Thông tin: Phương Pháp Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Hiêu Quả

Thảo luận trong 'Tài chính gia đình' bởi quản lý tài chính, 17/12/2015.

  1. quản lý tài chính

    quản lý tài chính quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

    Tham gia:
    4/12/2015
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Trong quá trình phát triển sự nghiệp nếu bạn bỏ qua khâu quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ là sai lầm. Nếu bạn không biết quản lý tốt những gì bạn đang có, cuộc sống của bạn sẽ chẳng bao giờ có thêm giá trị nào cả. Việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mỗi ngày sẽ giúp bạn tạo dựng thói quen tuyệt vời và có lợi cho cuộc sống của bạn.

    Khi có tiền trong tay, việc đầu tiên bạn sẽ làm là gì?

    – Nhiều người sẽ nghĩ dùng số tiền đó để chi tiêu, mua sắm.

    – Một vài người nghĩ đến việc tiết kiệm số tiền đó.

    – Một số thì nghĩ đến việc đầu tư tiền để có lãi.

    – Nhưng rất ít người nghĩ đến việc quản lý tiền của mình như thế nào….

    Robert Kiyosaki – tác giả của bộ sách Dạy con làm giàu đã khẳng định: “Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn”. Vì vậy khi cầm tiền trong tay, việc đầu tiên không phải là tiêu nó vào việc gì mà hãy nghĩ đến việc quản lý số tiền này như thế nào.

    Theo một báo cáo của các nhà lý luận kinh doanh, các triệu phú trung bình dành khoảng 8,4 giờ mỗi tháng để quản lý và hoạch định tài chính. Trong thực tế, phần lớn chúng ta chưa có phương pháp quản lý tài chính tốt. Vậy làm sao để xây dựng được phương pháp, thói quen quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn nhanh chóng xây dựng được phương pháp quản lý tài chính thông minh và hiệu quả.


    Học hỏi từ những người có kiến thức tài chính

    Cách nhanh nhất để tìm hiểu kiến thức tài chính là giao tiếp, trò chuyện và học hỏi từ các chuyên gia tài chính cũng như những người có am hiểu về tài chính.

    Bạn là người đang bắt đầu tìm hiểu về các phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Vậy bạn có thể gặp gỡ và trao đổi với các chuyên gia tài chính hay doanh nhân có những thành công nhất định trong quản lý tiền bạc và đừng quên hỏi họ về sự thành công và thất bại. Những bài học mà họ chia sẻ sẽ là kiến thức thực tế quý báu bạn có thể áp dụng để quản lý tài chính cho mình.

    Tham gia một khóa học về quản lý tài chính

    Với những lĩnh vực bạn chưa hiểu rõ tại sao bạn không tham gia một khóa học chuyên sâu để cải thiện kiến thức?

    Bạn đang thiếu kiến thức về cách chi tiêu hợp lý, quản lý tiền bạc, tiết kiệm tiền, đầu tư như thế nào với số tiền tiết kiệm,..? Hãy sắp xếp thời gian tham gia một khóa học về phương pháp quản lý tài chính hiệu quả để mở rộng thêm kiến thức của mình và giải quyết tình trạng tài chính hiện tại của mình.

    Bạn sẽ bất ngờ với những kiến thức mình có được sau những khóa học chuyên sâu. Khi bạn hiểu về việc mình sẽ làm, điều đó sẽ mang lại cho bạn sự thoải mái và thành công cho bạn.

    Lập kế hoạch quản lý tài chính thông minh

    Sau khi đã có kiến thức và hiểu về quản lý tài chính bạn hãy bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả. Bản kế hoạch này cần ghi rõ mục tiêu, các bước thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng…nhằm mang lại hiệu quả tối đa.

    Công thức quản lý tài chính “6 cái lọ”

    Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả Jars chỉ với 6 cái lọ là một công thức nổi tiếng khắp thế giới mà rất nhiều người thành công đã áp dụng. Bạn có tò mò về phương pháp tuyệt vời này không?

    Bạn hãy chuẩn bị 6 cái Lọ (có thể là két sắt hay tài khoản ngân hàng). Mỗi cái Lọ có tên và chức năng nhất định. Mỗi khi có tiền (lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng, hoặc bất kể nguồn thu nhập nào) hãy chia khoản tiền này vào ngay 6 cái lọ. Việc này cần làm ngay, tạo thành thói quen.


