Những nguyên nhân như rối loạn tiêu hóa( táo bón, tiêu chảy.Viêm đại tràng mãn, lỵ ……. là các nguyên nhân gây bệnh trĩ. Ngoài ra, do mô hình công việc người làm việc nhiều ở tư thế đứng hoặc ngồi như làm văn phòng, làm may, ăn uống nhiều chất kích thích như bia rượu, ít chất xơ… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ. Ngoài ra, sau khi đi vệ sinh người bệnh nên dùng nước vệ sinh sạch sẽ , không dùng giấy vì dễ gây đau rát làm tổn thương vùng hậu môn, ngâm hậu môn vào chậu nước muối ấm ngày 2-3 lần mỗi lần 15 phút. Nếu búi trĩ sa ra ngoài, bệnh nhân nên rửa sạch sẽ rồi từ từ đẩy lên để tránh tình trạng thuyên tắc. Trong các cơn trĩ cấp có kèm theo đau, viêm và phù nề, người bệnh có thể dùng các thuốc giảm đau corticoid ở dạng mỡ bôi tại chỗ hoặc thuốc đạn đặt hậu môn vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, người bệnh không nên dùng lâu dài quà 2 tuần vì có thể gây teo niêm mạc hậu môn làm suy giảm tuyến thượng thận và xương khớp.Trường hợp bị trĩ mãn tính người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm chức năng có nguồn gốc Đông y với các thành phần diếp cá, đương qui, rutin.. như An Trĩ Vương để hỗ trợ giải quyết các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ, làm bền và co búi trĩ , giúp hỗ trợ điều trị và phòng bệnh trĩ. Đối với trường hợp trĩ nặng( trĩ độ 3, độ 4 kèm theo biến chứng ) thì nên sử dụng các biện pháp như nong hậu môn, thắt búi trĩ bằng dây thun, chích xơ búi trĩ, phẫu thuật cắt búi trĩ….Trường hợp trĩ ngoại bị thuyên tắc bệnh nhân nên mổ ngay để lấy cục máu đông để giảm đau và phòng ngừa biến chứng do thuyên tắc gây nên.