Ngoài các bài thuốc tây y tiện lợi, nhanh chóng nhưng đôi khi có thể gây phản ứng phụ, bạn có thể tham khảo thêm các bài thuốc từ đông y. Hãy tìm đến các phòng khám đông y uy tín để được khám và điều trị bệnh. Các bài thuốc đông y đều điều trị từ căn nguyên bệnh, giải quyết vấn đề lâu dài. Mặc dù bạn sẽ mất thời gian để sắc thuốc, quá trình sử dụng thuốc lâu nhưng hiệu quả mang lại là lâu dài đồng thời các bài thuốc này với nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên do đó không phải lo lắng và tác dụng phụ của thuốc. Bất kể phương pháp điều trị bệnh nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng, ngoài 2 phương pháp trên người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc dân gian sau đây, với nguyên liệu cực kỳ rẻ tiền và dễ kiếm, tác dụng mang lại sẽ làm bạn ngạc nhiên : + Chữa bệnh dạ dày bằng lá chè dây : Các cụ ta từ xưa đến nay vẫn dùng lá chè dây hãm với nước sôi để uống, nước chè dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm thiểu cơn đau dạ dày cực hiệu quả mà nhiều người không ngờ tới. Bởi trong loại lá chè dây này có chứa chất có tên Flavonoid, tác dụng làm giảm độ axit tự do, giảm thể tích dịch vị có trong dạ dày đồng thời có tác dụng chống viêm, giảm đau cực kỳ tốt. Bạn có thể thay thế nước lọc bằng các uống nước chè dây mỗi ngày, vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp điều trị bệnh, còn gì lợi ích bằng, hãy bắt tay vào thực hiện ngay nhé. Lá chè dây cũng có tác dụng trị bệnh đau dạ dày mà nhiều người không ngờ tới + Chữa bệnh dạ dày bằng nghệ : đây có lẽ là bài thuốc không còn xa lạ với bất kỳ người bệnh dạ dày nào. Trong củ nghệ có chứa chất curcumin là chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm lành vết thương cực kỳ hiệu quả. Bạn chỉ cần kết hợp nghệ và mật ong, 1 thìa bột nghệ 1 thìa mật ong, đánh đều và uống mỗi ngày 1 lần. Kiên trì áp dụng trong một thời gian kết quả mang lại sẽ khiến bạn cực kỳ bất ngờ. Bên trên là một vài cách điều trị bệnh dạ dày hiệu quả ngay tại nhà mà mọi người có thể tham khảo và áp dụng. Chúc bạn luôn mạnh khỏe
Sử dụng rượu tỏi giảm mỡ máu, hạ huyết áp là phương thức được nhiều người áp dụng. Vậy cách làm rượu tỏi đúng cách như thế nào? Mời bạn cùng Toidonga.com tìm hiểu rõ hơn vấn đề này. Tác dụng giảm mỡ máu của tỏi Tỏi có hàm lượng cao các hợp chất chống oxy hoá như allicin, liallyl sulfide, ajoene… Những hoạt chất này vừa có tác dụng nở mạch, giảm cholesterol xấu, giảm độ dính của máu, giúp phòng chống cao huyết áp, đột quỵ. Hướng dẫn cách làm rượu tỏi Dùng 300g tỏi, bóc vỏ và xắt lát mỏng, ngâm trong 600g rượu trắng khoảng 40o. Sau hai tuần, chắt rượu ra dùng. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần từ 15–20 giọt. Sau khi dùng 2 hoặc 3 tuần nên theo dõi huyết áp để giảm dần liều xuống đúng liều duy trì. Ngưng dùng rượu tỏi khi có triệu chứng viêm nhiễm cấp tính xảy ra. Để giảm cao huyết áp, người bệnh cần khoảng 10.000mcg allicin mỗi ngày. Liều này tương đương với 4 tép tỏi cỡ trung bình hoặc 4g tỏi. Cũng nên biết rằng, điều trị cao huyết áp hoặc phòng chống các loại bệnh tim mạch cần phải phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ, ít chất béo bão hoà trong các loại thịt động vật và năng vận động, chứ không chỉ dựa vào một bài thuốc nhất định, kể cả tỏi. Đối tượng không nên sử dụng rượu tỏi Mặc dù có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nhưng tỏi có tính nóng và tác dụng hành khí mạnh nên có thể gây phản ứng phụ, kể cả tăng huyết áp trong một số trường hợp nếu dùng sai chỉ định. Người đang có thai, người có thể tạng nhiệt,đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang, nhất là khi dùng rượu tỏi hoặc những viên thuốc tỏi dài ngày, phải rất thận trọng. Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người. Người sắp phẫu thuật không nên dùng tỏi vì tỏi có thể làm thay đổi tác dụng các thuốc chống đông máu dùng trong giải phẫu. Một số nghiên cứu còn cho biết dùng tỏi có thể gây phản ứng phụ nguy hiểm với người đang điều trị HIV/AIDS. Khi dùng tỏi phối hợp với thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Hiện nay, để giảm bớt những phản ứng phụ, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm tỏi đen – lên men trực tiếp từ tỏi tươi với công dụng rất tốt cho sức khỏe trong việc hỗ trợ điều trị bệnh về tim mạch, huyết áp, bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ….
Hiện bệnh gan nhiễm mỡ còn được gọi là bệnh thoái hóa mỡ gan. Nó là tình trạng mỡ ở trong gan bị tích tụ có mức trên 5% so với trọng lượng của gan. Những triệu chứng của bệnh thường là men chuyển hóa trong gan cùng với phosphatase kiềm tăng cao nhưng phần lớn không gây ra nguy hiểm nếu như bệnh nhân được điều trị kịp thời. Tìm hiểu thông tin bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 Hiện có rất nhiều những thủ phạm khác nhau gây ra gan nhiễm mỡ chẳng hạn như những người bị béo phì, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, dùng những loại thuốc làm hại tới gan, bị mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh về đường ruột… Đa phần những người bị bệnh gan nhiễm mỡ thường có những triệu chứng diễn ra một cách từ từ cho nên thường rất khó phát hiện. Chỉ tới khi tình trạng lắng đọng mỡ ở trong gan diễn ra nhanh, gan bị to lên thì khi đó người bệnh sẽ xuất hiện biểu hiện đau nhức khó chịu ở vùng gan.
Dưới đây sẽ là một số triệu chứng điển hình nhất có thể giúp nhận biết được bạn có đang mắc phải căn bệnh mỡ máu cao hay không. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ, kiểm tra chính xác về tình trạng sức khỏe của mình. – Khi bệnh ở giai đoạn đầu, bên ngoài da có thể xuất hiện những nốt phồng (mụn) nhỏ bóng loáng, màu vàng, xuất hiện tập trung quanh da mắt, khuỷu tay, ngực, bắp đùi, gót chân, lưng… có nốt to bằng đầu ngón tay, màu vàng nhạt, không gây cảm giác đau, ngứa. Những triệu chứng mỡ máu cao – Khi bệnh phát triển nặng hơn, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó chịu trong người, hồi hộp, khó thở…cơ thể trở nên béo phì nhanh chóng. Khi tiến hành các xét nghiệm, các bác sĩ sẽ cho biết các chỉ số mỡ máu tăng cao hơn mức bình thường. – Nếu để bệnh nghiêm trọng, không có các biện pháp ngăn chặn hay điều chỉnh mỡ máu, người bệnh có thể phải đối diện với các nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, viêm tụy, tiểu đường, cao huyết áp… thậm chí là tai biến, đột quỵ hoặc tử vọng. Trên đây là một số triệu chứng bệnh máu nhiễm mỡ, bạn cần phải biết. Đặc biệt, không nên chủ quan với căn bệnh này, nên định kỳ kiểm trả sức khỏe để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
