Phong bì 20.11: Nước trong quá, cá cũng không sống được

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi bacsihoasung, 23/11/2009.

  1. bacsihoasung

    bacsihoasung Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/10/2008
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Có những câu chuyện hài hước mà đáng suy ngẫm: thầy chủ nhiệm bỏ về quê trong ngày 20.11, thầy giáo khác giấu số điện thoại, cô giáo trả phong bì cho sinh viên trước lớp. Hành động từ chối là để bảo vệ sự trong sáng trong quan hệ thầy trò hay phản ứng tự trọng trước sự hoành hành của “văn hóa phong bì”?
    [​IMG]
    Ảnh: Minh Nhựt
    TSKH Lương Văn Kế, Trưởng ban châu Âu học, Khoa Quốc tế học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội: “Nước trong quá cá cũng không sống được”

    Thời của tôi đi học, không xuất hiện từ quà cáp và phong bì trong mối quan hệ thầy và trò. Mà thậm chí, thời đó, chính các thầy cô giáo còn là người bỏ tiền túi, cơm gạo, quần áo để giúp đỡ học sinh nghèo. Đôi khi giáo viên còn dạy phụ đạo cho học trò của mình mà không lấy tiền vì đó là trách nhiệm nghề nghiệp.
    [​IMG]
    Thầy Lương Văn Kế và SV trong ngày 20/11.

    Tôi nghĩ chuyện thầy giáo nhận phong bì không phổ biến, nhưng cũng không hề ít. Nào là phong bì trong các dịp lễ tết đặc biệt, nào là phong bì cho thầy giáo hướng dẫn, chấm luận văn cao học, cử nhân… Riêng về khoản này có hai loại phong bì.

    Nếu phong bì vượt mức cần thiết như lên đến tiền triệu thì nó là mang tính chất hối lộ, xin điểm.

    Còn loại phong bì vài trăm nghìn, gọi là bồi dưỡng công lao thầy, giống như các anh các chị phóng viên đi họp báo cũng được nhận phong bì bồi dưỡng thay cho bữa cơm trưa, thì tôi nghĩ cũng không đáng lên án gay gắt.

    Bản thân tôi thì không bao giờ nhận phong bì dù ở thể loại nào đi nữa.

    Tuy nhiên, nếu chỉ là một chút quà nhỏ thể hiện tình cảm thầy trò gần gũi thân thiết, thì tôi không từ chối. Thỉnh thoảng SV đi đâu đó chơi về, mua tặng thầy chút quà lưu niệm, như những bình gốm nhỏ hay những quyển sách hay, nếu về quê thì mang ít quà quê biếu thầy. Những thứ đó tôi lại rất trân trọng. Nó là tình cảm thầy trò rất đỗi chân thành chứ không phải chuyện hối lộ hay mua chuộc thầy.

    Không phải lúc nào tôi cũng khước từ những tình cảm chân thành của SV vì nhiều lúc như vậy sẽ khiến họ tự ái, thậm chí đau lòng. Vì vậy, tôi cũng không phải ra vẻ nghiêm trọng hoá vấn đề, lên gân lên cốt chứng tỏ mình sạch quá. Vì nước trong quá cá cũng không sống được.

    Thiết nghĩ, cải cách giáo dục phải bắt đầu cái cách từ người thầy. Bởi lẽ người thầy phải được nể phục, kính trọng về mặt kiến thức chuyên môn lẫn tư cách đạo đức thì mới có thể quy tụ được tâm hồn và trí tuệ SV. Tôi đi dạy 31 năm, nhưng với mọi lứa học trò tôi luôn chú trọng gìn giữ phẩm cách của mình. Quan hệ thầy trò phải trong sạch, bền vững, nền giáo dục mới phát triển văn minh hiện đại được.

    TS Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen – TP.HCM: “Tôi không bao giờ chấp nhận suôn sẻ việc tặng hoa, quà...”
    [​IMG]
    TS Bùi Trân Phượng.
    Bản thân tôi là người không bao giờ chấp nhận một cách suôn sẻ việc tổ chức tặng hoa, tặng quà cho giáo viên vào ngày 20-11. Tôi chỉ nhận một món quà khi đó là một bó hoa từ tập thể lớp chứ không bao giờ tôi nhận bất cứ một cái gì từ cá nhân.

