Kaizen bắt nguồn từ Nhật Bản, được ghép bởi hai từ Kai và Zen. Trong đó, Kai nghĩa là cải cách liên tục, Zen nghĩa là làm cho tốt đẹp hơn. Kaizen có nghĩa là Cải cách liên tục để tốt đẹp hơn. Với phương pháp Kaizen bạn có thể học những thứ rất khó như học tiếng Nhật hoặc tiếng trung một cách hiệu quả và dễ dàng hơn. 1. Hai tính chất của phương pháp Kaizen - Thứ nhất, Kaizen là những thay đổi nhỏ, thậm chí là rất nhỏ trong những vấn đề cần giải quyết. Có nghĩa là, khi gặp phải một vấn đề lớn và không biết phải bắt đầu từ đâu, bạn hãy chia chúng ra thành những phần nhỏ và đi vào giải quyết từng phần. Chia một lần chưa thấy hướng giải quyết thì tiếp tục chia thêm lần thứ hai, lần thứ ba,… đến khi tìm được hướng giải quyết. Tất nhiên việc chia phần nhỏ cũng yêu cầu sự tư duy và suy nghĩ của người tham gia. Bạn hãy chia sao cho hợp lý, chứ không phải là khiến nó phức tạp lên. - Thứ hai, Kaizen là làm liên tục và liên lục không ngừng. Nghĩa là những thay đổi nhỏ nhưng phải làm liên tục, có sự kết nối với nhau mà không bị ngắt quãng. Bởi một lí do đơn giản là vì những vấn đề đã được chia nhỏ và đã nhỏ thì cần phải giải quyết thật nhanh và liên tục, nếu không thì sẽ rất mất thời gian. Tóm lại, phương pháp Kaizen thú vị vì các vấn đề nhỏ, đến mức khiến cho người giải quyết không gặp nhiều khó khăn và không còn cảm thấy sợ hãi. 2. Áp dụng Kaizan vào học tập và ôn thi - Mỗi ngày một câu hỏi Có thể bạn đã biết, não là một bộ phận đặc thù của cơ thể, nó bị kích thích bởi những câu hỏi và các mệnh đề cần hướng giải quyết. Chính vì thế hãy đặt ra những câu hỏi để kích thích trí não sáng tạo để trả lời câu hỏi. Nhưng không phải là những câu hỏi lớn lao, trừu tượng,… khiến chính ta không biết bắt đầu từ đâu. Mà hãy chia các câu hỏi ra nhỏ hơn, đơn giản hơn để giải quyết nó. Ví dụ: thay vì câu: Làm sao để học giỏi? Hãy chia câu hỏi đó ra thành những câu nhỏ hơn như: Làm sao ta có thể dậy sớm hơn? Làm sao ta chịu khó làm bài tập hơn? Làm sao ta đến lớp đúng giờ hơn? Làm sao ta tập trung nghe giảng hơn?… - Hành động liên tục trong ngày Đừng chỉ đặt ra quyết tâm “ảo” bằng lý thuyết, hãy hành động ngay khi đặt ra vấn đề để giải quyết nó. Việc hành động liên tục sẽ tạo nên những hiệu quả nhất định. Nhưng quan trọng hơn nhất là nó giúp chúng ta hình thành những thói quen tốt và tích cực. Đầu tiên là về bộ não, việc hành động tư duy liên tục sẽ giúp hàng tỉ nơ-ron thần kinh có thể tạo liên kết với nhau, giúp bộ não hoạt động hiệu quả và bền hơn khi có áp lực. - Đơn giản hóa vấn đề Kaizan nghĩa là chia nhỏ vấn đề hay đơn giản hóa các vấn đề. Khi làm một công việc, để hoàn thành nó, không nhất thiết phải lao vào làm nó ngay lập tức và hoàn hảo ngay. Hãy từ từ nhìn lại và làm nó từ từ, làm từng phần một. Ví dụ: trong chi tiêu hàng tháng, bạn cảm thấy việc chi tiêu cần phải cắt giảm. Tháng trước bạn tiêu 2 triệu 500 ngàn đồng, tháng này bạn muốn giảm 500 ngàn đồng. Đừng ngay lập tức cắt lại 500 ngàn đồng lúc đầu tháng mà hãy từ từ giảm mỗi ngày một ít. Việc cắt giảm mỗi ngày một ít sẽ giúp bạn không bị “ngợp”. Hay việc ngủ dậy buổi sáng, vì đã quen với việc dậy vào lúc 9h. Thay vì ngay lập tức thức dậy lúc 5h30 sáng, bạn hãy từ từ tập luyện mỗi hôm dậy sớm hơn một chút (khoảng 15 đến 30 phút), việc này sẽ giúp cơ chế hoạt động cơ thể không bị đảo lộn và giúp bạn khỏe hơn. - Tự thưởng: Hãy thưởng cho mình khi thành công, đó là động lực chính mình tạo ra. Nhưng tất nhiên nó cũng dựa trên tiêu chí “nhỏ và ý nghĩa” như tôn chỉ của phương pháp Kaizen vậy. - Để ý và trân trọng từng khoảnh khắc nhỏ bằng “cuốn sổ hạnh phúc” Hãy để ý và trân trọng những điều tưởng như nhỏ và tất yếu trong cuộc sống. Và một lời khuyên dành cho các bạn là hãy có một cuốn sổ mang tên: Cuốn sổ hạnh phúc! Cuốn sổ này ghi lại tất cả những niềm vui, hạnh phúc lớn, vừa, bé, thậm chí là rất bé trong cuộc đời bạn. Một buổi học tốt, một lần giơ tay lên bảng, một lần điểm cao khi thi, một lời khen của cô,… hay “đời’ hơn là: một bữa cơm gia đình, (hay bữa cơm với bạn cùng phòng, nếu ở trọ), một chuyến đi chơi mang lại cho bạn nhiều cảm xúc,… __ Nguồn: Trung tâm tiếng Nhật Akira Education – Học tiếng Nhật cơ bản
Chia sẻ, chọn trung tâm Tiếng Nhật Học tiếng Nhật ở đâu? Dạo gần đây, việc “học tiếng Nhật” đang nở rộ. Có rất nhiều bạn lên fanpage YNB và hỏi mình: Em nên tự học tiếng Nhật hay đến trung tâm tiếng Nhật? Học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu như thế nào? Học tiếng Nhật ở đâu tốt? Học tiếng Nhật cấp tốc. Trung tâm tiếng Nhật tại Hà Nội….. Nói thật, câu trả lời mông lung lắm. “Trung tâm tiếng Nhật” bây giờ mọc lên như nấm, điểm qua cũng thấy riêng Hà Nội cũng có đến hơn 300 trung tâm khác nhau. Còn về việc lựa chọn. Khi bạn mua một món đồ, định nghĩa tốt hay không là tuỳ thuộc vào bạn và món đồ có phù hợp với nhu cầu của của bạn không. Một món đắt tiền mà mang lại nhiều lợi ích cho thì vẫn được coi là đã mua được với giá hời. Còn với người khác, món đồ đó chẳng thiết thực cho lắm, thì dù giá có rẻ đi nữa vẫn là “đắt”, và những bạn mua với giá cao sẽ bị “chửi” là hâm, phí tiền, bla…bla… “Cái gì cũng có giá của nó”! Mình chỉ đưa ra một số ý kiến chủ quan từ kinh nghiệm thực tế của mình, để tìm một trung tâm phù hợp thì bạn nên tra cứu thật kỹ, thông qua trang chủ của trung tâm, tìm feedback của những học viên trước, sau đó đến trung tâm hoặc gọi điện để được tư vấn. Cách tư vấn của trung tâm cũng đánh giá phần nào hình ảnh của trung tâm đó. Mức độ nhiệt tình, có đáp ứng được cái bạn cần không?