Phòng tránh và cách chữa trị bệnh thường gặp vào mùa thu - đông ở trẻ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi pharmacity, 19/10/2014.

  1. pharmacity

    pharmacity Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/10/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    Mùa thu - đông, thời tiết đang thay đổi bất thường là điều kiện cho dịch bệnh phát triển, nhất là ở học sinh bậc tiểu học.

    Giáo viên và các bậc phụ huynh càng nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe con trẻ lúc này… Dưới đây là một số bệnh thường gặp vào mùa thu - đông ở trẻ em.


    1. Đau họng

    Do vi khuẩn hoặc virus gây ra

    Triệu chứng: các triệu chứng thường xảy ra bất ngờ như: sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và hay thỉnh thoảng bị nôn. Họng tấy đỏ và amiđan sưng, đôi khi có hạch.

    Chữa trị: cần đến bác sĩ để kiểm tra họng, chẩn đoán loại bệnh. Bác sĩ sẽ cho uống kháng sinh trong 10 ngày nếu do vi khuẩn. Ở nhiều trường hợp, học sinh có thể đi học sau 1 ngày uống thuốc.

    2. Cảm/cúm

    Cảm do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Cúm là bệnh về đường hô hấp do virus. Bệnh lây lan qua nước bọt, nước mũi/đờm của người mang bệnh.

    [​IMG]

    Triệu chứng: người bị cảm thường nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Bệnh cúm thường có triệu chứng sốt, đau các cơ, ho khan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi.

    Chữa trị: không có thuốc nào chữa 2 loại bệnh trên nhưng hãy cho trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Nên cho trẻ nghỉ học vài ngày. Hiện đã có vắc-xin phòng cúm nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa trẻ đi tiêm.​

    3. Đầu có chấy

    Đây là hiện tượng dễ lây lan nhất trong trường học, do trẻ thường chơi cùng nhau hoặc đội chung mũ nón.

    Triệu chứng: trẻ bị ngứa da đầu. Đôi khi nổi hạch vùng cổ.

    Chữa trị: chấy đẻ trứng màu trắng trên tóc người nên có thể nhìn thấy được, đôi khi ta nhầm tưởng là gàu. Nếu bạn muốn loại bỏ chúng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có loại dầu gội diệt chấy phù hợp. Bạn cũng nên giặt giũ chăn chiếu, quần áo cho trẻ, đừng quên tắm cho vật cưng nuôi trong nhà và nên phơi chúng dưới trời nắng ít nhất 2 ngày.

    4. Bệnh sốt phát ban

    Hầu hết trẻ mắc bệnh này trước khi học mẫu giáo, nhưng cũng có những trẻ gặp phải khi học tiểu học.

    Triệu chứng: biểu hiện rõ nhất là trẻ sốt và nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi.

    Chữa trị: bệnh do lây nhiễm virus vì thế không thể làm được gì ngoài việc điều trị những triệu chứng. Con bạn có thể truyền bệnh khi mẩn đỏ chưa xuất hiện, còn khi đã có biểu hiện thì không lây sang người khác nữa.

    5. Viêm màng kết

    Hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, lây lan nhanh do mắt tiếp xúc với tay bẩn, quần áo và khăn mặt.

    Triệu chứng: mắt đỏ và cộm. Đôi khi chảy nước vàng và có rỉ mắt vào ban đêm.

    Chữa trị: cách chữa trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh. Nếu bệnh do virus thì bệnh sẽ tự khỏi.

    6. Bệnh thủy đậu

    Là loại bệnh thường gặp nhất và dễ nhận biết nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ rất dễ mắc bệnh này. Bệnh lây lan do người bệnh ho phát tán virus trong không khí và người lành hít phải.

    [​IMG]

    Triệu chứng: triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện sau 10 - 21 ngày từ khi nhiễm virus. Những vết phồng đỏ mọng nước nổi lên trên da. Chúng gây ngứa và sau đó đóng vảy.

    Chữa trị: hầu hết các trường hợp mắc bệnh chỉ được điều trị các triệu chứng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chỉ định tiêm vắc-xin phòng thủy đậu.

    BS. NGỌC LAN​
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi pharmacity
    Đang tải...


  2. pharmacity

    pharmacity Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/10/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    Những sai lầm nguy hiểm khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

    Thuốc dùng để hạ sốt hiện nay rất phong phú, đa dạng, dễ kiếm, dễ sử dụng nhưng đối tượng người dùng cũng vô cùng phức tạp.

    Điều quan trọng là dùng thuốc sao cho đúng và an toàn, đạt hiệu quả chữa bệnh tối ưu... Trên thực tế vẫn gặp nhiều trường hợp bị ngộ độc thuốc do việc tự ý dùng thuốc chưa đúng của người dân.