    1. QUỸ TỰ DO TÀI CHÍNH – FFA: 10%

    Mục đích của quỹ này, bạn có thể tạo ra một cuộc sống như bạn muốn, không phụ thuộc vào người khác. Bạn chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động. Càng nhiều tiền làm việc cho ban, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn. Không bao giờ được sử dụng nguồn này cho việc khác.

    2. QUỸ TIẾT KIỆM DÀI HẠN – LTSS: 10%

    Sử dụng quỹ tiết kiệm dài hạn để thực hiện những ước mơ của bạn. Điều quan trọng không phải là bạn làm được bao nhiêu tiền, mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền. Quỹ này được sử dụng để xây dựng ước mơ, không phải là tiết kiệm cho lúc khó khăn. Hãy nhớ lấy điều đó nhé!

    3. QUỸ GIÁO DỤC NGẮN HẠN – EDU: 10%

    Bạn cần quỹ EDU để rèn luyện phát triển bản thân mỗi ngày. Đầu tư tốt nhất là đầu tư vào việc học; “tầm vóc” của bạn càng lớn, bạn càng hấp dẫn được những thứ lớn, cho dù đó là tiền tài, danh vọng hay hạnh phúc. Bạn dùng quỹ EDUC để mua sách, đọc sách phát triển bản thân mỗi ngày; tham gia các khóa học, đào tạo, diễn thuyết; hay gặp gỡ, giao lưu để học hỏi từ những những người thành công.

    4. QUỸ NHU CẦU THIẾT YẾU – NEC: 55%

    Quỹ NEC giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống. Bạn dùng quỹ này để ăn uống, sinh hoạt; vui chơi, giải trí, mua sắm và các chi phí khác.

    Xin lưu ý: Nếu hiện tại quỹ NEC của bạn ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tăng cường thêm nguồn thu nhập hay cắt giảm chi phí để đạt được tự do tài chính.

    5. QUỸ HƯỞNG THỤ – PLAY: 10%

    Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn tự thưởng cho bản thân và chỉ có bạn được hưởng thụ tiền của mình kiếm ra thì bạn sẽ có nhiều động lực hơn nữa để kiếm thêm nhiều tiền. Hãy tự thưởng cho bản thân mình những món quà mà bạn yêu thích. Đó có thể là một chiếc áo mới, một buổi ăn uống, tụ tập cùng bạn bè, người thân, đi du lịch hay xem một bộ phim ở rạp,…..

    6. QUỸ CHO ĐI – GIVE: 5%

    Quỹ GIVE để giúp bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Cuộc sống còn là sẻ chia, bạn cho đi để nhận lại nhiều hơn. Bạn dùng quỹ GIVE để làm từ thiện; giúp đỡ người thân; gia đình, bè bạn…

    Trên đây là một số phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà bạn có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày để cải thiện tình hình tài chính hiện tại của mình. Nếu bạn đang băn khoăn hay gặp khó khăn trong việc thực hành công thức quản lý tài chính thì có thể bạn sẽ tìm thấy câu trả lời tại khóa học quản lý tài chính tổng hợp WAKE UP VIỆT NAM. Những chia sẻ thực tế của diễn giả Phạm Ngọc Anh sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng cũng như từng bước tiến hành quản lý tài chính hiệu quả ngay hôm nay.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi quản lý tài chính
    Đang tải...


  2. quản lý tài chính

    quản lý tài chính quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

    Tham gia:
    4/12/2015
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Bạn đã có phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho mình chưa? Nếu chưa có hãy cùng chúng tôi học theo phương pháp quản lý tài chính JARS nhé!
     
  3. quản lý tài chính

    quản lý tài chính quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

    Tham gia:
    4/12/2015
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Có người tiêu tiền không tiếc tay, thậm chí họ còn không suy nghĩ mình mua nó để làm gì và nếu còn tiền trong túi họ có thể mua bất kỳ thứ gì mà họ cảm thấy thích. Nhưng ngược lại, lại có nhiều người, họ luôn suy nghĩ trước khi mua bất cứ thứ gì, họ luôn đắn đo, tính toán xem với những câu hỏi, mình mua nó để làm gì? Nó có lợi ích gì cho mình? Mình đã cần đến nó chưa? Vì vậy mà tiền họ bỏ ra đều đem lại cho họ niềm vui.

    quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua-5.jpg
    Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả để luôn sống hạnh phúc
    Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn tiêu tiền để luôn cảm thấy hạnh phúc.