… Còn bạn hỏi trên 1 diễn đàn hay fanpage, rất khó. Đơn giản, admins không biết bạn học với mục đích gì: du học, công việc, sở thích… Khả năng tiếp thu ngoại ngữ, độ tuổi, thậm chí giới tính và nghề nghiệp của bạn…Vì tất cả những yếu tố đó quyết định lớp học nào phù hợp với bạn. Trung tâm tiếng Nhật nào tốt ư? Như mình đã nói ở trên. Bạn vào trang trang chủ, so sánh NỘI DUNG, LỊCH HỌC, HỌC PHÍ, sau đó gọi điện hoặc tốt hơn – đến thẳng trung tâm – hỏi để xác nhận lại các thông tin, nói rõ nhu cầu của mình. Ý kiến cá nhân mình! Tất nhiên mình cũng đã học tiếng Nhật và đang ở trình độ N3. Cũng đã một thời đi tìm trung tâm tiếng nhật, google search đủ kiểu: học tiếng nhật tại hà nội, trung tâm dạy tiếng nhật tại hà nội, trung tâm học tiếng nhật tại hà nội, trung tâm tiếng nhật tại hà nội, trung tâm học tiếng nhật ở hà nội….(Mình ở “Hà Lội” mà ). Cũng đi hỏi nhiều người, khi nhắc đến học tiếng Nhật tại Hà Nội thì trung tâm đầu tiên hiện lên trong đầu rất nhiều người là NT. Mình cũng đã đến NT, cảm giác đầu là khó chịu. Mấy “chị” (gọi chị cho “trẻ”, thực ra là “cô”) tư vấn như kiểu “cơ quan nhà nước” vậy!!! Và mình quyết định ra về. Tham khảo khá nhiều trung tâm được coi là hàng đầu, cuối cùng chọn WJ. Trung tâm không lâu đời, cũng không quá lớn, nhưng cơ sở vật chất rất tốt, không phải ngồi chen chúc trong cái phòng tí tẹo, nhân viên tư vấn vui vẻ, nhiệt tình và cũng 可愛い, giảng viên cũng vậy. Ah… Lại nói về giảng viên, mình thấy mấy bạn mới học thì nên học người Việt thôi, lên cao thì mới học với người Nhật. Vì người Nhật họ biết rất ít Tiếng Việt, có những lỗi mà họ sẽ không thể sửa cho bạn như người Việt. Mà không phải trung tâm nào cũng có trợ giảng. Trong những trung tâm mình tìm hiểu thì chỉ có duy nhất WJ là một lớp có cả Giảng viên, Trợ giảng và Senpai. “Wow! Đã 2h AM, bài cũng khá dài, dừng tại đây thôi. Chúc các bạn tìm được trung tâm ưng ý và học thật tốt” 頑張ってね。 P/s: Bài viết hoàn toàn là ý kiến cá nhân, không có chủ đích “dìm hàng” bất kỳ: cá nhân, cơ quan, tổ chức nào!. Các bạn chia sẻ xin ghi rõ nguồn!. Xin cảm ơn và Chúc ngủ ngon!.
Kinh nghiệm 7 năm yêu anh chàng "tiếng Nhật" “Học tiếng Nhật”, chàng trai khó tính nhưng có nét quyến rũ rất riêng. Với vốn liếng của 7 năm có lẻ yêu chàng, và đến bây giờ vẫn chưa có ý định bỏ. Nếu bạn đã trót phải lòng chàng trai ấy nhưng không biết làm thế nào để chinh phục, vậy hãy lập một kế hoạch để chiếm được trái tim của chàng. Mình xin được chia sẻ một số “típ” của riêng bản thân để các bạn có thể tham khảo nhé. trung tâm dạy tiếng nhật tại hà nội 1. Chàng là của riêng bạn! Này nhé, chàng có thể không vạm vỡ, quyến rũ như trai Tây, hoặc không ngọt ngào như trai Hàn Quốc, nhưng đó chính điểm lạnh lùng đó luôn là một bí mật được các cô gái khao khát khám phá. Tuy chàng sở hữu trong tay rất nhiều fans, đương nhiên, bạn có thể là một trong số hàng tá fans ấy nhưng bạn sẽ không cần phải tranh giành với bất kỳ cô gái nào. Chàng là của riêng bạn, theo cách bạn cảm nhận riêng về chàng. Truyện tranh, âm nhạc, phim ảnh, thời trang,…ở tất cả mọi lĩnh vực chàng đều có điểm nổi loạn, nếu như bạn tìm thấy những điểm hấp dẫn trong đó, chàng sẽ luôn là một thứ gì đó lung linh trước mắt bạn. trung tâm học tiếng nhật tại hà nội 2. Chấp nhận các thói hư tật xấu của chàng. Tuy đã rung rinh trước chàng, nhưng đừng bao giờ nghĩ chàng là người hoàn hảo.Chàng cực kỳ khó chiều nên để chinh phục chàng bạn cần chuẩn bị tâm lý thật vững và tựcho mình một khoảng thời gian để nghiên cứu. Có thể kể ra một vài tật xấu tiêu biểu sau đây^^ Thứ nhất, chàng đeo trên mình ba bộ mặt, thiên biến vạn hóa khôn lường. 46 nét Hiragana uốn éo, vặn vẹo; rồi đến 46 kiểu Katakana cứng nhắc; đến bộ mặt mà bất kỳ cô gái thiếu bản lĩnh nào cũng sẽ ngay lập tức đầu hàng, đó là hàng tá chữ Hán khó nhớ, khó đọc; chưa kể đến cái thứ Tiếng Anh chàng tự biên tự diễn, khiến cho người nghe điêu đứng, không hiểu chàng đang nói cái quái gì. Đối với tật xấu này, bạn đừng bỏ cuộc vội, vì càng gặp và tiếp xúc dài dài với chàng, bạn sẽ tự nhận ra những thủ thuật tinh vi của chàng. Chàng khó chiều nhưng không khó đoán^^. Thứ hai, chàng lắm chiêu trò đến mức nghĩ ra vô vàn cách diễn đạt , cách biểu hiện có ý nghĩa giống nhau, nếu ai không tỉnh táo sẽ bị lạc vào một mê hồn trận,phân vân không tìm ra lối thoát. Trong trường hợp này, bạn hãy tự hãy sắp xếp cho chàng những cuộc hẹn đặc biệt bằng những bữa ăn do chính bạn tự nấu. Món này ăn kèm với salad, món kia nên được chế biến với gia vị này, gia vị kia,…Hãy chỉn chu trong việc lập ra một set menu hợp lý, bảo đảm chàng sẽ phải chú ý đến bạn. Thứ ba, chàng cứ thích phức tạp hóa vấn đề lên bằng cách dùng kính ngữ khó nhớ; khó đến mức ngay cả những người họ hàng thân thích với chàng cũng không thể dùng một cách tự nhiên những kính ngữ chàng phát minh ra. Rồi thứ tư, chàng rắc rối lằng nhằng khi những trợ tự chàng dùng luôn khiến cho các cô gái hoang mang. Chưa kể, còn la liệt những cách đếm ( đồ vật, động vật,…) khác nhau, chỉ nghĩ đến thôi đã thấy đau đầu.