    1. Tâm lý dùng cho chắc

    Nhà bên có cháu nhỏ mới 5 tháng tuổi, vừa đi tiêm phòng vaccin về cháu hâm hấp sốt. Đây cũng là phản ứng rất bình thường của cơ thể. Nhưng vì quá lo lắng nên khi cặp nhiệt độ cho con thấy 37,5oC, chị T (mẹ của cháu) vội cho con dùng ngay thuốc hạ sốt để ngăn chặn sốt có thể tăng cao.

    Chị cho rằng, sốt nhẹ thì dùng phương án nhẹ nhất là dán cao. Bởi theo chị dùng thuốc viên thì phải sốt nặng hơn, trên 38oC và thuốc đạn là nặng nhất (39 - 40oC). Nếu con sốt cao trên 38oC thì chị sẽ cho uống thuốc hoặc viên đạn nhét hậu môn.

    Qua đó có thể thấy rằng nhiều người dùng thuốc hạ sốt mà chưa hiểu về bản chất của sốt và công dụng của các loại thuốc.​

    [​IMG]

    Chườm mát kết hợp với thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt cao.​

    2. Sự thật như thế nào?

    Sự thật là các thuốc hạ sốt đều có chung hoạt chất giống nhau, chúng chỉ khác nhau ở dạng bào chế.

    Hiện nay, có hai loại thuốc hạ sốt cơ bản thông thường là:

    Acetaminophen (paracetamol).

    Axít acetylsalicylic (aspirin).

    Các loại thuốc khác như bạc hà chỉ tạo ra cảm giác lạnh, hydrogel chỉ là dạng tinh thể ngậm nước (như trong miếng dán lạnh) không phải là thuốc hạ sốt. Các thuốc chỉ khác nhau ở dạng bào chế là thuốc dạng viên nén, viên sủi, dạng viên đạn nhét hậu môn, dạng gel bôi, dạng bột trong gói và dạng cao dán.
    Quan điểm của chị T sai vì:

    Sai lầm thứ nhất là về phản ứng sốt. Thực ra sốt là một phản ứng cấp tính của hệ miễn dịch, tạo ra các chất trung gian hóa học của viêm, mà người ta cho rằng, các chất này chịu trách nhiệm tạo ra sốt bao gồm: các prostagladin, các cytokin và intereukin. Những chất trung gian này là chất làm sai lạc nhận cảm của hệ dưới đồi về thân nhiệt. Lẽ ra cơ thể đang ở nhiệt độ bình thường thì chúng lại cảm nhận là nhiệt độ thấp và tăng tốc tạo ra phản ứng sinh nhiệt nhằm nâng nhiệt cơ thể lên. Ngay lập tức, cơ thể sốt cao. Nhưng ngoài tác dụng không có lợi là gây ra sốt, các chất trung gian này rất có ích về mặt miễn dịch. Chúng là các chất hóa ứng động (thu hút) bạch cầu hiệu quả. Chúng thu hút và hấp dẫn bạch cầu (các tế bào có thẩm quyền miễn dịch) đến vị trí nhiễm khuẩn và thực hiện phản ứng. Hoạt động này như là một quá trình tập luyện cho hệ miễn dịch khỏe thêm. Vì thế, khi trẻ sốt không cao, bạn không cần phải can thiệp gì. Bạn cần để cho cơ thể tập chống chọi với các phản ứng sinh học bất lợi. Có thể nói rằng, trong trường hợp trên, phản ứng sốt nhẹ sẽ tập cho cơ thể bé khả năng chống đỡ. Nếu dùng ngay khi nhiệt độ mới tăng nhẹ lên như trên, thực không thu được lợi ích lớn.

    Sai lầm thứ hai là ở quan điểm chọn thuốc. Thuốc nặng nhẹ khác nhau ở liều của thuốc chứ không ở dạng bào chế. Quan điểm cho rằng thuốc dán thì nhẹ hơn thuốc viên, thuốc viên thì không mạnh bằng thuốc đạn là phi thực tế. Dù là thuốc dán, thuốc viên, thuốc bột hay thuốc viên đạn thì chúng đều được bào chế dưới công nghệ sao cho chất chính (là thuốc hạ sốt) có thể ngấm dễ dàng và đi vào cơ thể. Chất thuốc từ miếng dán sẽ ngấm qua da và vào trực tiếp hệ thần kinh. Thuốc đạn và thuốc viên sẽ đi qua thành ruột, vào máu rồi cũng lên hệ thần kinh. Khả năng hạ sốt hoàn toàn phụ thuộc vào lượng thuốc tồn trong máu chứ không phụ thuộc vào việc bạn chọn miếng dán hay gói bột, gel bôi.​

    3. Dùng cho đúng

    Vậy dùng đúng thuốc hạ sốt thế nào cho đúng để vừa tránh được những tai biến do thuốc gây ra và đạt được hiệu quả.

