Phòng ngừa nhiễm giun đường ruột ở trẻ em

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi support, 21/1/2014.

  1. support

    support Super Moderator Staff Member

    Tham gia:
    7/11/2008
    Bài viết:
    8,184
    Đã được thích:
    3,690
    Điểm thành tích:
    2,113
    Nhiễm giun đường ruột là tình trạng khá phổ biến tại các nước nằm trong vùng nhiệt đới. Ở nước ta có tới 70-80% trẻ em bị nhiễm giun đường ruột. Nguyên nhân do khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm, thói quen ăn uống thiếu vệ sinh. Hậu quả của nhiễm giun đường ruột làm cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và các biến chứng nguy hiểm.

    Các loại nhiễm giun thường gặp ở trẻ em

    Giun đũa: cư trú ở ruột non, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gây ô nhiễm nước, đất cát... khi ăn phải trứng giun, trứng vào ruột nở thành ấu trùng rồi di chuyển vào phổi lên khí quản, qua thực quản xuống ruột non trở thành giun trưởng thành.

    Trẻ bị nhiễm giun đũa thường đau bụng vòng quanh rốn, nôn ra giun, đi cầu ra giun và hay bị rối loạn tiêu hóa. Khi quá nhiều giun ở ruột có thể gây tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm phúc mạc do thủng ruột hoặc giun di chuyển vào đường gan mật viêm đường mật, giun chui ống mật, áp-xe gan.

    [​IMG]
    Chu trình nhiễm giun giữa môi trường xung quanh.​

    Giun kim: cư trú ở ruột già, giun cái đẻ trứng vào ban đêm ở hậu môn. Trứng có ấu trùng vào ruột phát triển thành giun trưởng thành . Đường lây nhiễm từ hậu môn vào miệng qua bàn tay, quần áo, giường chiếu. Nhiễm giun kim hay gặp ở trẻ nhỏ, ban đêm trẻ thường khó ngủ, hay quấy khóc do ngứa hậu môn và thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân lỏng đôi khi có lẫn máu và chất nhầy. Do ngứa nên trẻ gãi nhiều sẽ làm hậu môn xây xát dễ nhiễm khuẩn. Có thể phát hiện thấy giun kim ở hậu môn vào buổi tối khi trẻ ngứa hoặc tìm trứng giun kim trong phân.

    Giun tóc: cư trú ở ruột già. Đường lây nhiễm là sau khi ăn phải trứng có ấu trùng, trứng này theo thức ăn nước uống vào ruột, ấu trùng thoát vỏ rồi trở thành giun trưởng thành sống ở ruột già. Khi nhiễm nhiều giun tóc thì mới có biểu hiện rõ các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Nếu nhiễm nặng sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột già gây hội chứng lỵ. Trẻ đau bụng, mót rặn, đi ngoài nhiều lần phân ít có chất nhầy lẫn máu, nặng hơn có thể gây trĩ sa trực tràng.

    Giun móc: cư trú ở đoạn trên ruột non, miệng bám vào niêm mạc ruột để hút máu, trung bình một con giun móc có thể hút 0,2ml máu/ngày. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài nở thành ấu trùng. Ấu trùng vào máu lên phổi rồi xuống ruột non trở thành giun trưởng thành. Đường lây nhiễm giun móc do ấu trùng chui qua da hoặc đường miệng do ăn phải ấu trùng từ rau sống, tay bẩn, đất cát...

    Nhiễm giun móc hay gặp ở trẻ em lớn sống ở vùng nông thôn do tiếp xúc nhiều với đất cát, phân bón… Khi ấu trùng chui qua da thì tại chỗ cơ thể hay thấy nốt hồng ban dị ứng hoặc các mụn nhỏ và ở giai đoạn ấu trùng qua phổi thì xuất hiện ho, ngứa họng, viêm họng. Trẻ nhiễm giun móc thường mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, đau vùng thượng vị hoặc quanh rốn đau âm ỉ, đau cả lúc no, lúc đói, táo bón, đi ngoài phân đen, chóng mặt, ù tai, da xanh, thiếu máu. Nếu không điều trị dần dần trẻ bị thiếu máu nặng và có thể tử vong do suy tim.

    Xử trí khi bị nhiễm giun

    Khi trẻ có biểu hiện nôn ra giun, đi ngoài ra giun, ngứa hậu môn… hoặc xét nghiệm phân có nhiều trứng giun thì tẩy giun cho trẻ. Sử dụng loại thuốc tẩy giun có tác dụng trên nhiều loại giun, ít độc, ít tác dụng phụ. Không cần bắt trẻ nhịn ăn. Cụ thể: trẻ trên 2 tuổi có thể dùng thuốc mebenzazol (fugacar, vermox…) 500mg. Uống một liều duy nhất. Nếu nhiễm giun móc nặng có thể dùng 500mg x 3 ngày. Không dùng cho phụ nữ có thai. Liều lượng thuốc không phụ thuộc vào tuổi và cân nặng.