Đối với hai tật xấu thứ ba và thứ tư này, công nhận khó chiều thật, nhưng không phải là không thể nhớ khi tình yêu của bạn dành cho chàng đã đủ lớn. Còn nhiều lắm, những điểm tật xấu và điểm hạn chế của chàng, nhưng nếu đã xác định tán tỉnh chàng, bạn cần phải chấp nhận và theo chàng một cách kiên trì. Nếu đảm bảo được bước thứ hai này, mời bạn sang bước thứ ba. trung tâm tiếng nhật tại hà nội 3. Mạnh dạn nói lời yêu với chàng! Chàng có quá nhiều cô gái vây quanh, nên nếu bạn không mạnh dạn tỏ tình, sẽ không bao giờ chàng nhận ra được. Chàng lạnh lùng không có nghĩa là chàng không biết lắng nghe và cảm nhận. Hãy tự tạo cho mình cơ hội luyện tập nói lời yêu với chàng như đứng trước gương, dùng lời bài hát yêu thương nào đó thay lời muốn nói, hay thậm chí chia sẻ với những người bạn của bạn những gì mà bạn muốn thể hiện,..Đừng quá cứng nhắc và lo lắng về việc làm thế nào để nói, chỉ cần bạn có ý chí và quyết tâm muốn nói, bạn sẽ nói ra được. Đừng đánh mất cơ hội, nếu thật sự tin rằng chàng trai đó có thể mang lai tương lai và hạnh phúc cho bạn. Đừng để phải đứng nuối tiếc khi chứng kiến các cô gái khác có cùng điểm xuất phát như mình, tỏ tình và được chàng gật đầu đồng ý. Mình tin chàng sẽ không bao giờ hờ hững từ chối lòng tốt của bạn nếu như bạn chân thành. Và khi trở thành cô gái của chàng, người bạn đồng hành của chàng, chàng sẽ dắt tay bạn khám phá những thử thách mới. trung tâm học tiếng nhật ở hà nội Mình đã theo đuổi và yêu chàng như thế. Mình không tự tin nói rằng, mình là người tán tỉnh chàng giỏi nhất, nhưng mình đủ tự tin để nói: Mình và chàng hợp nhau. Không chỉ với chàng trai tiếng Nhật này, đối với các thứ ngôn ngữ khác, hãy tập yêu trước khi học, vì chỉ có yêu mới có thể đến với câu chữ tự nhiên nhất. Chúc các bạn thành công.
Cười cay đắng từ câu chuyện ‘Lái xe cho ông sếp Nhật dở hơi’ Công ty tôi vừa có một tên người Nhật sang làm dự án trong khoảng 3 tháng, và tôi được giao nhiệm vụ lái xe cho hắn. Lâu nay toàn lái xe cho các sếp Việt Nam, giờ lần đầu tiên được lái cho sếp Nhật nên tôi thấy hứng thú lắm! Tôi tức tốc ra vỉa hè mua quyển sách “Học tiếng Nhật cấp tốc” về để nghiên cứu. “Mình lái xe cho sếp Nhật thì cũng phải biết vài ba câu giao tiếp tiếng Nhật chứ!”. Từ khi mua sách về, tôi nghiên cứu và tự học tiếng nhật rất miệt mài, gần như không lúc nào tôi rời quyển sách (chỉ trừ lúc ăn cơm, lúc tắm, lúc ngủ, lúc xem tivi, lúc đi chơi và đi làm). Bởi thế, hôm gặp sếp Nhật tôi tự tin lắm, chủ động bắt tay rất thân thiện và chào hỏi cực kỳ trôi chảy bằng tiếng Nhật. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa Một điều khá thú vị đó là tên sếp Nhật này lại nói được vài câu tiếng Việt, không phải “xin chào”, “cảm ơn” – như mấy ông ngoại quốc, mấy chị đại sứ nước ngoài nào đó hay nói bọ bẹ trên tivi đâu, mà là những câu dài hẳn hoi, kiểu như: “Cấm ăn cắp vặt, ăn cắp vặt là phạm tội!”, hoặc “Vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, ăn không hết sẽ bị phạt tiền”, rồi cả “Không được dắt chó vào công viên này, nếu chó ị ra phải tự mang phân chó về”… Tôi nghe tên sếp Nhật ấy nói mấy câu đó thì ngạc nhiên và khen hắn giỏi quá! Nhưng hắn chỉ cười mỉm rồi cất giọng đầy khiêm tốn: - Giỏi gì đâu! Ở bên Nhật, mấy câu đó viết đầy trong siêu thị, nhà hàng, công viên, nhìn nhiều nên quen, nên nhớ thôi! Một cảm giác tự hào chợt dâng trào trong lòng tôi nghẹn ngào. Tự hào là phải, bởi lâu nay người ta luôn coi tiếng Anh, tiếng Trung là hai ngôn ngữ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, nhưng bây giờ, tiếng Việt đang trỗi dậy và nhăm nhe lật đổ sự thống trị của hai thứ tiếng ấy. Giờ, đi ra nước ngoài, không chỉ ở Đông Nam Á, Châu Á, mà cả Phi, Mĩ, Úc, Âu, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp những dòng chữ tiếng Việt thân thương, dù rằng chúng được viết nguệch ngoạc, sai chính tả, thiếu dấu, thiếu vần, trên những tấm ván, tấm bìa nham nhở, lấm lem, nhưng chỉ vậy thôi cũng đủ để chúng ta cảm thấy nao lòng. Ban đầu hào hứng bao nhiêu thì sau đó tôi chán nản bấy nhiêu. Người đời dạy rằng: “Thà có một kẻ thù giỏi còn hơn có một ông chủ dở hơi”, quả là không sai. Trước đây, khi lái cho các sếp cũ thì phải 8 rưỡi, 9 giờ sáng tôi mới phải đánh xe đến đón các sếp, rồi chở sếp