    Tự thưởng cho chính mình

    Những người biết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, chính là những người luôn biết kết hợp giữa kiếm tiền và tiêu tiền.
    Hãy dành cho mình một khoản tiền nhỏ để chiều theo sở thích cá nhân của mình điều đó sẽ giúp bạn giải tỏa stress hiệu quả đấy. Còn với tôi, tôi thường thưởng cho chính mình, mỗi khi đạt được thành công nhỏ hay mỗi khi hoàn thành một công việc gì đó, bởi nó sẽ giúp tôi có thêm động lực hơn, giúp tôi thành công trong cuộc sống. Nếu bạn chưa làm nó bao giờ thì hãy thử thực hiện ngay đi nhé! Bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên đó.

    Làm từ thiện

    Mỗi tháng bạn nên dành một khoản tiền nhỏ để giúp đỡ những người nghèo, khuyết tật… nhé! Có người từng nói với tôi rằng: “Mỗi tháng thu nhập của tôi chỉ có 5 triệu thôi thì làm sao mà làm từ thiện được” và đó là một suy nghĩ mà tôi cảm thấy vô cùng sai lầm và tôi tự hỏi rằng bao nhiêu đối với bạn thì có thể làm từ thiện được? Còn đối với tôi tiền lương của bạn ít hay nhiều không quan trọng mà quan trọng là bạn biết quản lý tiền một cách hợp lý và có một tấm lòng hảo tâm thì không gì bạn không thể làm được. Bởi bí quyết để sống một cuộc sống hạnh phúc chỉ đơn giản là hãy cho đi, cho đi những gì mình có và giúp đỡ hết mình những gì mà mình có thể làm được, chỉ có như vậy mới làm bạn sống hạnh phúc mỗi ngày.

    Đi du lịch

    Sau bao nhiêu tháng làm việc mệt mỏi và bạn muốn nghỉ ngơi, thư giãn vài ngày thì đi du lịch chính là một lựa chọn hàng đầu dành cho bạn, hãy dành một khoản tiền hàng tháng để biến ước mơ đi du lịch dài ngày của bạn thành hiện thực nhé! Cho dù số tiền lương của bạn mỗi tháng ít hay nhiều điều đó không quan trong, chỉ cần bạn biết cách chi tiêu hợp lý, thì tất cả mọi thứ sẽ không bao giờ khó khăn đối với bạn cả. Bạn có thể đi du lịch theo nhiều cách khác nhau để phù hợp với số tiền mà mình đã tiếp kiệm được, bạn có thể phượt khắp đất nước, cắm trại một ngày hay thâm chí chỉ đơn giản là đi công viên, sở thú … điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn nhiều đó.

    Tham gia khóa học

    Bạn nên tham gia một vài khóa học mà bạn yêu thích, nó không những giúp bạn nâng cao khả năng, năng lực của mình mà nó còn giúp bạn sống hạnh phúc mỗi ngày, khoản đầu tư này sẽ mang lại cho bạn những lợi ích vô cùng bất ngờ. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu và học hỏi làm thế nào để sống một cuộc sống hạnh phúc thì hãy dành một khoản tiền để học nó và nếu bạn muốn chi tiêu tiền hàng tháng của mình hợp lý thì một khóa học quản lý tài chính cá nhân hiệu quả luôn là lựa chon đúng dành cho bạn hay nếu bạn muốn trở thành một người phụ nữ xinh đẹp, quyến rũ, thì tại sao không tham gia một lớp học trang điểm … Tất cả những việc làm đó sẽ khiến bạn bất ngờ với tài năng của mình.

    http://**********/wp-content/uploads/2015/12/quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua-6.jpg
    Khóa học wakeup Phạm Ngọc Anh, giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

    Tặng quà cho những người thân

    Hãy dành cho những người mà bạn yêu thương nhất những món quà nhỏ và bí mật của hạnh phúc đó là khi bạn san sẻ yêu thương với những người thân, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc được nhân lên gấp bội. Và đó là một cách tiêu tiền thông minh nếu như mỗi tháng, bạn dành ra một khoản tiền nhỏ để mua quà tặng những người thân trong gia đình, bố mẹ, anh chị em và những bạn bè, đồng nghiệp… mà bạn yêu quý.
     