    Một số SV tỏ ra khó chịu và cho đó là thành tâm của các bạn, thì tôi đã chia sẻ lại rằng tôi không muốn sự thành tâm đó bộc lộ trong ngày này, vì lẽ nó sẽ duy trì một quan hệ “thầy là cha” và học trò chịu ơn thầy, mà là sự chịu ơn một chiều thì tôi cho là không đúng. Bởi vì quan hệ thầy trò đúng nghĩa là quan hệ cùng nhau khám phá tri thức mới, cùng học lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ.

    Là người nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Việt Nam, tôi cũng cảm thấy ái ngại với khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” dán trong các trường học Việt Nam. Chữ “Lễ” đó nếu hiểu theo đúng quan niệm của Nho giáo thì nó rất khô cứng, trói buộc và sẽ tạo ra những rào cản rất lớn giữa mối quan hệ thầy trò.

    Vì thế, cái TÂM của người thầy đóng một vai trò rất quan trọng, mà biểu hiện cụ thể nhất là cảm giác vui mừng, hạnh phúc khi chứng kiến học trò hiểu biết hơn, khôn ngoan hơn, trưởng thành hơn, chứ không phải sự áp đặt, uy quyền một chiều để giấu đi sự mặc cảm “tự ti” trong mình.

    Giảng viên Võ Thị Minh Hà, khoa Ngôn ngữ, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội: “SV tặng tiền cho thầy cô là những người không ra gì”

    Bản thân tôi không bao giờ mua hay nhận quà của bất cứ một SV nào. Cũng đã có trường hợp SV mang tiền, mang quà đến nhà tôi nhưng tôi kiên quyết không mở cửa, và cho đến bây giờ tôi biết vẫn có nhiều người giận mình về chuyện đấy. Nhưng từ đó không có SV nào dám làm chuyện đó nữa.

    Thời còn đi học, vào những ngày lễ, chúng tôi đến thăm thầy cô và có mua quà, nhưng món quà chỉ đơn giản là một bó hoa bướm và vài quả hồng xiêm, sau đó mấy cô trò ngồi ăn với nhau rất vui vẻ.

    Bây giờ tôi thấy một điều rõ ràng là SV thực dụng hơn. SV nghĩ rằng phải có tiền thì mới đến nhà thầy cô, đó cũng là một ảnh hưởng tất yếu của xu thế thị trường.

    Nhiều SV đến nhà thầy cô nói rất ngon ngọt đây chỉ là tấm lòng thôi, nhưng khi thầy cô giở ra lại có phong bì ở bên trong. Có nhiều em đến nhà thầy cô thì mua một vài cân hoa quả chơi có khi chỉ có 50.000, nhưng khi gặp bạn bè lại nói bốc lên một vài trăm. Hoặc là tự truyền miệng với nhau là đến nhà cô này, thầy kia phải có 500 nghìn mới qua được cửa, từ đó, SV này nghe SV kia nói và tạo thành một cái lệ.

    Nhưng cơ bản, đó là lỗi chính của các SV. Nếu giáo viên ăn tiền đáng trách 1, thì SV mang tiền đến cho giáo viên đáng trách 3. Nhiều người mang tiền đến cho thầy cô giáo với mục đích khuất tất, sau đó là đi nói xấu, bêu danh thầy cô với các em SV khóa sau. Nếu họ học hành nghiêm túc, đúng đắn thì không bao giờ có chuyện đem tiền đến biếu thầy cô để có điểm cao.

    Vì thế, tôi cho rằng, những SV cứ mang tiền, mang quà đến thì là những SV không ra gì.

    PGS.TS Nguyễn Văn Dững – Phó khoa Báo chí- HV BCTT: “Không phải lúc nào nhất mực từ chối cũng là hay"

    Thời xưa, cả thầy lẫn trò đều khó khăn như nhau, thậm chí phải cưu mang giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau phấn đấu để học tốt, dạy tốt. Còn bây giờ là thời của kinh tế thị trường. Đồng tiền đã đi vào mọi mối quan hệ. Người ta thường nói phú quý sinh lễ nghĩa là vì vậy. Thậm chí có những người chưa được phú quý cũng phải cố mà chạy theo lễ nghĩa trong cái xã hội này.
    [​IMG]
    PGS.TS Nguyễn Văn Dững.