qua quán phở ăn sáng, xong uống café, đến công ty cũng đã là gần 10 giờ. Sếp làm việc đến 11 giờ thì lại chở sếp đi ăn trưa, uống bia, 3 giờ chiều đưa sếp quay lại công ty rồi 4 rưỡi đón sếp về, thế là xong. Những lúc sếp ăn uống, nhậu nhẹt thì thường là sếp gọi tôi vào ngồi cùng. Nếu hôm nào sếp tiếp khách sang, không được gọi vào, thì tôi lại ra xe ngả ghế xuống ngủ rất thảnh thơi. Thế nhưng chỉ sau hai tuần làm lái xe cho thằng sếp Nhật dở hơi, tôi trở nên phờ phạc, bã bời. Đúng 6 rưỡi sáng tôi phải dậy chuẩn bị xe qua đón nó. Theo quy định của công ty thì 7 rưỡi mới là giờ làm việc nhưng chỉ khoảng 7 giờ 15 là nó đã có mặt và chui vào phòng làm việc luôn. Ngày trước đi với các sếp cũ tôi thường xuyên được các sếp cho ăn sáng, ăn trưa, uống bia, gái gú, hát hò, chứ từ ngày lái cho thằng Nhật này tôi toàn phải nhịn đói, vì sáng tôi đến đón nó thì nó đã ăn sáng xong rồi, trưa nó ăn qua quýt ngay tại phòng bằng đồ ăn nhanh rồi lại cắm đầu vào làm việc, tối nào nó cũng ngồi lại công ty đến 7, 8 giờ, vậy nên tôi cũng phải ngồi chờ nó với cái bụng đói meo và khuôn mặt bơ phờ. Chưa hết, nhiều lần đang đi, nó bắt tôi dừng xe lại, rồi nó mở cửa xe chạy vụt ra. Tôi tưởng nó đi tè nhưng không phải, hóa ra nó nhặt cái vỏ bao cám con cò về để may túi xách. Đặc biệt có lần tôi chở nó đi công chuyện, vừa đánh lái ra cổng thì tôi quệt ngay vào cái xe đạp cũ nát của ai đó dựng ở mé đường làm chiếc xe đạp đổ kềnh, cái yên xe gẫy gập và văng ra. Tôi đang định phóng đi thì thằng sếp Nhật bắt tôi dừng lại, rồi nó mở cửa phi ra. Nó dựng cái xe đạp lên ngay ngắn, móc ra tờ 500 nghìn rồi kẹp vào tờ giấy, để vào giỏ cái xe đạp, trên tờ giấy nó nhờ tôi viết hộ rằng: “Tôi vô tình làm gãy yên xe của bạn. Hãy cầm tiền này để sửa xe, và hãy tha lỗi cho tôi”. Hôm sau, cũng đúng lúc đánh lái ra cổng, tôi lại quệt vào cái xe đạp cũ nát đó. Lần này thì cái yên không văng ra nữa mà là cái bàn đạp. Thằng Nhật lại nhảy xuống, dựng xe lên, bỏ 500 nghìn vào giỏ xe rồi để lại mảnh giấy: “Tôi vô tình làm gãy bàn đạp của bạn. Hãy cầm tiền này để sửa xe, và hãy tha lỗi cho tôi”. Hôm sau nữa, cũng đúng lúc đánh lái ra cổng, tôi lại quệt vào cái xe đạp đó. Lần này thì cái yên và cái bàn đạp không văng ra nữa mà là cái chắn xích. Tuy nhiên, hôm đó không có thằng Nhật đi cùng mà chỉ có mình tôi trên xe, vậy nên tôi phóng thẳng. Đang định nhấn ga lao đi thì từ bên đường, một mụ già lao ra chặn ngay đầu xe tôi, mụ vừa dang hai tay, vừa gào thét: - Thằng chó! Dừng lại đền tiền sửa xe cho bà đi chứ! Tại sao hôm nay mày lại bỏ chạy?! Tôi nghe vậy thì mở cửa, thò đầu ra bảo: - Thôi đi bà ơi! Cái xe của bà bán cho đồng nát chắc được hai chục! Hôm nay có mình tôi thôi, thằng Nhật không đi cùng đâu! Nghỉ sớm đi! Rồi một lần khác, đang vội nên tôi vượt đèn đỏ và bị công an tuýt còi. Theo bản năng, tôi nhấn ga vọt lên. Công an thấy tôi chạy thì cũng không đuổi theo nữa. Tưởng là xuôi, ai ngờ thằng Nhật ấy chửi tôi, nó nói rằng vượt đèn đỏ và bỏ chạy là phạm luật. Rồi nó bắt tôi quay xe lại chỗ công an nộp phạt đàng hoàng xong mới đi tiếp. Đúng là thằng dở hơi! Lái xe cho thằng Nhật hâm ấy một thời gian thì tôi đã hiểu được tính cách của nó. Đi đường thấy cái vỏ bao cám con cò nào vứt bên đường thì tôi tự giác dừng lại cho nó xuống nhặt; chẳng may có quệt vào xe cộ hay đồ đạc của ai gây hư hỏng thì tôi cũng tự giác dừng lại để nó xuống trả tiền bồi thường; có lỡ quen chân vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều thì cũng tự giác vòng xe ra chỗ mấy anh công an để nộp phạt. Hôm ấy, thằng sếp Nhật bảo tôi ra sân bay đón một thằng Nhật khác. Cái thằng Nhật này mặt cứ lầm lì, từ lúc lên xe nó không nói với tôi câu nào. Tôi cũng chả quan tâm mà chỉ tập trung vào lái xe. Tập trung là thế, ấy vậy mà qua ngã tư tôi lại quen chân vượt đèn đỏ, và lại bị công an tuýt còi. Tôi đang giảm tốc độc và cho xe chầm chậm táp vào lề bên phải theo hiệu lệnh của anh công an giao thông thì bất chợt thằng Nhật đó hét lên, và nó hét bằng tiếng Việt: - Mày dừng lại làm cái gì! Chạy luôn đi! Đường đông thế này công an không đuổi theo đâu! - Em tưởng anh là người Nhật? – Tôi hỏi hắn bằng giọng thảng thốt! - Tao là người Nhật, nhưng tao sống ở Việt Nam mấy chục năm rồi! Chạy nhanh lên! __ Nguồn: Trung tâm tiếng nhật Akira Education – Học tiếng nhật cơ bản
Ðề: Cười cay đắng từ câu chuyện ‘Lái xe cho ông sếp Nhật dở hơi’ gặp mình mình ứ chịu làm đâu, đi làm công mà còn bị z nữa thì đắng lắm
Ðề: Cười cay đắng từ câu chuyện ‘Lái xe cho ông sếp Nhật dở hơi’ đúng là cười ra nước mắt thật! quá khổ
Ðề: Cười cay đắng từ câu chuyện ‘Lái xe cho ông sếp Nhật dở hơi’ nhưng ai cũng như ông nhật đầu tiên thì nước nhà giầu to. ý thức làm việc quá tôt, bên nhật túi xách bằng bao cám con cò đang là mốt đây cm à. đừng cười,
Ðề: Cười cay đắng từ câu chuyện ‘Lái xe cho ông sếp Nhật dở hơi’ người VN cũng nên học cái "dở hơi" của mấy ông người Nhật thì đất nước mới pt được!!!