  4. haden

    haden Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/8/2012
    Bài viết:
    1,101
    Đã được thích:
    105
    Điểm thành tích:
    103
    E tiết kiệm hết sức có thể, sợ vay vay mượn mượn lắm rồi. Có khoản tiền yên tâm nuôi con,...sống nhẹ nhàng hơn ạ
     
  5. huyennt23

    huyennt23 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/12/2015
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    chắc em cũng phải đăng ký 1 khóa, lương tháng 7tr mà cứ nợ nần chồng chất, chồng con thì k phải nuôi
     
  6. me iu nghé

    me iu nghé

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    15,091
    Đã được thích:
    2,334
    Điểm thành tích:
    913
    công nhận e sợ vay vay mượn mượn lắm .
     
  7. babycuatoi181

    babycuatoi181 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/10/2015
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    đúng là làm quần quật mà đôi khi quên ko tự thưởng cho mình một chuyến du lịch nhỉ :D
     
  8. quản lý tài chính

    quản lý tài chính quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

    Tham gia:
    4/12/2015
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Đôi khi điều khó khăn nhất về tiết kiệm tiền bạc chỉ là bắt đầu. Nó có thể khó khăn để tìm ra những cách đơn giản về tiết kiệm. Hay làm thế nào chi tiêu tiết kiệm để theo đuổi các mục tiêu tài chính của bạn? Dưới đây là 6 cách giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

    quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua-22.jpg

    1. Thiết lập mục tiêu tiết kiệm

    Thiết lập mục tiêu tiết kiệm, làm cho nó dễ dàng hơn nhiều, để bắt đầu. Bắt đầu bằng việc bạn quyết định bao lâu nó sẽ đưa bạn đến với từng mục tiêu.

    Một số mục tiêu ngắn (thường có thể mất 1 – 3 năm) bao gồm:

    – Bắt đầu từ một quỹ khẩn cấp để trang trải 6 tháng đến 1 năm chi phí sinh hoạt ( trong trường hợp bị mất việc làm hay trường hợp khẩn cấp khác).

    – Tiết kiệm tiền cho 1 kỳ nghỉ.

    – Tiết kiệm để mua 1 chiếc xe mới…

    Mục tiêu tiết kiệm dài hạn thường là vài năm hoặc thậm chí vài chục năm và có thể bao gồm:

    – Tiếp kiệm cho hưu trí

    – Để dành tiền sau này cho con bạn học đại học.

    – Tiết kiệm cho một khoản thanh toán xây một ngôi nhà hoặc để sửa sang lại nhà hiện tại của bạn.

    2. Quyết định thứ tự ưu tiên mục tiêu của bạn

    Khi nói đến tiết kiệm tiền những người khác nhau có những ưu tiên khác nhau, vì vậy khi đưa ra thứ tự ưu tiên bạn cần phải cân nhắc cẩn thận. Một phần của quá trình này là bạn có thể chờ đợi bao lâu để tiết kiệm cho một mục tiêu và bạn muốn mỗi tháng cần tiết kiệm bao nhiêu để giúp bạn với tới mục tiêu này. Khi bạn làm điều này cho tất cả các mục tiêu của mình, ra lệnh cho chúng bằng cách ưu tiên và thiết lập để dành tiền cho phù hợp trong ngân sách hàng tháng của bạn.

    Hãy nhớ rằng thiết lập ưu tiên có nghĩa là làm cho có sự lựa chọn. Ví dụ: Nếu bạn muốn tập trung vào tiết kiệm cho hưu trí, một số mục tiêu khác phải đứng ở phía sau, trong khi bạn chắc chắn rằng bạn đang đánh trúng mục tiêu hàng đầu của mình.

    3. Hãy xem lại chi tiêu hàng tháng của bạn

    Xem lại tất cả mọi thứ bạn đã chi tiêu và tất cả những món đồ mà bạn có thể cắt giảm được. Hãy luôn nhớ rằng, mỗi đồng tiền bạn không chi tiêu bây giờ nó sẽ là những đồng tiền giúp bạn xây dựng những ước mơ, những mục tiêu lớn mà bạn đã đặt ra.