    Vì vậy, văn hoá phong bì xuất hiện trong nhà trường là điều không thể tránh khỏi. Mà đã là hiện tượng văn hóa thì khó xóa bỏ lắm, dù không ai muốn nó phát triển. Nhà trường cũng là một xã hội thu nhỏ và quan hệ thầy trò cũng có nhiều dạng. Nhưng rốt cuộc đó cũng là một loại quan hệ xã hội. Chúng ta cũng không nên đặt nhà trường, quan hệ thầy trò ra ngoài xã hội; như thế sẽ siêu hình và không thực tế.

    Vì thế, thầy cô phải biết tùy cơ ứng biến để có cách xử sự phù hợp mà thôi. Trước hết phải phân biệt được các loại phong bì, quà cáp. Có loại là bồi dưỡng thêm, bù lại công sức chính đáng mình bỏ ra, hoặc có tính chất động viên thăm hỏi, có loại thể hiện tình cảm gần gũi, nhưng cũng có loại có tính chất khác. Không thể nhận phong bì của những SV còn khó khăn, chưa kiếm được đồng tiền. Tôi và nhiều thầy cô cũng thế thôi, sẽ không làm những gì để lương tâm mình bị cắn rứt.

    Nhưng không phải lúc nào cũng nhất mực từ chối mới là hay. Tôi thường nói với SV của mình rằng sau này các anh, các chị đi làm rồi, thỉnh thoảng về thăm thầy, mà nếu có tiền biếu thầy thì mới hay hơn. Lúc đó tôi sẽ chẳng từ chối đâu (cười).

    * S. Khê - P.Sinh - T.Dung thực hiện
    http://vietnamnet.vn/giaoduc/200911/Phong-bi-2011-Nuoc-trong-qua-ca-cung-khong-song-duoc-879376/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bacsihoasung
    Đang tải...


  2. giottim

    giottim giottim_nhe

    Tham gia:
    8/10/2009
    Bài viết:
    875
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    Lên đại học..
    Mình thậm chí còn không biết tên các thầy cô, số điện thoại cũng không.
    Mọi chuyện liên quan trong mối qua hệ giữa lớp và thầy cô đều do ban cán sự lớp quản lý.

    Lắm lúc lại nghe chuyện đứa này học yếu nên phải đi thầy cô.
    Lắm lúc lại nghe chuyện vì cán sự lớp nên cả lớp bị trượt một môn học..

    Nhưng dù gì em cũng muốn cảm ơn tất cả những người đã giảng dạy em.
     
  3. MebeBi - NBN

    MebeBi - NBN Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    19/12/2008
    Bài viết:
    4,682
    Đã được thích:
    302
    Điểm thành tích:
    173
    Ngày trước khi còn là HS, ngày tết hay 20/11 tụi mình cũng chỉ có chút quà, hay bó hoa mang tặng thầy cô, ko có phong Bì, Khi lên Đại Học, tụi mình cũng chỉ Có Quà với Hoa thôi.
    Nhưng bây giờ thì khác rồi!!!!!!!!!
     
  4. phongvu87

    phongvu87 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/11/2009
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    em trước giờ chỉ tặng hoa thôi, chẳng biết quà cáp hay phong bì là gì cả
     
  5. Gửi trọn niềm tin

    Gửi trọn niềm tin Banned

    Tham gia:
    23/7/2008
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    bi giờ học mẫu giáo cũng phong bì để cô quan tâm tớ con mình hơn .
     