    Hoặc pyrantel pamoat (combantrim, helmin tox...).

    Trẻ em 11mg/kg có thể nhắc lại sau một tuần albendazol (zen ten) 400mg

    Dùng cho trẻ trên 2 tuổi, không dùng cho phụ nữ có thai.

    Uống 1 liều duy nhất 400 mg. Nếu nhiễm giun móc nặng có thể dùng 400mg x 3 ngày.

    Phòng tránh nhiễm giun

    Tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường. Đối với trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Ăn chín, uống nước đun sôi để nguội. Đi đại tiện vào hố xí, trẻ nhỏ đi vào bô. Không đi chân đất hoặc bò lê la dính đất để tránh ấu trùng giun móc chui qua da. Tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi 6 tháng/lần, nhất là trẻ em tuổi học đường.

    Đối với người chăm sóc trẻ điều quan trọng là giữ gìn vệ sinh ăn uống cho trẻ. Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt ăn uống của trẻ. Rửa tay sạch khi chế biến thứ ăn, khi cho trẻ ăn, sau khi đại tiện. Thức ăn đậy kín không để ruồi, nhặng đậu vào, không để rác thải bừa bãi gần trẻ.

    PGS. BS. Đào thị Ngọc Diễn
    Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support
    Đang tải...


  2. giadinhban

    giadinhban Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    27/9/2011
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Này các bạn, các bạn nên tham khảo tài liệu chính thống sau: Quyết định số 3312/QĐ –BYT ngày 07/08/2015 về việc ban hành tài liệu chuyên môn” Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em trang 335-343 phần : Nghiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em có ghi rõ chuẩn đoán và thuốc điều trị cho trẻ em dưới 12 tháng
    Về các thuốc tẩy giun thì có rất nhiều loại: Mebendazol 500 mg, albendazol 200,400, Pyrantel, Triclabendazol,Niclosamid, vvv nhưng các mẹ lưu ý
    1/ Không dùng các hoạt chất chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi như Mebendazol 500 mg , phần lớn là dạng bào chế cho người lớn, trẻ nhỏ chưa nhai được, hoặc không biết nhai , mùi vị khó nhai rất dễ bị nôn trớ
    2/ Đối với thuốc chữa bệnh khuyến cáo không được dùng dạng bào chế của người lớn cho trẻ em trừ khi bắt buộc và phải có chỉ định của bác sỹ
    3/ Dạng bào chế thích hợp nhất là dạng bào chế chuyên cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi : syro uống , nhỏ giọt hoặc gói bột
    - Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và dưới 6 tuổi nên dùng albendazol 200 ở dạng bào chế chuyên cho trẻ em như: dạng gói Akitykity-new ( albendazol 200 mg/gói - bột pha hỗn dịch uống ): Tới 2 tuổi : Uống 01 gói ( liều duy nhất) Từ 2 Tuổi: Uống 02 gói (liều duy nhất) , không đòi hỏi những phương thức đặc biệt như nhịn đói hay dùng thuốc xổ khi dùng thuốc
    - Hoặc dạng siro như : Helmintox ( Pyrantel 125/2,5 ml) uống theo hướng dẫn sử dụng
    4/ Tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh- các biện pháp phòng ngừa giun sán
    1.Rửa tay cho trẻ em trước khi ăn và sau khi đi tiêu
    2.Cho trẻ ăn chín , uống nước chín đun sôi để nguội
    3.Cho trẻ đi tiêu đúng hố xí hợp vệ sinh
    4.Vệ sinh thân thể cho trẻ , thường xuyên giặt mùng mền chiếu gối
    5.Rửa đồ chơi cho trẻ thường xuyên ở nhà , nhất là ở các nhà trẻ , trường học, khu vui chơi công cộng
    6.Xổ giun định kỳ 6 tháng 01 lần ( 4 tháng 01 lần ở những vùng tỷ lệ nhiễm cao, mất vệ sinh),
    7.Không cho trẻ em đi chân đất nhất và ở những vùng có trồng hoa màu, trồng cây ăn trái đặc biệt ở những địa phương có thói quen bón phân tươi cho cây trồng .
    8. Điều trị cùng lúc cho các thành viên trong gia đình hoặc cả vườn trẻ ( Nhất là giun kim ) để tránh tái nhiễm
     

Chia sẻ trang này