Ðề: Cười cay đắng từ câu chuyện ‘Lái xe cho ông sếp Nhật dở hơi’ Đọc xong truyện này, chả biết có nên cười cái sự "dở hơi" ấy của ông Nhật hay không nữa!!!??
Những câu chúc tết bằng tiếng Nhật hay nhất Mỗi năm tết ( Tiếng Nhật là お正月- Oshougatsu hay 新年 – Shinnen) đến mọi người đều giành tặng cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất về sức khoẻ, may mắn, hạnh phúc, tiền tài – danh vọng. Những câu chúc mừng năm mới bằng tiếng Việt thì mọi người ai cũng biết rồi. Còn những câu chúc tết bằng tiếng Nhật thì sao nhỉ? Những bạn nào đang học tiếng nhật hoặc đang ở Nhật Bản thì nên biết những câu chúc mừng năm mới bằng tiếng Nhật để dùng mỗi khi tết đến. Năm nay là năm con Dê – Mùi, tiếng Nhật là 未 – ひつじ(hitsuji) 新年のお祝い言葉 – Những câu chúc mừng măm mới @ Chúc mừng năm mới : 明けましておめでとうございます(Akemashite omedetou gozaimasu) -> Đây là câu được dùng nhiều nhất khi mọi người gặp nhau lần đầu tiên trong năm mới để bắt đầu câu chuyện. Câu này cũng có thể thay bằng câu: 新年おめでとうございます. Với ý nghĩa tương tự như trên. @ Chúc một năm tốt lành: よいお年を (Yoi otoshi o) – Câu này thường dùng vào những ngày cuối năm khi chào tạm biệt để chúc mọi người sẽ có một năm mới tốt lành. @ Chúc năm mới mọi việc xuôn sẻ: 新しい年が順調でありますように ( Atarashi i toshi ga junchoude arimasuyou ni) @ Chúc gặp nhiều may mắn trong chuyện tiền bạc: 金運に恵まれますように (Kinun ni megumaremasu youni) @ Chúc làm ăn phát đạt: 財源が広がりますように ( Zaigen ga hirogarimasu youni) @ Chúc ngày càng trở nên giàu có: ますます裕福になりますように ( Masumasu yuufukuni narimasu youni) @ Chúc năm mới sẽ mang lại nhiều điều may mắn- hạnh phúc: 幸運がもたらしますように (Kouun ga motarashimasu youni) @ Chúc mọi sự ( Vạn sự) đều thuận lợi 万事順調にいきますように (Manji junchou ni ikimasu youni) __ Nguồn: Trung tâm tiếng nhật Akira Education – Trung tâm dạy tiếng nhật tại Hà Nội – Học tiếng nhật cơ bản
Ðề: Cười cay đắng từ câu chuyện ‘Lái xe cho ông sếp Nhật dở hơi’ hjhj, chết cười vì cau chuyện của cậu này
Vài câu tán tỉnh bằng tiếng Nhật cho anh em ) Dành cho bạn nào đang học tiếng nhật, đang ở Nhật Bản hoặc để chém gió cũng vui Anh iu em kimino koto ga daisuki desu 君のことが大好きです Anh đang yêu watashi ha aishiteiru 私は愛している Quá khứ bây giờ hay tương lai anh sẽ mãi mãi ở bên em kakodemo genzaidemo syouraidemo kiminosoba ni zutto iru 過去でも現在でも将来でも君のそばにずっといる Không có em anh chẳng là gì omae ga inakya ore ha dame お前がいなきゃおれはだめ Anh tin rằng sẽ có thể làm cho em hạnh phúc. VÌ đứa trẻ trong bụng hãy cùng yêu thương nhau nhé em ore ha omae wo shiawase ni suru jishin ga aru. onaka no ko no tamenimo shiawase ni narou! 俺はお前を幸せにする自信がある。お腹の子のためにも幸せになろう! Câu này hơi điêu nhỉ. Người Việt Nam mình gọi là ăn cơm trước kẻng còn Nhật thì gọi là dekichattakon(できちゃった婚) Mỗi ngày mỗi ngày anh đều muốn nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt em mainichi mainichi, kimi no egao wo mitai 毎日毎日、君の笑顔を見たい Đừng buồn nữa, hãy cố gắng lên đi em mou sabishiku naranaide, ganbatte kudasai もう寂しくならないで、頑張ってください __ Nguồn: Trung tâm tiếng nhật Akira Education – Trung tâm dạy tiếng nhật tại Hà Nội – Học tiếng nhật cơ bản
7 quy tắc bạn nên biết khi học tiếng Nhật Dù bạn tự học tiếng Nhật hay đến trung tâm tiếng nhật thì chính bản thân bạn, cách học của bạn mấy là điều quan trọng. Mình xin chia sẻ với các bạn một số quy tắc khi học tiếng nhật mà mình đã áp dụng và thành công. Chúc các bạn học tốt. trung tâm tiếng nhật tại hà nội @Quy tắc số 1: Luôn luôn học và ôn tập nhóm từ, không phải từng từ riêng lẻ Không bao giờ học một từ riêng lẻ. Khi bạn gặp từ mới, luôn luôn nhớ viết ra nhóm từ sử dụng nó. Và khi ôn lại cũng ôn luôn nhóm từ, không ôn một từ. Sưu tập nhóm từ: Ngữ pháp và kỹ năng nói sẽ tăng nhanh hơn 6 – 8 lần. Đừng bao giờ học một từ riêng lẻ. Đừng bao giờ viết một từ riêng lẻ vào tập vỡ mà hãy luôn nhớ viết cụm từ. @Quy tắc số 2: Không học ngữ pháp Ngay bây giờ đừng học ngữ pháp. Hãy để sách ngữ pháp ra xa. Quy tắc ngữ pháp chỉ dạy bạn nghĩ về tiếng Nhật, bạn muốn nói tiếng Nhật một cách tự nhiên mà không cần suy nghĩ hãy học tiếng Nhật mà không học ngữ pháp, việc nói của bạn cải tiến nhanh chóng, bạn sẽ nói tiếng Nhật tự nhiên. Tôi chắc rằng bạn đã mất quá nhiều thời gian cho việc học ngữ pháp mà không thể nói tiếng Nhật được một cách trôi