  6. lamphuong

    lamphuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/9/2008
    Bài viết:
    1,097
    Đã được thích:
    224
    Điểm thành tích:
    103
    Em rất tâm đắc với câu chủ đề topic đấy ạ.........:D
     
  7. dqtbaoboi

    dqtbaoboi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    14/10/2009
    Bài viết:
    2,086
    Đã được thích:
    118
    Điểm thành tích:
    153
    Bé nhà mình đúng đợt 20-11 bị sốt xuất huyết phải nghỉ học mất 10 ngày. Bé mới đi học lại được 3 hôm nay nên cúng chẳng có phong bì gì cho cô giáo cả. Kết quả là hônay cháu thắc mắc tại sao con không được phiếu bé ngoan, cháu đến lớp chào cô cô cũng không trả lời. em đến xin đón cháu thì cô lạnh te quay vào trong gọi cháu và cũng chẳng thèm quay ra nói chuyệ với phụ huynh như trước nữa. Dĩ nhiên "Nước trong quá cá cũng không sống nổi" nhưng có cần thiết đến mức lạnh lùng như vậy không?:confused::confused::confused:
     
  8. Bim&Bin

    Bim&Bin Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    30/5/2007
    Bài viết:
    2,670
    Đã được thích:
    741
    Điểm thành tích:
    823
    Các mẹ ơi, đọc bài này cùng chủ đề 20-11 này...............
    Bi kịch hậu 20/11: Cô giáo chê phong bì quá ít! (27/11/2009 02:11:07) Chê "100.000 đồng mỗi người thì ít quá, chẳng cầm làm gì", một nhóm cô giáo mầm non đã trả lại phong bì quà tặng 20/11. Một cô giáo khác lại lạnh lùng bẻ hoa nhét trả học trò…

    Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân tâm sự trong dịp 20/11/2006: “Biếu thày cô một ít tiền dịp 20/11 không có gì phải ngại nếu như thật sự xuất phát từ tấm lòng. Nhưng cả phụ huynh và thầy cô đều phải nhận thức được, nên thể hiện việc biếu tiền và nhận tiền ở mức độ nào. Nếu nhận mà không thấy vui, mà thấy chịu một áp lực phải làm gì đó có lợi cho con của người tặng thì còn tư cách nào mà dám đứng trên bục giảng nhìn thẳng vào học trò.”

    Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đã trôi qua, nhưng vẫn còn đó những nỗi buồn của phụ huynh, của học sinh mà không biết ngỏ cùng ai...
    Những nỗi buồn mang tên 20/11


    Mới đây, trên một diễn đàn lớn đã xuất hiện topic về ngày 20/11 đầy bức xúc. Câu chuyện được bàn tán là việc một nhóm giáo viên mẫu giáo ở quận Thanh Xuân - Hà Nội trả lại tiền biếu của gia đình học sinh với lý do: “100.000 đồng mỗi người thì ít quá, chẳng cầm làm gì”.

    Trước khi tuyên ngôn xanh rờn như thế, các cô cũng đã nhắn nhủ “một cách tế nhị” qua học sinh: “Nhớ là năm nay lớp mình có 3 cô giáo cơ đấy nhé”.
    Ngay lập tức, hàng loạt thành viên đã có bài phản hồi. Ai cũng tỏ thải độ bất bình với hành vi xử sự của những cô giáo này và ngoài ra còn nhiều lo lắng, chột dạ: “Liệu mình đi phong bì 100.000 đồng cô có chê ít không”?, “Liệu mình không đi phong bì mà đi quà cô giáo có hài lòng không?”.

    Tuy nhiên, tựu chung lại, số đông đều sốc và bày tỏ nỗi buồn về hành vi ứng xử của cô giáo.

    Trường hợp ở diễn đàn trên không phải là hi hữu. Theo một blogger là phóng viên của một tờ báo uy tín, tại một trường tiểu học dân lập khác ở Hà Nội, cô giáo chủ nhiệm đã cầm bó hoa của cháu bé lớp 2 tặng cô nhân ngày 20/11 bẻ gập lại rồi lạnh lùng nhét vào cặp của cháu. Hậu quả là cháu bé sợ hãi khóc mãi không thôi, còn cặp sách của cháu thì nhàu nát, nhoe nhoét bẩn do hỗn hợp dầu gội đầu + bó hoa nát + sách vở trộn lẫn với nhau. Trước đó, khi bố mẹ gọi điện chúc mừng cô, cô đã gợi ý rằng “mọi thứ cứ thực tế cho nhẹ nhàng kín đáo”. Vì không muốn con tiếp xúc sớm với “văn hoá phong bì”, nên câu chuyện buồn lòng đã xảy ra.
    Chị Nguyễn Thị Hồng, một phụ huynh có con học mẫu giáo ở Cầu Giấy - Hà Nội thì gặp tình huống bi hài. Khi chị bước vào một hàng tạp hoá định mua đồ thì bắt gặp cô giáo chủ nhiệm con mình đang than phiền với mẹ - chủ cửa hàng: “Phụ huynh năm nay cứ tặng quà, chẳng tặng tiền cho dễ xử lí, bực thế”.

