạt động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe; hạn chế sự lựa chọn ngành nghề trong cuộc sống, hạn chế một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày của học sinh và hạn chế một phần kết quả học tập do mắt chóng bị mỏi, do nhìn bảng không rõ, viết và đọc chậm; dễ bị tai nạn trong lao động, sinh hoạt.
    • Một số nguyên nhân gây bệnh bao trùm là do nhìn gần, cúi nhiều bởi các lý do sau:
    - Thiếu ánh sáng: do cấu trúc phòng học không đúng quy cách, cửa sổ quá bé, mở không đúng hướng, diện tích lớp học quá rộng, quá dài. Do không có ánh sáng nhân tạo hoặc bóng đèn treo quá cao, ít bóng, công suất bóng nhỏ hoặc đèn không đảm bảo chất lượng chiếu sáng.
    - Kích thước bàn ghế không phù hợp tuổi học sinh khi ngồi học, bàn ghế không đồng bộ.
    - Chất lượng học phẩm kém không đảm bảo yêu cầu vệ sinh như: sách giáo khoa in giấy xấu, chữ nhỏ, khoảng cách giữa các chữ, các dòng quá gần.
    - Do thể trạng của học sinh gầy yếu, hay ốm đau.
    - Ý thức vệ sinh trong học tập của học sinh chưa tốt như: nằm đọc, cúi sát bàn khi học.
    - Do di truyền.
    • Để phòng bệnh cận thị ở học sinh cần quan tâm thực hiện một số biện pháp sau:
    - Đảm bảo chiếu sáng tốt, nhà trường phải đảm bảo điều kiện của các lớp học theo đúng quy định. Trần, tường phải sáng mầu. Tránh các đồ vật có bề mặt bóng gây lóa. Bóng điện phải được bố trí phù hợp, đảm bảo độ chiếu sáng và treo cao cách mặt bàn 2,8 mét, tránh sấp bóng, tránh lóa. Hướng ngồi của học sinh không được quay lưng ra cửa.
    - Cấu trúc và sắp xếp bảng, bàn ghế phải đảm bảo yêu cầu: Bảng học mầu xanh lá cây hoặc màu đen và được chống lóa. Chiều cao của bàn ghế phù hợp với chiều cao của học sinh.
    - Chế độ học tập của học sinh hợp lý, kết hợp học tập, vui chơi, nghỉ ngơi, lao động để mắt được nghỉ.
    Đồng thời, chú ý chất lượng ánh sáng sử dụng cho trẻ khi học tập tại nhà, đèn học phải đảm bảo độ sáng chuẩn cho mắt, không rung chớp khiến ảnh hưởng đến khả năng điều tiết của trẻ. Đèn không sinh nhiệt cao giúp trẻ thoải mái khi ngồi học, và phải đảm bảo sự chắc chắn, tránh gây tổn thương đến trẻ.
    Chăm sóc đôi mắt chính là quan tâm đến sự phát triển trí tuệ của trẻ thơ!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Final_leaf
    Đang tải...


Chia sẻ trang này