    Xem lại chi tiêu hàng tháng của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn đến gần với những kế hoạch tiết kiệm hàng tháng hơn mà còn giúp bạn xác định và sửa chữa những vấn đề một cách nhanh chóng, Với những cách đơn giản giúp bạn tiết kiệm tiền, thậm chí nó còn có thể truyền cảm hứng cho bạn để tiết kiệm nhiều hơn và đạt được mục tiêu của bạn nhanh hơn.

    4. Chú trọng đến những chi phí nhỏ

    Hầu như chúng ta thường rất cẩn trọng với các khoản đầu tư lớn hay mua sắm những món đồ đắt giá. Tuy nhiên, chúng ta có xu hướng chi tiêu thoải mái khi chỉ phải bỏ ra một món tiền nhỏ.

    Nhưng hãy luôn nhớ rằng , những khoản chi nho nhỏ này có thể tích tiểu thành đại.

    Như Suze Orman, cố vấn tài chính tại Merrill Lynch, đã chỉ ra “Nếu bạn đều có thể cắt giảm một chút từ những khoản chi tiêu. Gộp lại, bạn sẽ có một khoản tiết kiệm đáng kể”.

    5. Tập trung vào tương lai

    Chúng ta dễ dàng bỏ tiền để mua một thứ gì đó chúng ta thích. Nhưng nếu cứ chạy theo sở thích như thế, đến cuối cùng, bạn sẽ tiêu hết tiền dù bạn có kiếm được nhiều tiền ở mức nào.

    Hãy chuyển tâm điểm của bạn vào tương lai thay vì thỏa mãn nhu cầu trong hiện tại.

    “Khi trẻ, bạn có thể sống không cần nhiều tiền, nhưng khi về già bạn không thể sống mà thiếu tiền được” – Tennessee Williams, nhà viết kịch và nhà văn người Mỹ.

    6. Thực hành công thức của triệu phú

    Mọi người thông thường sẽ tiết kiệm sau khi đã bỏ ra các khoản chi phí cần thiết. Tuy nhiên, người giàu lại làm ngược lại, và chúng ta gọi đó là Công thức của Triệu phú.

    Dựa vào thu nhập của mình, người giàu sẽ dành riêng một tỷ lệ nhất định cho cộng đồng, một tỷ lệ nhất định cho các khoản đầu tư sinh lãi, và sẽ chỉ tiêu với số tiền còn lại.

    “Đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi chi tiêu mà hãy chi tiêu những gì còn lại sau khi tiết kiệm” – tỷ phú Warren Buffet.
     
  9. quản lý tài chính

    quản lý tài chính quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

    Tham gia:
    4/12/2015
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là một trong những chìa khóa giúp bạn thành công. Những người thành công là những người làm chủ cuộc chơi tiền bạc và họ biết cách “bắt tiền làm việc cho mình”. Cũng giống như bất kỳ lĩnh vực khác trong cuộc sống, để việc quản lý tài chính hiệu quả bạn cần phải vượt qua rất nhiều cám dỗ và đặc biệt cần tuân thủ một số nguyên tắc căn bản sau:

    quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua-6.jpg


    1. KHÔNG BAO GIỜ CHI TIÊU QUÁ KHẢ NĂNG CỦA MÌNH

    Chi tiêu dưới mức thu nhập mình kiếm được là một kỹ năng quản lý tiền bạc cần thiết, đặc biệt là với những người có thói quen chi tiêu “vung tay quá trán” hay “tiêu tiền theo cảm xúc”. Đây là nguyên tắc sống của rất nhiều người giàu nhất trên thế giới.

    Bạn có thể đạt được thành công về tài chính bằng cách tiết kiệm 10-15% thu nhập của bạn. Đó là nguyên tắc đã được chứng minh bởi rất nhiều tỷ phú trên thế giới. Ví dụ, Sir John Templeton, một nhà đầu tư huyền thoại, đã tiết kiệm 50% thu nhập của mình ngay cả khi ông trở thành một tỷ phú có tiếng. Vậy chẳng có lý do gì để bạn không bắt tay vào tiết kiệm thu nhập của mình ngay bây giờ cả.