    Khi con sâu làm rầu nồi canh
    Trao đổi với các cô giáo ở 2 trường mẫu giáo lớn của quận Thanh Xuân là Trường Mẫu giáo Thanh Xuân Bắc và Trường mẫu giáo Tràng An, các cô đều tỏ ra khá bất ngờ trước thông tin này.

    Cô Thu Hường cho biết: “Việc học trò và phụ huynh tặng quà cho giáo viên là hạnh phúc mà không phải ngành nào cũng có được. Vì vậy, mỗi bông hoa, mỗi tấm thiệp hay món quà chúng tôi đều rất trân trọng. Trường hợp cô giáo kia có lẽ chỉ là chuyện hi hữu xảy ra, làm xấu đi bộ mặt của ngành mầm non”.

    Cô Nguyễn Hằng (giáo viên trường mầm non Hoa Mai - Hà Nội) cũng khẳng định: “Khi bước chân vào nghề giáo, chúng tôi đều đã xác định công việc và thu nhập của mình. Bởi vậy món quà của phụ huynh ngày 20/11 không thể coi là thu nhập. Nếu món quà xuất phát từ tấm lòng, thiết nghĩ giáo viên nào cũng nên trân trọng”.


    Những cô giáo gợi ý tặng tiền, chê hoa ngay trước mặt học sinh không chỉ tạo hình ảnh xấu trong mắt các phụ huynh mà còn làm hỏng tư duy của các cháu. Ở độ tuổi mà mọi thứ từ bên ngoài đều mới bắt đầu được cảm nhận, các cháu sẽ nghĩ gì khi lòng biết ơn, sự kính trọng của mình bị hắt hủi bằng những hành động thiếu tình yêu thương của chính những người hàng ngày gắn bó với mình.

    Khi được hỏi, cách xử lý nếu gặp cô giáo chê tiền, bẻ hoa như trên, nhiều phụ huynh đưa ra giải pháp chuyển trường cho con. “Chỉ có chuyển trường cho con mới giúp bé quên đi cảm giác cũ về cô giáo. Vả lại, cô giáo như thế mà dạy con thì có lẽ con mình sẽ hỏng mất thôi”, chị Hồng Vân (một phụ huynh học sinh trường mẫu giáo Thanh Xuân Bắc) chia sẻ.
     
  9. Shop RÙA

    Shop RÙA Không dùng nick này mà chuyển sang dùng nick Emila

    Tham gia:
    1/9/2009
    Bài viết:
    1,906
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    103
    Cám cảnh những con sâu bỏ rầu nồi canh.................Mà xét cho cùng cũng tại chúng ta "nuông" các "thầy cô" ko đúng cách, nên giờ chả trách ai được. Vẫn còn những người thầy mẫu mực, nhưng ít lắm! Tiền bao giờ và với ai cũng to!
     
  10. Chipbebong

    Chipbebong Đồng phục gia đình

    Tham gia:
    22/8/2007
    Bài viết:
    1,086
    Đã được thích:
    107
    Điểm thành tích:
    103
    Sao lại có cô giáo kỳ thế nhỉ, bẻ hoa trước mặt các con. Nếu em là phụ huynh, em sẽ đến hỏi thẳng cô xem sự thể thế nào, trước khi chuyển trường chuyển lớp cho con, ít nhất cũng phải nói cho cô 1 bài để lần sau rút kinh nghiệm chứ.
     
  11. nhabepcaocap

    nhabepcaocap Thiết kế nội thất, tủ bếp

    Tham gia:
    7/7/2008
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    244
    Điểm thành tích:
    43
    Con gái tôi cũng đang học mầm non, trước một tuần cô bé về nhà đã khoe với bố mẹ là hôm nay các cô giáo cho hát bài 20/11.... một hình thức nhắc khéo của các cô tới các phụ huynh thông qua các bé....
    Chẳng bù cho ông anh trai tôi làm giảng viên một trường xây dựng, cứ đến ngày đó là trốn không chịu ở nhà, không phải là sợ học sinh mà sợ phong bì của học sinh, vì trong rất nhiều học sinh đến với thầy cô ngày 20/11 để chúc mừng thầy thì trong số đó không ít mang tư tưởng kết hợp phong bì để chạy điểm.....nên đành phải lánh mặt học sinh.
     