chảy. @Quy tắc số 3: Nghe trước Quy tắc nào quan trọng nhất? Câu trả lời đơn giản, đó là nghe. Bạn phải nghe tiếng Nhật mỗi ngày. Đừng đọc sách. Nghe tiếng Nhật, là chìa khóa để thành công trong việc học tiếng Nhật. Hãy bắt đầu tập nghe mỗi ngày. Học bằng tai, không học bằng mắt. Ở trường bạn học tiếng Nhật bằng mắt. Bạn đọc sách, bạn nắm quy tắc ngữ pháp. Với phương pháp Efforless Japanese, bạn học tiếng Nhật bằng tai, không phải bằng mắt. Hãy nghe tiếng Nhật từ 2 – 3 giờ mỗi ngày. Hãy dành thời gian để nghe tiếng Nhật – đó là chìa khóa để nói giỏi. @Quy tắc số 4: Học chậm, học thật kỹ là tốt nhất Làm thế nào để nói tiếng Nhật tự động. Đừng học nhiểu từ vựng trong một thời gian ngắn, số lượng không phải là yếu tố quyết định mà chính là chất lượng của bài học đi kèm với thời gian học. Bí mật nói dễ là học từ và cụm từ thật kỹ. Không chỉ biết định nghĩa, không chỉ nhớ để làm bài thi mà bạn phải ghi vào sâu trong trí nhớ. Để nói tiếng Nhật dễ, bạn phải lặp lại mỗi bài học nhiều lần. Học kỹ, nói dễ như thế nào? Chỉ cần lặp lại tất cả những bài học hoặc nghe nhiều lần. Chẳng hạn, nếu bạn có sách nói, hãy nghe chương đầu tiên 20 lần trước khi nghe đến chương thứ hai. Bạn có thể nghe chương đầu tiên 3 lần mỗi ngày trong 10 ngày. @Quy tắc thứ 5 : Sử dụng những câu chuyện ngắn Đây là một cách hiệu quả để học và sử dụng tiếng Nhật một cách tự động. Hãy sử dụng những câu chuyện ngắn, bạn phải học ngữ pháp bằng cách nghe tiếng Nhật thực tế. Cách tốt nhất là nghe cùng một câu chuyện nhưng ở các thì khác nhau: quá khứ, hoàn thành, hiện tại, tương lai. @Quy tắc thứ 6: Chỉ sử dụng bài học và tài liệu thực tế Bạn học tiếng Nhật thực tế nếu bạn muốn nói tốt và hiểu được người nói tiếng Nhật bản ngữ. Hãy sử dụng các tạp chí thực tế, chủ đề có âm thanh, chương trình TV, phim, bài nói chuyện trên radio và sách nói. Học tiếng Nhật thực tế, không học tiếng Nhật qua sách. @Quy tắc thứ 7: Nghe và trả lời thay vì nghe và lặp lại Trong các câu chuyện ngắn, người nói hỏi nhiều câu đơn giản. Mỗi lần bạn nghe một câu hỏi, hãy tạm ngưng và trả lời nó. Hãy tập trả lời câu hỏi thật nhanh mà không cần suy nghĩ. Chính cách học phản xạ đơn giản này đã hình thành tương tác ngôn ngữ mới cho người học và mang lại một kết quả không thể ngờ. Quy tắc này cũng được áp dụng triệt để trong phương pháp nói tiếng anh kinh điển Crazy English. Với 7 quy tắc học nói tiếng Nhật trên, tôi hi vọng có thể phần nào giúp bạn đọc có thể hình dung ra một phương pháp học mới, khác hoàn toàn với những phương pháp truyền thống nhưng đạt hiệu quả cao. Nguồn: Trung tâm tiếng nhật Akira Education - Học tiếng nhật tại hà nội
Ðề: 7 quy tắc bạn nên biết khi học tiếng Nhật Mình đang học tiếng Anh và đang băn khoăn không biết nên chọn tiếng Nhật hay tiếng Pháp làm ngôn ngữ thứ 2 Ai có kinh nghiệm rồi chỉ mình với thanks nhiều
Những cấu trúc tiếng Nhật dùng khi phỏng vấn! Bạn học tiếng nhật để có công việc tốt hơn. Đây là những gì bạn cần khi chuẩn bị xin việc tại một công ty Nhật Bản?. Hãy chuẩn bị thật kĩ để tự tin trong tất cả những buổi phỏng vấn nhé! I. Hãy dùng dạng lịch sự “masu”-form Ví dụ 1: SAI: 長くアルバイトをしていたんで,経験があります. ĐÚNG: 長くアルバイトをしていましたので,~ Cách trên là cách nói với bạn bè. Với ~ので,~から bạn phải dùng dạng ます trước đó: 忙しかったですので,~ 転職したいと思いますから,~ Chú ý là để chỉ nguyên nhân bằng ため “tame” thì không phải dạng “masu” mà là Vる( thể từ điển): 忙しかったため,~ 出張しているため,~ Bởi vì đây không phải là một vế câu độc lập mà chỉ là một bộ phận trong vế câu. Tóm lại cứ là VẾ CÂU thì bạn phải kết thúc dạng “masu”. Mà một câu thì có thể có nhiều vế câu: スキルアップをしたいですので,転職しようと思います. Vế nào cũng phải là dạng chuẩn “masu”-form. II.Dạng “masu” kể cả trong vế câu “Nếu” Ví dụ: メールが届いたら,~ meeru ga todoitara Ở đây là dạng nếu của “tokoku” (tới, đến), thì nên dùng là: メールが届きましたら,~ meeru ga todokimashitara Thay vì あったら attara (nếu có) thì sẽ là ありましたら (arimashitara) thì đúng chuẩn mực xã giao hơn. III.Không dùng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ thân mật, suồng sã Thường giới trẻ chuộng ngôn ngữ “trẻ” và nói tắt nhiều thứ, ví dụ: - やはり yahari thì thành やっぱり yappari hay gọn hơn là やっぱ yappa. Bạn phải tuyệt đối tránh “yappa” mà phải dùng “yahari” nếu không sẽ bị đánh giá là