Phương Pháp Giảng Dạy Học Tập Theo Câu Hỏi Và Khai Thác Trí Tò Mò Của Trẻ

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi maihan7121, 29/7/2021.

  1. maihan7121

    maihan7121 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    24/3/2021
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Trong thập kỷ qua, nhiều phương pháp giảng dạy đã ra đời, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trên khắp thế giới. Một trong những phát hiện mới, khá thành công và đang được áp dụng rộng rãi chính là học tập dựa trên thắc mắc - Inquiry-based learning. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phương pháp này nhé.

    Phương pháp giảng dạy Inquiry-based learning: Định nghĩa, đặc điểm và cách thức
    1. Thế nào là Inquiry-based learning (IBL)?
    Học tập dựa trên câu hỏi là phương pháp giảng dạy xoay quanh việc đặt câu hỏi cho học sinh hoặc trình bày cho các em các vấn đề và tình huống mà chúng cần phải giải quyết. Đây là một trong những phương pháp điển hình cho xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm và giáo viên trở thành người hỗ trợ, dẫn dắt. Thay vì giảng bài một chiều, thầy cô sẽ phát triển các câu hỏi và tạo điều kiện cho học sinh đi tìm đáp án/giải pháp cho các câu hỏi đó.

    Phương pháp IBL khắc phục được tình trạng học thuộc lòng nhưng không hiểu nội dung. Thay vào đó, nó đòi hỏi học sinh phải khai thác nội dung sâu hơn để tìm kiếm lời giải cho yêu cầu.
    [​IMG]

    1. Phương pháp IBL có những đặc điểm nào?
    Phương pháp giảng dạy này có một số đặc điểm cơ bản như sau:

    • Nội dung bài học sẽ được khai thác dựa trên tiền đề là một câu hỏi/vấn đề/yêu cầu khởi xướng từ giáo viên;

    • Học sinh sẽ tham khảo, tra cứu, thậm chí là thực hiện dự án hoặc làm thí nghiệm để tìm ra câu trả lời;

    • Trong suốt quá trình học sinh đi tìm câu trả lời, cần có sự theo dõi, hỗ trợ của giáo viên.

    1. Phương pháp IBL nên được tiến hành như thế nào?
    Đầu tiên, giáo viên có thể trình bày một hoặc nhiều chủ đề chung mà học sinh cần giải quyết. Từ đó, học sinh phát triển thêm các câu hỏi nhỏ xoay quanh chủ đề mà các em quan tâm. Sau đó, học sinh sẽ bắt tay vào điều tra, khảo sát và tìm hiểu các đáp án khả thi cho vấn đề. Với những chủ đề nhỏ, học sinh có thể làm trên lớp. Với những đề tài rộng hơn, giáo viên có thể tổ chức cho các em thực hiện trong nhiều tuần liền. Sau đó, giáo viên sẽ dành ra 1-2 buổi để yêu cầu học sinh trình bày về những gì các em đã học được và chứng minh cho cả lớp biết mình đã đi tìm đáp án của mình như thế nào. Cuối cùng, học sinh sẽ tự nhận xét lại quá trình thực hiện của mình, lắng nghe nhận xét của giáo viên và các bạn khác.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi maihan7121
    Đang tải...


Chia sẻ trang này