    Sửa lần cuối: 28/11/2009
  12. minhphong

    minhphong Thành viên tập sự

    Tham gia:
    16/5/2009
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Mình đồng ý với ý kiến của mẹ này. Trước khi chuyển phải góp ý với cô để cô rút kinh nghiệm trong việc đối xử với các bé sau này.
    Bé nhà mình học mẫu giáo tư thục, hồi bé mới vào trường đó, mình cũng không biếu tiền các cô để các cô chăm con mình hơn đâu, ngày lễ 20/11 thì hoa, ngày tết thì bánh kẹo. Tuy nhiên sau này thấy con cũng thích đi học, con vui vẻ với trường lớp thì đi công tác về cũng có quà cho cô để cảm ơn cô. Mà mình để ý thấy các cô lớp con mình có quà cáp hay không thì chăm các cháu vẫn thế thôi.
    Mẫu giáo thì vậy thôi chứ chưa biết sau này học tiểu học thì sao đây. Lo lắm. Thấy nhiều bố mẹ kêu um lên về tiêu cực.
     
  13. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Phong bì 20.11: Nước trong quá, cá cũng không sống được

    Mình cũng trong ngành giáo dục nhưng nếu đúng truyện trên là như thế thật thì mình k còn biết nói gì hơn với cô giáo này, buồn!
     
  14. AVON Cosmestics

    AVON Cosmestics Yêu cái đẹp-thích làm đẹp

    Tham gia:
    27/9/2008
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Phong bì 20.11: Nước trong quá, cá cũng không sống được

    Con mình cũng học mẫu giáo công, thường mình chẳng phong bì hay gửi gắm gì cả, nếu hôm nào mà cháu có vd gì ko bt như là tè dầm thì mình hỏi cô cặn kẽ luôn cô cứ gọi là xin lỗi thanh minh mãi. Ngày lễ mình chỉ phong bì 50.000 hay 100.000 vào tết tây, tết ta, 20.11, quà nhỏ 8.3 thế thôi (vì mình nghĩ mình đi làm cũng thích có chút quà động viên vào những ngày lễ).
    Nói thật là hồi mình đi học mình cũng chẳng có đk và cũng ko thích nên cũng chẳng bgio quà cáp thầy hay xin xỏ gì cả. Nhớ mãi hồi mình làm luận văn tốt nghiệp đại học, thầy giáo hướng dẫn mình rất trẻ và luôn miệng nói là phản đối các loại phong bì nọ kia thế là mình cũng ok chẳng phong bì gì cả chỉ có gói bánh, chút quà trong thời gian thầy hướng dẫn ấy thế mà đến hôm mình bảo vệ luận văn ông ấy đã cáo bận nhất định ko đến (mình biết là ko phải), chỉ duy nhất mình ko có thầy giáo hướng dẫn trong buổi bảo vệ để trả lời thêm vào những câu hỏi của bên phản biện. Cuối cùng thì chính vì điểm luận văn ko được cao mình đã bị tụt khỏi bằng tốt nghiệp loại giỏi trong gang tấc. Lúc đó mình rất buồn và tiếc (trầm uất hàng tháng trời - tiếc công mình, công bố mẹ bao nhiêu mà ko bằng những đứa học ko bằng mình mà nhờ luận văn cao chót vót lại kéo lên được điểm cao hơn mình). Sau này đi làm lâu rồi nghĩ lại thấy thầy giáo hướng dẫn đó thật nực cười, bởi trình độ là có thật thì mấy cái trò đó thật vớ vấn ra ngoài đi làm rồi sẽ biết những cái đó chả là gì. Thế nên sau này con mình đi học thì mình cũng chỉ quan tâm thầy cô ở mức độ văn hóa xã hội thôi, còn cho dù có gợi ý hay trù dập con mình mình cũng ko làm cái trò phong bì này đâu.
     

Chia sẻ trang này