bất lịch sự. - Bạn cũng không nên xài “Naruhodo” vì đây là ngôn ngữ nói chuyện bạn bè, thay vào đó là: そうですか Thế ạ? Hoặc: そのとおりですね sono toori desu ne - Không dùng どうもありがとう Doumo arigatou mà bắt buộc phải có ございます gozaimasu. IV.Dùng từ ngữ lịch sự Từ ngữ lịch sự là cách biến một từ thành dạng lịch sự của nó. Cần phân biệt từ ngữ lịch sự và cách nói lịch sự với 尊敬語 sonkeigo (TÔN KÍNH NGỮ = từ ngữ tôn kính) và 謙譲語 kenjougo (KHIÊM NHƯỜNG NGỮ = từ ngữ khiêm nhường) vì bản chất chúng khác nhau và được kết hợp với nhau để thành tiếng Nhật chuẩn mực. Khi nói về “câu chuyện” thì không phải là 話 hanashi mà phải là お話 ohanashi, điện thoại thì thay vì dùng 電話 denwa phải là お電話 odenwa, “liên lạc” là ご連絡 gorenraku thay vì 連絡 renraku, “thông báo” phải là お知らせ o-shirase. Ví dụ: “Tôi sẽ liên lạc” => ご連絡をします gorenraku shimasu hay lịch sự hơn là ご連絡をいたします gorenranku wo itashimasu. “Tôi sẽ gửi” thì nên là お送りします o-okuri shimasu thay vì 送ります okurimasu. いいですか ii desu ka (Có được không ạ?) thì nên là よろしいですか yoroshii desu ka: “yoroshii” là dạng lịch sự của “ii”. V.Từ ngữ tôn kính, từ ngữ khiêm nhường Khi nói về đối phương thì bạn nên dùng từ ngữ tôn kính (sonkeigo), khi nói về bản thân thì dùng từ ngữ khiêm nhường (kenjougo), ví dụ: Cùng là する (suru = làm) nhưng dạng tôn kính là “nasaru”, còn dạng khiêm nhường là “itasu”. - “Anh đã liên lạc chưa?” ご連絡をなさいましたか? go-renraku wo nasaimashitaka. - “Tôi đã liên lạc rồi” ご連絡をいたしました go-renraku wo itashimashita. Ở đây “go-renraku” là dạng lịch sự của “renraku”, dùng trong cả hai trường hợp. Phân biệt Tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ, dạng lịch sự : - Tôn kính ngữ : Khi nói về hành động của đối phương ( Khi hỏi) Khiếm nhường ngữ: Khi nói về hành động của bản thân (Khi trả lời) - Tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ khác dạng lịch sự ở chỗ: +Tôn kình ngữ và khiêm nhường ngữ động từ có thể để ở dạng từ điển. + Dạng lịch sự bắt buộc phải có desu và masu TIẾNG NHẬT PHỎNG VẤN - Khi mở cửa vào thì bạn nên chào họ là: 今日は![Tên bạn]と申します.どうぞよろしくお願いします. Konnichiwa! [Tên bạn] to moushimasu. Douzo yoroshiku onegai shimasu. = Chào các anh chị! Tôi là XYZ. Xin nhờ mọi người giúp đỡ. Có thể lịch sự hơn là “onegai itashimasu”. Ở đây 申します moushimasu là dạng khiêm nhường của 言います iimasu. - Khi ra về: 失礼します shitsurei shimasu = Tôi xin phép (ra về) (kanji: THẤT LỄ) * Chú ý là, trong cuộc phỏng vấn có thể người tuyển dụng sẽ sử dụng cách nói lịch sự, ví dụ: 今までどんなお仕事をなさいましたか? Ima made donna oshigoto wo nasaimashita ka? Cho tới giờ bạn đã làm công việc như thế nào? Ở đây nasaimashita là lịch sự của shimashita mà thôi. - Nếu bạn không hiểu thì có thể hỏi: XYZとは何ですか XYZ towa nan desu ka = XYZ nghĩa là gì ạ? Ví dụ 「雇用」とは何ですか. Hoặc là: 聞き取れませんでしたので,もう一度おっしゃっていただけますか? Kikitoremasen deshita no de, mou ichido osshatte itadakemasu ka? Vì tôi không nghe được nên anh/chị có thể nói lại lần nữa cho tôi được không ạ? おっ しゃる ossharu là dạng tôn kính của 言う iu. Hoặc có thể bạn nói là もう一度お話していただけますか (mou ichido o-hanashi shite itadakemasu ka) cho đơn giản cũng được. Bước vào công ty おはいよございます!ohaiyo gozaimasu Đây là lời chào khi bạn bước vào công ty, bất kể là khi đó đã trưa hay chiều, thậm chí là tối. Tức là “ohaiyo gozaimasu” là cái chào khi lần đầu gặp nhau trong ngày, chứ không hẳn là buổi sáng. Ra về お先に osaki ni = Tôi về trước đây Hoặc: お先に失礼します osaki ni shitsurei shimasu = Tôi xin phép về trước (Nghĩa đen: Tôi thất lễ trước) Hoặc dài dòng hơn thì là: 「お疲れ様でした.お先に失礼します.」otsukare sama deshita. osaki ni shitsurei shimasu. Khi có người khác về trước Khi họ ra về bạn sẽ chào: お疲れ様でした otsukare-sama deshita = “Chào anh/chị” (Nghĩa đen: Anh/chị đã mệt rồi) Nếu là cấp trên thì có thể chào kiểu: お疲れさん! o-tsukare san! = “Chào nhé”. Bạn không được dùng kiểu chào này với cấp trên nhé. Khi cám ơn người khác vì họ hoàn thành công việc (của họ) お疲れ様でした otsukare sama deshita Hoặc: ご苦労様でした go-kurou sama deshita (kanji: KHỔ LAO) => “Cám ơn anh/chị nhé” / “Anh/chị đã vất vả quá”, v.v… Cấp trên thì có thể nói với cấp dưới là ご苦労さん!go-kurou san! = “Cám ơn nhé”. Học nói chuẩn mực không khó (thật ra rất dễ), chỉ cần bạn có ý thức về nó thôi. Đọc bài viết này là đủ kiến thức căn bản để bạn nói chuẩn mực rồi đó. Nguồn: Trung tâm tiếng nhật Akira Education - Trung tâm tiếng nhật tại Hà Nội - Học tiếng nhật tại hà nội