    Thứ nhất, dùng đúng thời điểm: Bạn chỉ nên dùng khi em bé có nhiệt độ sốt cao từ 38,5oC trở lên. Từ 37,1oC - 38,4oC là mức độ sốt nhẹ, an toàn với trẻ và mang tính kích thích miễn dịch.

    Thứ hai, dùng đúng loại thuốc: Bé bị trớ thì dùng thuốc cao dán, thuốc viên đạn. Bé bị tiêu chảy thì dùng thuốc cao dán và thuốc uống. Nếu bé có phát ban ở da thì không dùng miếng dán hạ sốt.

    Thứ ba, dùng đúng liều: Không nên dùng quá 2.000mg/ngày (4 viên 500mg) với người lớn và 1.000mg/ngày (4 gói 250mg) với trẻ em. Khi dùng cho trẻ em phải tính toán liều lượng (hoặc theo sự chỉ định cụ thể của bác sĩ hoặc là phải tính toán theo cân nặng trong hướng dẫn sử dụng thuốc để tính liều).

    Thứ tư, kết hợp đúng cách: Trước hết, nên hạ sốt bằng các biện pháp vật lý như chườm mát (nước từ 25oC trở lên), lau nước mát. Sau đó nếu bé vẫn sốt thì cho uống thuốc hoặc kết hợp uống thuốc và lau mát. Nhớ là chỉ lau tối đa 3 lần trong cơn sốt. Lau lần 1 khô thì mới lau tiếp lần 2, lần 3.​
    Theo Theo BS. Nguyễn Thu Hiền (Sức khỏe & Đời sống)​
     
    kimthuongchv thích bài này.
  3. pharmacity

    pharmacity Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/10/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    Các loại thuốc và cách sử dụng thuốc hạ sốt tốt nhất cho trẻ

    Các thuốc nào được sử dụng để hạ sốt cho trẻ?

    Các thuốc có thành phần Paracetamol(VD: Efferalgan 150mg, Efferalgan 300mg (Viên đặt), Ferlin Syr 30ml, Hapacol 150mg Kids...) là lựa chọn hàng đầu để hạ sốt cho trẻ do độ an toàn cao và ít tác dụng phụ. Ngoài ra, còn có Ibuprofene và Aspirin nhưng chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ do có nhiều tác dụng phụ.​

    [​IMG]

    Các qui tắc chung khi sử dụng thuốc hạ sốt.

    - Không tự ý cho trẻ dưới 3 tháng dùng thuốc mà không có ý kiến bác sĩ.
    - Tính liều theo cân nặng của trẻ.
    - Đọc kỹ nhãn thuốc, chỉ dẫn trước khi dùng.
    - Cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng.
    - Dùng thuốc còn trong hạn sử dụng. ​

    Paracetamol

    An toàn cao cho trẻ, liều dùng là 60mg/kg/ngày hoặc 15mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10mg/kg mỗi 4 giờ.

    Nên cân trẻ để tính liều cho chính xác. Trường hợp trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 8 giờ. Thông dụng nhất là các dạng tọa dược và dạng uống, ngoài ra còn có dạng tiêm truyền nhưng chỉ được sử dụng ở bệnh viện. ​

    Dạng tọa dược:

    - Thích hợp khi cần hạ sốt trong lúc trẻ ngủ, ói nhiều và trẻ đang lên cơn sốt cao co giật.
    - Điều trị bằng tọa dược ngắn hạn, sau đó chuyển sang dạng uống vì dạng tọa dược có thể gây ngứa, kích thích trực tràng.
    - Cách dùng: Làm lạnh viên thuốc trước khi đặt. Chỉ đặt cho viên thuốc vừa vào hết hậu môn là được. Không đặt thuốc quá sâu vì như thế thuốc sẽ giảm tác dụng. Nên cho trẻ nằm yên vài phút sau khi đặt viên thuốc. Trong trường hợp đặt 2 viên mới đủ liều thì sau khi đặt viên thứ nhất, phải đợi 1-2 phút mới đặt tiếp viên thứ 2. Tốt nhất nên chọn loại viên tọa dược có hàm lượng phù hợp. ​

    Dạng uống:

    - Thích hợp khi cần hạ sốt trong lúc bé thức, có nhiều dạng như thuốc bột, thuốc giọt, xirô, thuốc viên.
    - Gói bột sủi bọt là dạng uống phổ biến nhất.
    - Cách dùng: Cho thuốc vào một cốc nhỏ nước để hòa tan, cho trẻ uống ngay sau khi thuốc đã hòa tan hoàn toàn. ​

    Aspirin

    - Không được dùng khi trẻ bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết. Từ nhiều năm nay, Aspirin ít được dùng để hạ sốt cho trẻ em vì có thể gây nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và có liên quan đến hội chứng Reye’s (gây tổn thương gan và thần kinh).
    - Liều dùng 60mg/kg/ngày hoặc 15mg/kg mỗi 6 giờ.
    - Chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ. ​

