Rối loạn tiền đình là một chứng bệnh phổ biến hiện nay, thường xuất hiện ở những người có độ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay, chứng bệnh này ngày càng tăng mạnh và có xu hướng trẻ hóa dần. Do đó, việc phòng tránh bệnh là việc cần thiết mỗi người chúng ta cần chủ động thực hiện, từ đó giảm tránh được những tác hại của bệnh gây ra cho sức khỏe. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh trước, từ đó có những cách phòng tránh bệnh hiệu quả Bệnh rối loạn tiền đình là gì? Rối loạn tiền đình là tình trạng các tổn thương trên dây thần kinh số 8, tổn thương cấu trúc tai trong và các tổn thương trong não bộ khiến hệ thống tiền đình rối loạn mất thăng bằng cơ thể. Triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm chóng mặt, mất thăng bằng, mất định hướng, hoa mắt, đau đầu, ù tai, buồn nôn, mất ngủ, đi không vững....Ngoài ra, có thể gây ra các vấn đề khác cho người bệnh như rối loạn thị giác, rối loạn thính giác. Xem thêm: Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi - Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị Nguyên nhân khiến rối loạn tiền đình Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng bệnh rối loạn tiền đình thường gặp, vậy đâu là những thủ phạm khiến căn bệnh này ngày càng phổ biến như vậy: Bệnh nhân từng có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh như viêm tai trong, viêm tai giữ, viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u não... Cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon cortisol gây tổn thương hệ thống thần kinh khi người bệnh áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài. Trong đó có dây thần kinh số 8, ảnh hưởng tới chức năng của hệ thống tiền đình trong não bộ Do các bệnh huyết áp như huyết áp thấp, tăng huyết áp, thiếu máu, các bệnh tim mạch...khiến mạch máu tắc nghẽn, lượng máu lưu thông lên não kém Tuổi tác cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình. Khi tuổi tác cao, thường từ những người có độ tuổi từ 40 trở nên, chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm, gây rối loạn tuần hoàn não như xơ vữa động mạch, hẹp động mạch, cao huyết áp.... Người béo phì, thừa cân hoặc suy dinh dưỡng, thiếu chất cũng có nguy cơ mắc Cơ thể mất máu quá nhiều, quan hệ tình dục không đều đặn Cơ thể nhiễm độc, nhiễm virus, tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây Thường xuyên làm việc trong môi trường ồn ào, nhiều tiếng ồn, ánh sáng mạnh, thời tiết thay đổi thất thường lúc nóng lúc lạnh Làm việc ngồi quá lâu một chỗ, ít vận động, làm việc quá lâu với màn hình máy tính, điện thoại. Một số cách phòng tránh rối loạn tiền đình Để phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau: Có thời gian biểu khoa học về sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc. Cần nghỉ ngơi đầy đủ và đúng giờ, không nên thức quá khuya, làm việc quá sức, Hạn chế ngồi trong phòng lạnh quá lâu, nếu ngồi trong phòng lạnh cần chú ý không để cơ thể bị nhiễm lạnh, đặc biệt vùng cổ, vai gáy Đối với những người làm việc đầu óc, ngồi trước máy tính lâu nên dành ra 5 phút nghỉ ngơi, vận động, thư giãn đầu óc, tinh thần sau một khoảng thời gian làm việc tập trung liên tục Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, chất xơ, các loại thực phẩm có chứa vitamin B6, C, D, acid folic trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Hạn chế sử dụng các thực phẩm ăn nhanh, thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ, đồ ăn gây béo, thực phẩm có nhiều chất bảo quản Ăn uống đầy đủ 3 bữa, không nên bỏ bữa sáng, tránh ăn quá khuya. Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, tối thiểu 2l nước mỗi ngày Hạn chế lạm dụng các chất kích thích như rươu, bia, thuốc lá, caffeine, nicotine, chất kích thích, gây nghiện Luyện tập thể dục thường xuyên mỗi ngày, nên lựa chọn các bài tập tập trung vào vùng vai gáy, cổ, cột sống như: yoga, đi bộ, bơi lội, cầu lông, bóng chuyền, đạp xe, dưỡng sinh... Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan, tránh những cú sốc lớn, tinh thần, thần kinh căng thẳng, stress kéo dài, hạn chế lo lắng, lo âu. Nên thư giãn nghỉ ngơi đầu óc vào buổi tối sau một ngày làm việc mệt mỏi, có thể đọc sách, nghe nhạc nhẹ, tắm nóng giúp thần kinh thoải mái, tinh thần sảng khoái có một giấc ngủ chất lượng, chuẩn bị năng lượng cho ngày mới. Hạn chế các tình huống như thay đổi tư thế đột ngột, đứng lên ngồi xuống quá nhanh, quay người về sau đột ngột, chuyển từ tư thế nằm sang ngồi đột ngột dễ dẫn đến rối loạn tiền đình Nếu cơ thể đang mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, huyết áp thấp, tăng mỡ máu, tiểu đường....cố gắng tích cực điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các bệnh lý này cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình. Xem ngay: Tổng hợp các bài tập thể dục tại nhà tốt cho người rối loạn tiền đình Trên đây là cách phòng tránh chứng bệnh rối loạn tiền đình nhà thuốc chia sẻ tới quý bạn đọc. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc có một sức khỏe tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh lý gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng công việc và chất lượng cuộc sống. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới nhà thuốc để được tư vấn miễn phí qua: NHÀ THUỐC NAM GIA TRUYỀN LỢI PHÚC ĐƯỜNG ĐỊA CHỈ: Xóm 9, Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam. HOTLINE: 0844.619.666 – 0966.992.089 WEBSITE: thankinhthucvat.vn EMAIL: chualanhbenh@gmail.com Nguồn: https://thankinhthucvat.vn/phong-tranh-benh-roi-loan-tien-dinh-nhu-the-nao/