    2. HỌ HIỂU ĐƯỢC TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHẤT LƯỢNG HƠN LÀ GIÁ CẢ

    Những người thành công hiểu được tầm quan trọng của chất lượng hơn là việc so đo tính toán về giá cả. Đối với các khoản cần đầu tư, họ xem xét triển vọng phát triển, những đặc điểm có thể phục vụ tốt cuộc sống của họ để quyết định. Một đôi giày có giá $2000 có giá trị sử dụng lâu dài và mang lại cảm giác thoải mái cho người dùng thì nên được lựa chọn hơn là một đôi giày $200 nhưng nhanh hỏng và có cảm giác đau chân khi mang chúng.

    Đôi khi bạn phải học cách lựa chọn chất lượng hơn là chỉ nhìn vào giá rẻ của sản phẩm. Đây cũng là một cách đầu tư có lợi cho bạn đấy.

    3. BIẾT CÁCH LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUẢN LÝ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG

    Thẻ tín dụng là 1 cộng cụ tuyệt vời để bạn có thể mua sắm những đồ dùng cần thiết khi cần gấp hay trong thời gian giảm giá mạnh, nhưng hãy luôn cảnh giác trong hạn mức của mình, và không bao giờ phải để bản thân trả lãi suất vì thẻ tín dụng.

    4. KHÔNG HÀI LÒNG VỚI THU NHẬP TRÌ TRỆ; TÌM CÁCH ĐỂ TĂNG THU
    NHẬP

    Một số người hài lòng với cuộc sống hiện tại và không đòi hỏi việc tăng thu nhập hoặc chỉ có ở mức 1-3%. Thật không may, nếu với tốc độ tăng trưởng này có nghĩa là bạn đang đứng yên vì tốc độ làm phát hàng năm ăn mòn sức mua của bạn. Thay vào đó, những người thành công luôn tìm cách để kiếm thêm thu nhập. Tăng thu nhập cho bạn nhiều lựa chọn cho sở thích cá nhân, và một cảm giác an toàn.

    Những người thành công có hành động hàng ngày để tăng thu nhập của họ. Ví dụ, họ tham gia một khóa học để nâng cao kỹ năng hoặc đóng góp ý kiến để cải thiện năng suất cho các công ty họ làm việc.

    5. HỌ KHÔNG BỎ QUA BÁO CÁO TÀI CHÍNH

    Vươn tới thành công về tài chính đòi hỏi một số thói quen được hình thành 1 cách chậm rãi và thực hiện ổn định. Điều đó bao gồm hình thành một thói quen theo dõi báo cáo tài chính của bạn. Những người thành công thiết lập một thời gian mỗi tháng 30-60 phút để xem xét tất cả các tài khoản tài chính: đầu tư, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng và nhiều hơn nữa. Khi họ phát hiện một lỗi hoặc thiếu sót, họ có hành động ngay lập tức.

    6. HỌ KHÔNG CHẤP NHẬN NHỮNG RỦI RO NGU NGỐC

    Trích dẫn số 1 của Warren Buffet thường được nhắc đến là, “Quy tắc số một là không bao giờ bị mất tiền.” Tất cả các khoản đầu tư đều mang một số rủi ro (và vì thế có nguy cơ bị mất tiền). Điều đó nói rằng, những người thành công sử dụng hai công cụ mạnh mẽ để tránh thua lỗ. Họ hiểu giá trị của bảo hiểm để kiểm soát rủi ro (ví dụ như nhà, ô tô và bảo hiểm nhân thọ) và tầm quan trọng của việc phân bổ tài sản.

    7. HỌ KHÔNG GIẢ VỜ HIỂU TẤT CẢ MỌI THỨ KHI NÓI ĐẾN TIỀN BẠC

    Thế giới là một nơi rộng lớn và phức tạp, những người thành công đều hiểu sâu sắc sự thật này. Khi nói đến tiền bạc, có rất nhiều thông tin bên ngoài. Đó là lý do tại sao những người thành công như Warren Buffet hiểu giới hạn của họ và tập trung vào những điểm mạnh của mình.

