Thông tin: Phòng Ngừa Biến Chứng Tiểu Đường Như Thế Nào?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi HUYENMY-BNCMEDIPHARM, 11/3/2023.

  1. HUYENMY-BNCMEDIPHARM

    HUYENMY-BNCMEDIPHARM Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/11/2021
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Tiểu đường là bệnh mạn tính nguy hiểm, nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Các biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện thường do đường huyết quá cao gây tổn thương mạch máu, tổn thương các cơ quan. Vậy có cách nào giúp người bệnh phòng ngừa được triệt để các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không? Dưới đây là 7 gợi ý giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.

    [​IMG]

    I. Gợi ý 7 cách giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng tiểu đường cực hiệu quả

    1. Kiểm soát tốt đường huyết
    Đây là một trong những cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường tốt nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy, giảm được 1% HbA1c, bạn sẽ giảm được 14% nguy cơ nhồi máu cơ tim, 12% nguy cơ đột quỵ, 43% nguy cơ cắt cụt chi và 37% nguy cơ biến chứng trên mắt, thận, thần kinh.
    Tốt nhất, bạn nên giữ đường huyết trong khoảng:

    – HbA1c < 7%

    – Đường huyết khi đói 3.9 – 7.2 mmol/l (70 – 130 mg/dl)

    – Đường huyết trước ăn < 7.2 mmol/l

    – Đường huyết sau ăn 2h < 10 mmol/l (180 mg/dl)

    Dưới đây là 1 số cách giúp bạn đạt được mục tiêu này

    • Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị

    – Sử dụng thuốc điều trị dài ngày có thể khiến bạn lo lắng về tác dụng phụ trên gan thận hay nguy cơ nhờn thuốc. Tuy nhiên, với những lợi ích mà thuốc mang lại, bạn vẫn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.


    – Việc dùng thuốc đúng liều và định kỳ 3 tháng kiểm tra lại đường huyết để đánh giá hiệu quả của thuốc sẽ giúp bạn vừa giảm rủi ro biến chứng, vừa được dùng thuốc với liều thấp nhất.

    • Kiểm soát chế độ ăn

    – Người bệnh tiểu đường nên ăn giảm chất bột, đường có trong gạo trắng, lúa mì, khoai tây, các loại đường mía, đường sữa… Muối, chất béo xấu (mỡ động vật, chất béo trans trong thực phẩm chế biến sẵn) và chất đạm từ các loại thịt đỏ, trứng, sữa cũng là những thực phẩm bạn không nên ăn nhiều.

    – Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan (các loại rau củ có độ nhớt khi chế biến), dưới dạng hấp, luộc thay vì chiên, rán nhiều lần. Nếu được, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, xen lẫn các bữa chính là bữa phụ với các loại hoa quả không làm tăng đường huyết như bưởi, cam, thanh long, ổi, dâu tây…

    • Tăng cường luyện tập thể dục

    – Tập thể dục thường xuyên 30 phút/ngày, 150 phút/tuần đã được chứng minh có khả năng làm giảm đường huyết hiệu quả, nhờ giảm đề kháng insulin. Bên cạnh đó, việc tập luyện hợp lý cũng có thể khiến người bệnh tiểu đường kiểm soát được cân nặng, từ đó ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, thần kinh…

    – Nếu chưa quen với việc tập thể dục, bạn nên bắt đầu với thời gian ngắn, sau đó tăng dần để cơ thể thích nghi. Những bài tập bạn có thể lựa chọn là đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội, aerobic, thái cực quyền…

    [​IMG]

    • Hạn chế hoặc ngưng uống rượu

    – Rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến việc kiểm soát đường huyết.Một lượng rượu nho, rượu vang nhỏ có thể giúp tinh thần phấn chấn, đồng thời làm giảm đường huyết. Nhưng nếu sử dụng nhiều và thường xuyên, khiến đường huyết của bạn có thể tăng vọt. Ngoài ra rượu cũng làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc hạ đường huyết, thuốc tim mạch, hạ mỡ máu…

    – Tốt nhất, nếu bị tiểu đường, bạn nên giảm (uống không quá 2 ly/ngày với nam giới, 1 ly/ngày với nữ giới), hoặc ngưng sử dụng rượu. Khi uống rượu, hãy chọn loại nồng độ cồn nhẹ và chỉ uống khi đã ăn lót dạ trước đó.

    2. Theo dõi huyết áp và mỡ máu

    >>> Xem tiếp: Phòng ngừa biến chứng tiểu đường như thế nào?
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HUYENMY-BNCMEDIPHARM
    Đang tải...


Chia sẻ trang này