Kinh nghiệm: Phương Pháp Montessori Là Gì? 3 Câu Nói Tạo Động Lực Giúp Trẻ Phát Triển Toàn Diện

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi Spider112, 20/9/2019.

  1. Spider112

    Spider112 Thành viên mới

    Tham gia:
    28/8/2019
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Montessori được xem làm một trong những phương pháp hàng đầu trong việc định hình tính cách và phát triển toàn diện nhất. Vậy phương pháp montessori là gì và đâu là những câu nói giúp bạn hiểu hơn về trẻ cũng như giúp trẻ nâng cao tư duy một cách toàn diện nhất.

    Phương pháp Montessori là gì?

    Trên thực tế, Montessori là phương pháp giáo dục trẻ bằng trực quan dựa trên việc tôn trọng cá tính riêng biệt của từng trẻ cũng như tính tự lập và tự do. Với những bài giảng và giáo cụ đặc biệt, phương pháp Montessori sẽ giúp xây dựng cho trẻ những nền tảng cơ bản, giúp trẻ phát triển toàn diện về khả năng tư duy, thu nhận kiến thức cũng như kỹ năng sống từ rất sớm. Giúp trẻ làm chủ và định hình tính cách, kỷ luật của chính mình ngay từ khi còn nhỏ.

    [​IMG]

    Cùng với việc hiểu rõ phương pháp Montessori là gì, phụ huynh cũng cần nắm được những lĩnh vực mà phương pháp này hướng tới. Montessori sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện trên 5 lĩnh vực:
    • Thực hành cuộc sống: Để trẻ có thể phát triển ở lĩnh vực này một cách hoàn hảo, giáo viên sẽ giúp trẻ nắm vững các kỹ năng tự phục vụ như mặc quần áo, chuẩn bị đồ dùng cá nhân hay đồ ăn và chăm sóc môi trường sống một cách tốt nhất.

    • Giác quan: Phương pháp Montessori sẽ giúp trẻ biết cách sử dụng 5 giác quan để phát triển toàn diện.

    • Ngôn ngữ: Thời điểm từ 2-6 tuổi là khoảng thời gian phù hợp nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Vì vậy, những bài tập trong Montessori sẽ giúp trẻ có thể bày tỏ rõ những suy nghĩ của mình cũng như phát triển vốn từ và cách giao tiếp một cách hiệu quả nhất.

    • Văn hóa: Không chỉ là những bài giảng khô khan, phương pháp Montessori sẽ giúp trẻ hiểu rõ về văn hóa, nghệ thuật hay khoa học,... một cách trực quan và thú vị nhất. Điều này không chỉ giúp nâng cao tầm hiểu biết mà còn giúp trẻ kích thích tò mò và tư duy một cách hiệu quả.

    • Toán: Cho trẻ tiếp xúc với những con số, phép tính hay hình học bằng những giáo cụ đặc biệt là phương thức tuyệt vời giúp kích thích tư duy và tạo sự hứng thú học tập cho trẻ một cách tốt nhất.
    3 câu nói tạo động lực giúp trẻ định hình tính cách

    “Đừng làm phiền, cậu bé đang tập trung”

    Không chỉ đối với trẻ mà ngay cả người lớn, khi một người khác quan tâm đến vấn đề bạn đang tập trung hoặc vô tình quan sát cũng có thể khiến nguồn suy nghĩ của bạn bị cắt ngang, hoặc đơn giản là bạn cảm thấy ngại ngùng và không thoải mái vì những hành động đó.

    [​IMG]

    Đối với trẻ cũng vậy, chúng thường có xu hướng từ bỏ hoặc bị gián đoạn mạch suy nghĩ khi bố mẹ vô tình thấy chúng đang làm một việc gì đó và hỏi “con đang làm gì đấy?”. Vì vậy, bố mẹ hãy cố gắng để trẻ có một không gian riêng, âm thầm quan sát và khen ngợi hoặc hỏi trẻ sau khi trẻ đã hoàn thành công việc của mình. Điều này không chỉ giúp trẻ cải thiện tính tập trung mà còn giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng cũng như có không gian riêng của mình.

    Montessori được xem là phương pháp hàng đầu giúp bảo vệ sự tập trung của trẻ. Các lớp học cho phép trẻ có thời gian làm việc riêng trong khoảng 3 giờ đồng hồ. Điều này sẽ giúp trẻ cải thiện độ tập trung và hiểu rõ hơn về những vấn đề mà mình đang tìm hiểu.

    “Trong lớp, chúng ta….”

    Đây được xem là một trong những quy tắc hàng đầu giúp hình thành tính kỷ luật cho trẻ. Chắc hẳn không ít lần bạn phải dồn hết cơ mặt và nói lớn “ngồi xuống” hay “con không được làm như thế”, “dừng ngay” vân vân và mây mây. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những điều này gần như không có tác dụng mà thậm chí còn gây ra sự chống đối ở trẻ.

    “Trong lớp (trong bàn ăn, ở nhà), chúng ta…” được xem là một “câu thần chú” giúp nhắc nhở trẻ về các quy tắc trong lớp học hay ở nhà để trẻ có thể điều chỉnh hành vi của mình. Hình thành suy nghĩ của trẻ ngay từ khi còn nhỏ rằng đây là không gian mà con sẽ không được làm điều gì đó, giúp trẻ dễ dàng hợp tác và nhận ra trách nhiệm của mình cũng như nhận được sự tôn trọng.

    [​IMG]

    “Con nghĩ gì về bài làm của mình?”

    Làm thế nào để có thể vừa kích thích tư duy, vừa hiểu suy nghĩ của trẻ mỗi ngày? Đây chắc chắn là câu hỏi mà bạn không thể bỏ qua. Bởi lẽ, thay vì những câu trả lời, câu khen ngắn gọn sẽ chỉ giúp trẻ cảm thấy được khen ngợi thay vì giúp trẻ hiểu rõ mình được khen ngợi vì điều gì? Hay có những điều đặc biệt gì khi mình làm điều này?

    Nói một cách dễ hiểu, khi trẻ hỏi bạn “Mẹ có thấy tranh con vẽ đẹp không?”, một câu trả lời “mẹ thấy đẹp lắm!” hoàn toàn có thể khiến trẻ vui vẻ nhưng bạn nghĩ thế nào về việc thêm một câu hỏi như “sao con lại chọn màu này cho chỗ này?” hay “con thấy điều gì đặc biệt nhất trong bức tranh này?”. Tin tôi đi, chắc chắn bạn sẽ nhận được những câu trả lời tuyệt vời với sự hứng thú mà bạn chưa từng thấy ở đứa trẻ của mình đâu. Hãy cố gắng để trẻ tự đánh giá những hành động, công việc của mình thay vì chỉ đơn giản là tìm kiếm sự chấp nhận hay cái gật đầu của người khác.

    >> Nguồn: https://unica.vn/blog/giao-duc-som-la-gi-phuong-phap-giao-duc
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Spider112
    Đang tải...


  2. ngocbinhk37

    ngocbinhk37 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    18/3/2019
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    76
    Điểm thành tích:
    28
    Thank bạn đã chia sẻ
    Bài viết hữu ích
     
  3. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,337
    Đã được thích:
    924
    Điểm thành tích:
    773
    Bài viết rất hay, cảm ơn đã chia sẻ
     

Chia sẻ trang này