Trong thành phần của linh chi có chứa đến 15 loại acid amin, 4 loại kiềm sinh vật và 13 nguyên tô vô cơ như Na, K, Ca, C, Zn… Đặc biệt, các hàm lượng glucose, protein rất cao có thể giúp tăng cường các chức năng hệ thần kinh, cải thiện tuần hoàn máu, tăng oxy cho máu. Các chuyên gia cũng cho biết, loại nấm này có tác dụng tăng cường tim mạch, giảm huyết áp, hạ mỡ máu, bảo vệ gan, tăng đề kháng rất tốt. Đây được coi là một vị thuốc quý và giá trị. Nhờ vào những công dụng trên, người ta đã áp dụng linh chi trong một số món ăn bổ dưỡng, đồng thời cũng là bài thuốc hạ mỡ máu cao cực kỳ công hiệu. Linh chi hầm ba ba Linh chi hầm ba ba, bài thuốc hạ mỡ máu hiệu quả Chuẩn bị: Nấm linh chi 30g 1 con ba ba khoảng 500g Bào ngư 150g Đan sâm 15g Hàu 30g 1 quả táo tàu Các gia vị cần dùng… Chế biến: Ba ba chế biến sạch, bỏ nội tạng, thịt thái nhỏ rồi cho vào xào qua với gừng. Mai ba ba đập vụn cho vào bát cùng đan sâm và hàu, đổ thêm vào 3 bát nước để sắc lấy 1 bát nước nhỏ, bỏ phần bã. Bào ngư ngâm với nước sôi cho nở ra, rửa sạch, thái miếng, táo bỏ hạt và bổ miếng. Cho bát nước mai ba, linh chi, táo, bào ngư vào bát lớn sau đó hấp cách thủy trong khoảng 2 tiếng đồng hồ. Nêm các gia vị vừa ăn là có thể sử dụng được. Với món ăn bài thuốc hạ mỡ máu này bạn nên thực hiện mỗi tuần từ 2 – 3 lần, món này cũng thích hợp với những người viêm gan, xơ gan. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai không nên ăn món này.
Mỡ máu cao đang có xu hướng trẻ hóa, tập trung vào những người có chế độ ăn uống không hợp lý. Để loại bỏ máu nhiễm mỡ, cần tìm nguyên nhân, tầm soát định kỳ và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ. Đi tìm nguyên nhân gây bệnh Mỡ máu cao thực chất là bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu (mỡ). Bệnh không chỉ gặp ở người thừa cân, cao tuổi mà thực tế ngay cả người gầy, trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ rất cao. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguyên nhân máu nhiễm mỡ chủ yếu do ăn uống không điều độ, ăn nhiều đạm động vật, chất béo bão hòa, nhiều đường bột, ăn ít hoa quả, lười vận động, nhất là dân trí thức, văn phòng. Ngoài ra, quá trình học tập căng thẳng, làm việc áp lực cao không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ gây căng thẳng, dẫn đến rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, mỡ tích tụ nhưng không được chuyển hóa thành năng lượng về lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch, mỡ máu. Với người gầy, suy dinh dưỡng, do cơ thể thiếu một số chất cần thiết để thanh lọc bớt mỡ, cộng với lượng đường trong máu thấp khiến cơ thể tự điều chỉnh tăng hấp thu mỡ để phân giải thành năng lượng. Nếu lười vận động, mỡ sẽ tích tụ mà không được chuyển hóa, axit béo đi vào máu nhiều, vượt quá mức cho phép sẽ gây ra mỡ máu. Những hậu quả khó lường Mỡ máu cao thường không có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện qua tầm kiểm soát, khám sức khỏe định kỳ. Do đó, ít ai biết được rằng mỡ máu cao có thể gây những hậu quả nghiêm trọng. Việc tích tụ mỡ trong máu sẽ gây hẹp động mạch, máu đi qua khó khăn hơn, làm giảm lượng máu tới mô cơ thể, bao gồm cả tim, dễ dẫn đến các chứng xơ vữa động mạch, làm tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, thậm chí còn gây ra các bệnh về tim mạch, sỏi túi mật, đái tháo đường... Làm thế nào để tầm soát mỡ máu cao? Để phòng bệnh cần có một chế độ ăn thích hợp, giảm