Thông tin: Phòng Tránh Nhiễm Độc Cho Trẻ Em

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Hai Yen, 12/4/2009.

  1. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    Trong gia đình, có những vật dụng có thể gây độc mà cha mẹ nhiều khi không thể ngờ đến. Chính vì vậy, việc đề phòng cho trẻ là rất cần thiết tránh để xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
    Thuốc và các vitamin: Trẻ nuốt khoảng năm viên vitamin người lớn có chứa sắt có thể chết do hỏng gan. Trẻ cũng bắt đầu nôn ra máu hoặc tiêu chảy ra máu sau chưa đầy 1 tiếng đồng hồ tiêu hóa một số thuốc bổ có sắt.

    Không nên để thuốc trước mắt trẻ nhỏ, chúng thường bắt chước người lớn cho vào miệng trong khi chúng ta không để ý. Một số thuốc cho người trưởng thành đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ như thuốc ăn kiêng, thuốc kích thích, thuốc thông mũi, thuốc chống suy nhược, thuốc điều trị huyết áp và các viên bổ sung sắt...

    Các loại cồn: Khi trẻ uống phải dung dịch có chứa cồn, chúng có thể bị hôn mê, thậm chí tử vong. Ví dụ, các dung dịch có methanol dùng trong chống đông, dung dịch rửa kính, sơn dầu, hoặc các loại khác dùng trong nước súc miệng, sữa rửa mặt, nước rửa tay kháng khuẩn, nước hoa, nước bôi khi cạo râu...

    Nước rửa các vật dụng: Các loại nước dùng để lau chùi nhà vệ sinh, lau chùi bếp, dung dịch tẩy gỉ sắt có thể làm trẻ bị bỏng hóa học. Nước rửa bát, chất tẩy trắng đều là chất độc nếu nuốt vào cơ thể. Xi đánh bóng có các thành phần (như dầu hỏa, dầu mô tô) có nguy cơ gây tử vong cho trẻ.

    Chất diệt côn trùng: Hầu hết trẻ bị nhiễm độc là do ăn hoặc uống các chất độc, nhưng đôi khi chất độc cũng có thể vào cơ thể qua mắt và da, hoặc hít phải. Ví dụ, nhiều chất hóa học dùng để diệt côn trùng có thể thấm qua da hoặc ở dạng hơi đi vào cơ thể qua đường hít thở, ảnh hưởng đến tinh thần, có thể gây khó thở.

    Các loại cây độc: Hoa quả, hạt hoặc rễ cây của nhiều thực vật thường có thể gây độc như cây khô (họ đỗ quyên), thủy tiên hoa vàng, cây tai voi, cây irit, cây hoa lan chuông, cây táo gai, cây tầm gửi, cây bìm bìm tím...

    Cảnh báo trước những nguy cơ như thế, chúng ta phải tìm cách để những vật dụng có chứa các chất có thể gây độc ngoài tầm nhìn và ngoài tầm với của trẻ em. Tốt nhất là để trong tủ và khóa lại hoặc để lên cao. Với trẻ lớn hơn thì nên dặn dò trẻ tránh xa những thứ đó, giúp trẻ phân biệt những dung dịch đồ uống với các loại dung dịch dùng trong tẩy rửa, trang điểm...

    Tránh xịt thuốc diệt côn trùng hay đốt hương muỗi trực tiếp quanh khu vực của trẻ. Các loại thuốc uống phải cất cẩn thận sau khi sử dụng, không để vương vãi hay để cạnh đồ ăn nước uống thông thường.

    Một khi phát hiện trẻ có những triệu chứng nhiễm độc như ngủ li bì, môi sưng và thay đổi màu sắc, hơi thở có mùi lạ... Hoặc những dấu hiệu nặng hơn như bất tỉnh, co giật, khó thở... thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hai Yen
    Đang tải...


  2. Haiauinc

    Haiauinc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    11/10/2014
    Bài viết:
    2,538
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    98
    Trẻ dễ bị ngộ độc với các chất độc hại vì thế mẹ cần có thể cẩn thận nhất về các chất côn trùng diệt muối,chất nhiễm độc để xa tầm tay trẻ em vì thế an toàn cho bé.
     

Chia sẻ trang này