    Ibuprofene

    - Chỉ dành cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Ở trẻ nhỏ, Ibuprofene thường gây nhiều tác dụng phụ, nhất là ở trẻ bị thủy đậu.
    - Không được dùng khi trẻ bị lóet dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết.
    - Liều dùng 20-30mg/kg/ngày hoặc 7-10mg/kg mỗi 6-8 giờ đường uống.
    - Chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.​
     
    Sửa lần cuối: 21/10/2014
    Chip's momkimthuongchv thích.
  4. pharmacity

    pharmacity Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/10/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
  5. bienvebenem

    bienvebenem Banned

    Tham gia:
    12/4/2013
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Các loại thuốc và cách sử dụng thuốc hạ sốt tốt nhất cho trẻ

    Mình mong con không phải uống thuốc thì càng tốt. Hic...hic... khổ thân con lắm
     
  6. lam_tamnhu

    lam_tamnhu thờ trang nữ giá rẻ

    Tham gia:
    1/12/2013
    Bài viết:
    4,629
    Đã được thích:
    431
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Các loại thuốc và cách sử dụng thuốc hạ sốt tốt nhất cho trẻ

    Mình toàn dùng paracetamon.ha sốt
     
  7. pharmacity

    pharmacity Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/10/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Các loại thuốc và cách sử dụng thuốc hạ sốt tốt nhất cho trẻ

    Đúng là chẳng ai mong con mình ốm cả, chỉ mong con mạnh khỏe nhưng chẳng được, huhu :(
     
  8. chuotnhat3

    chuotnhat3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/4/2009
    Bài viết:
    1,585
    Đã được thích:
    280
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Các loại thuốc và cách sử dụng thuốc hạ sốt tốt nhất cho trẻ

    Paracetamol

    An toàn cao cho trẻ, liều dùng là 60mg/kg/ngày hoặc 15mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10mg/kg mỗi 4 giờ.
     
  9. bocau1208

    bocau1208 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    18/9/2014
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    1,180
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Các loại thuốc và cách sử dụng thuốc hạ sốt tốt nhất cho trẻ

    Ibuprofene thường gây nhiều tác dụng phụ, nhất là ở trẻ bị thủy đậu.
     
  10. pharmacity

    pharmacity Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/10/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
  11. pharmacity

    pharmacity Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/10/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
  12. Mẹ đẹp nuôi con khỏe

    Mẹ đẹp nuôi con khỏe Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/10/2014
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Những sai lầm nguy hiểm khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

    Thông tin rất hữu ích, thank chủ top nhé :)
     
  13. Mẹ đẹp nuôi con khỏe

    Mẹ đẹp nuôi con khỏe Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/10/2014
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Các loại thuốc và cách sử dụng thuốc hạ sốt tốt nhất cho trẻ

    thông tin hữu ích quá, thank chủ top nhé :)
     
  14. kimthuongchv

    kimthuongchv

    Tham gia:
    15/8/2012
    Bài viết:
    27,587
    Đã được thích:
    4,664
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Các loại thuốc và cách sử dụng thuốc hạ sốt tốt nhất cho trẻ

    thông tin hữu ích, cảm ơn mn nhiều ạ .................
     
  15. kimthuongchv

    kimthuongchv

    Tham gia:
    15/8/2012
    Bài viết:
    27,587
    Đã được thích:
    4,664
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Những sai lầm nguy hiểm khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

    cảm ơn bác quá, đúng là những thông tin em đang cần ạ
     
  16. pharmacity

    pharmacity Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/10/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
  17. huyenvken

    huyenvken Marketing Online

    Tham gia:
    3/10/2014
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    56
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Các loại thuốc và cách sử dụng thuốc hạ sốt tốt nhất cho trẻ

    hay quá, cảm ơn mẹ nó nhé, nhờ bài này mà mình hiểu hơn về thuốc trị cúm , sốt vặt :)
     
  18. doremonha

    doremonha Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/8/2013
    Bài viết:
    1,376
    Đã được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Các loại thuốc và cách sử dụng thuốc hạ sốt tốt nhất cho trẻ

    Mình cũng toàn dùng Efferalgan hạ sốt cho con
     
  19. me yeu nghe

    me yeu nghe Guest

    Ðề: Các loại thuốc và cách sử dụng thuốc hạ sốt tốt nhất cho trẻ

    bé nhà mình cứ sốt nóng mãi k khỏi, chán ghê
     
  20. me yeu nghe

    me yeu nghe Guest

    Ðề: Những sai lầm nguy hiểm khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

    Nhớ là chỉ lau tối đa 3 lần trong cơn sốt. Lau lần 1 khô thì mới lau tiếp lần 2, lần 3.
     

Chia sẻ trang này