Tên các loài hoa trong tiếng nhật! Dành cho mấy bợn đang học tiếng nhật hoặc yêu thích văn hóa Nhật bản. Hoa tuyết (tháng 1) : スノーフレーク (Sunoufureiku) (snowflake) Hoa diên vĩ (tháng 2): 菖蒲 (Ayame) Hoa thủy tiên (tháng 3): 水仙 (Suisen) Hoa đậu leo (tháng 4): 蝶豆擬 (choumamemodoki) Hoa lan chuông (tháng 5): 鈴蘭 (スズラン) (suzuran) Hoa hồng (tháng 6): 薔薇 (Bara) Hoa phi yến (tháng 7): 飛燕草(hiensou) hay ラークスパー (rakusubaa) Bồ công anh (tháng 8): 蒲公英 (Tanpopo) Hoa bìm bìm (tháng 9): 朝顔 (asagao) Hoa cúc vàng (tháng 11): シマカンギク (shimakangiku) Hoa thủy tiên trắng (tháng 12): 白い水仙 (shiroisuisen) Hoa anh đào : 桜 (sakura) Hoa thạch thảo: 紫苑(shion) Hoa tử đinh hương:ムラサキハシドイ (murasaki hashidoi) Hoa kim ngân: スイカズラ (suikazura) Hoa bất tử:ムギワラギク (mugiwaragiku) Hoa anh thảo: シクラメン (shikuramen) Hoa Anh túc: 芥子の花 (kesinohana) Hoa bách hợp: 百合 (yuri) Hoa bồ công anh: 蒲公英 (tanpopo) Hoa bướm: 菫 (sumire) Hoa cẩm chướng: 撫子 (nadeshiko) Hoa cẩm tú cầu: 紫陽花 (ajisai) Hoa cúc: 菊 (kiku) Hoa dâm bụt: 葵 (aoi) Hoa đào: 桃 (momo) Hoa diên vỹ: 菖蒲 (ayame) Hoa đỗ uyên: 石楠花 (shakunage) Hoa hồng: 薔薇 (bara) Hoa hướng dương: 向日葵 (himawari) Hoa lan: 欄 (ran) Hoa lan chuông: 鈴蘭 (suzuran) Hoa lay ơn: グラジオラス (gurajorasu) Hoa loa kèn nhện đỏ: 彼岸花 (higanbana) Hoa mai: 梅 (ume) Hoa mẫu đơn: 花王 (kaou) Hoa mộc lan: 木蓮 (mokuren) Hoa nhài: ジャスミン (jasumin) Hoa quỳnh: 月下美人 (Gekkanbijin) Hoa sen: 蓮 (hasu) Hoa thu hải đường: 秋海棠 (Shuukaidou) Hoa thược dược: 天竺牡丹 (tenjikubotan) Hoa Thuỷ tiên: 水仙 (suisen) Hoa tiểu túc cầu: 小手毬 (kodemari) Hoa trà: 椿 (tsubaki) Hoa tử đằng: 藤 (fuji) Hoa tulip: チューリップ (chuurippu) Hoa tường vi: 野茨 (ノイバラ) (Noibara) Hoa xương rồng: 仙人掌 (saboten) Nguồn: Trung tâm tiếng nhật Akira Education - Trung tâm tiếng nhật tại Hà Nội - Học tiếng nhật tại hà nội
Người Việt học Tiếng Nhật và những vấn đề! Khi quyết định chọn học một ngôn ngữ mới, nhất là ngôn ngữ khó như Tiếng Nhật, hầu như ai cũng gặp phải những khó khăn bước đầu. Vậy những vấn đề ấy là gì? Và phải khắc phục nó như thế nào? Bảng chữ cái: Điều mà ai cũng có thể nhận ra là hệ thống chữ Tiếng Việt là chữ Latin, còn tiếng Nhật thuộc loại chữ tượng hình, nên bất kì người Việt nào bắt đầu học tiếng nhật cũng đều không khỏi bỡ ngỡ. Nhưng dần dần chúng ta sẽ quen và còn cảm thấy thú vị với thể loại chữ " giun sán" này nữa Tiếng Nhật có 2 bảng chữ cái: Hiragana (chữ thuần Nhật あ う い え お。。。) và Katakana (chữ dùng để viết những tiếng du nhập từ nước ngoàiア ウ イ エ オ 。。。)、và thêm khoảng 3000 từ chữ Hán ( chữ Hán phồn thể) thông dụng (còn gọi là Kanji). Để thuộc bảng chữ cái, chúng ta mất khoảng một tuần. Ngữ pháp: Ngữ pháp tiếng Nhật ngược so với tiếng Việt. Tức là khi đọc một câu Tiếng Nhật thì bạn phải dịch ngược từ cuối lên. Ví dụ: “Anh yêu em” trong tiếng Nhật là “Anh em yêu” (私はあなたに愛してるよ - Động từ luôn đứng ở cuối câu) nên các bạn mới học sẽ thấy hơi ngượng. Phát âm: Tiếng nhật phát âm khá dễ dàng (viết thế nào nói thế đấy), nhưng để nói tiếng Nhật hay thì phải chú ý đến âm điệu. Có một số từ viết giống nhau nhưng chỉ hơi thay đổi ngữ điệu là thành từ khác nhau. Ví dụ あめ (đọc là a me) nếu lên cao ở chữ đầu tiên thì là Kẹo, còn lên cao ở sau thì là Mưa. Người Việt Nam có lợi thế học tiếng Nhật vì trong tiếng Nhật có Kanji là chữ có nguồn gốc từ Trung Quốc mà trong tiếng Việt cũng có nhiều từ tiếng Hán nên có nhiều từ phát âm giống tiếng Nhật như từ Thái độ tiếng Nhật là “tai do”, từ ý kiến tiếng nhật là “i ken”, luyến ái thì là “ren ai” Và như thế việc học tiếng Nhật trở nên thú vị. Tiếng nhật mượn khá nhiều từ của tiếng Anh, tuy nhiên phiên âm khác đi một tí. Ví dụ class = ku ra su, max = ma su, nên người Nhật nói tiếng Anh cảm giác rất cứng. Tuy chữ viết và cấu trúc câu khác nhau, nhưng khi học quen rồi bạn sẽ để ý được sẽ có rất nhiều điểm tương đồng giữa tiếng Nhật và Tiếng Việt đó! Chúc các bạn học tốt và đạt được trình độ cao nhất! Nguồn: Trung tâm tiếng nhật Akira Education - Trung tâm tiếng nhật tại Hà Nội - Học tiếng nhật tại hà nội
Ðề: Phương pháp học kaizen từ Nhật Bản Phương pháp này có thể áp dụng cho rất nhiều môn học khác nhau đúng không ạ, không chỉ tiếng Nhật.