mỡ động vật, ăn nhiều rau xanh, uống sữa đậu nành, hạn chế rượu bia, uống nhiều nước và đặc biệt là tập thể dục hàng ngày. Một số thuốc tây y trên thị trường hiện nay có tác dụng giảm mỡ nhanh nhưng cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Ngoài ra có thể sử dụng kết hợp thảo dược có tác dụng hạ mỡ máu, ổn định huyết áp, đường huyết là Dây thìa canh (ổn định đường huyết, hạ cholesterol máu nhanh), Ngưu tất (hạ cholesterol toàn phần, hạ chelesterol xấu, ổn định huyết áp, điều trị xơ vữa động mạch) và Sơn tra (lipid trong máu, giảm xơ mỡ động mạch do tác dụng thúc đẩy nhanh việc bài tiết cholesterol ra khỏi máu). (Nguồn: dantri.com.vn)
Trong các căn bệnh của xã hội hiện đại, Mỡ máu là chứng bệnh chiếm tỉ lệ rất cao, tập trung nhiều ở những người có trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép, với nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn uống không hợp lý, bừa bãi, uống rượu bia, ăn các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Bệnh nhân bị mỡ máu cao nên kiêng ăn gì là vấn đề được phần đông những người bị bệnh thắc mắc. Xuất phát từ lí do khiến hàm lượng mỡ trong máu vượt quá con số cho phép nên việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống là cách tốt nhất để đẩy lùi và cải thiện tình trạng bệnh tật. Điều quan trọng là người bệnh phải có sự quyết tâm cao độ, bởi các chế độ ăn cho người bị mỡ máu cao thường khá chặt chẽ, nghiêm ngặt. Nếu không ý thức được điều đó, bệnh tình của bạn sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là có thể kéo theo hàng loạt các loại bệnh khác, khiến sức khỏe bị suy giảm trầm trọng. Cân bằng ăn uống rất quan trọng ở người bệnh mỡ máu cao Các bác sĩ cho rằng, những người bị máu nhiễm mỡ nên tránh xa các loại thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao, như dầu, mỡ, nội tạng động vật…Thay vào đó là chế độ ăn nhiều rau xanh, thịt nạc, các loại hạt, các loại ngũ cốc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại đồ ăn kể trên sẽ làm giảm quá trình hấp thụ cholesterol trong đường ruột. Từ kinh nghiệm thực tế, những bệnh nhân bị mỡ máu cao cho biết, họ rất hạn chế việc ăn mỡ động vật bởi những loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo no-rất dễ làm tắc động mạch. Cách tốt nhất là nên chọn toàn thịt nạc, nếu ăn thịt gia cầm thì không nên ăn da. Ngay cả thịt đỏ (trâu, cừu, bò, ngựa) cũng bị giới hạn, với mức tiêu thụ dưới 255 g/tuần. Nếu dùng các chế phẩm từ sữa thì nên chọn loại đã tách kem. Ngay cả sữa chua hay pho mát cũng nên chọn loại làm từ sữa đã tách kem hoặc sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%. Thực phẩm hạn chế với người mỡ máu cao Bên cạnh đó, các loại bánh, kẹo giàu bơ, sữa cũng không nằm trong danh mục cho phép đối với người bị mỡ máu cao. Thậm chí, bạn cần phải tránh cả dầu dừa, dầu cọ, bánh kem, kẹo socola…Ngoài ra, nên ăn nhiều cá (vài ba lần trên tuần) để thu nhận axit béo hệ Omega-3, có tác dụng rất tốt cho tim mạch. Cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá mòi và cá thu có nhiều axit béo loại này. Để việc điều trị bệnh mỡ máu cao được hiệu quả nhanh chóng, bệnh nhân cần lên cho mình 1 lịch trình ăn uống cụ thể nếu như muốn trị bệnh triệt để. Hơn thế nữa, người bệnh không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá và một số đồ uống chứa chất kích thích.