    8. HỌ KHÔNG CHUYỂN GIAO TRÁCH NHIỆM CHO CÁC CHUYÊN GIA

    Những người thành công tìm kiếm những lời khuyên của các chuyên gia, nhưng họ không bao giờ quá phụ thuộc vào những lời khuyên đó. Ví dụ, là hợp lý để tìm lời khuyên từ một kế toán thuế trong việc hoạch định các vấn đề tài chính của bạn. Tuy nhiên, những người thành công dành thời gian để đặt câu hỏi và đánh giá những lời khuyên mà các chuyên gia cung cấp.

    9. HỌ KHÔNG ĐỂ CHO VIỆC THEO ĐUỔI TIỀN QUAN TRỌNG HƠN NHỮNG GIÁ TRỊ KHÁC

    Tìm kiếm thành công quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là một mục tiêu chính đáng. Nguồn tài chính đáng kể cho bạn nhiều lựa chọn để cung thỏa mãn nhu cầu cuộc sống, tiếp cận với công nghệ, chăm sóc sức khỏe và giải trí. Tuy nhiên, những người thành công hiểu rằng thành công tài chính chỉ là một khía cạnh của cuộc sống thành công. Ví dụ, bỏ qua sức khỏe trong việc theo đuổi tiền bạc là một chiến lược kém.
     
  10. quản lý tài chính

    quản lý tài chính quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

    Tham gia:
    4/12/2015
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Biết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả chính là một cách sống hạnh phúc mỗi ngày.
     
  11. quản lý tài chính

    quản lý tài chính quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

    Tham gia:
    4/12/2015
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là ở cách quản lý tài chính. Người giàu biết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả còn người nghèo thì không hoặc trốn tránh mọi vấn đề về tiền bạc. Trong quá trình phát triển sự nghiệp nếu bạn bỏ qua khâu quản lý tài chính, sẽ là sai lầm.

    quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua-24.jpg

    Nếu bạn không biết quản lý tốt những gì bạn đang có, cuộc sống của bạn sẽ chẳng bao giờ có thêm giá trị nào cả. Việc quản lý tài chính mỗi ngày sẽ giúp bạn tạo dựng thói quen tuyệt vời và có lợi cho cuộc sống của bạn.

    Quản lý tài chính không đơn giản chỉ là việc biết cách chi tiêu và sử dụng nguồn tài chính do mình tạo ra một cách hợp lý. Việc quản lý tài chính còn hàm ý rất nhiều yếu tố. Trong đó bao gồm: kế hoạch phân chia chi tiêu khoa học, xây dựng quỹ tiết kiệm, lựa chọn các kênh đầu tư hiệu quả,….

    Ngoài ra, nguyên tắc quản lý tài chính dành cho cá nhân, gia đình, trẻ em, doanh nghiệp lại có những đặc trưng, đặc điểm khác nhau. Vì vậy, để áp dụng trong cuộc sống bạn cần phải hiểu và có kiến thức về từng tình huống cụ thể.

    Theo một báo cáo của các nhà lý luận kinh doanh, các triệu phú trung bình dành khoảng 8,4 giờ mỗi tháng để quản lý và hoạch định tài chính. Trong thực tế, phần lớn chúng ta chưa có phương pháp quản lý tài chính tốt. Vậy làm sao để xây dựng được phương pháp, thói quen quản lý tài chính hiệu quả. Sau đây là một bí quyết giúp bạn nhanh chóng xây dựng được phương pháp quản lý tài chính thông minh và hiệu quả.
     
  12. quản lý tài chính

    quản lý tài chính quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

    Tham gia:
    4/12/2015
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    1. HỌC HỎI TỪ NHỮNG NGƯỜI CÓ KIẾN THỨC TÀI CHÍNH
    Cách nhanh nhất để tìm hiểu kiến thức tài chính là giao tiếp, trò chuyện và học hỏi từ các chuyên gia tài chính cũng như những người có am hiểu về tài chính.

    Bạn là người đang bắt đầu tìm hiểu về các phương pháp quản lý tài chính hiệu quả. Vậy bạn có thể gặp gỡ và trao đổi với các chuyên gia tài chính hay doanh nhân có những thành công nhất định trong quản lý tiền bạc và đừng quên hỏi họ về sự thành công và thất bại. Những bài học mà họ chia sẻ sẽ là kiến thức thực tế quý báu bạn có thể áp dụng để quản lý tài chính cho mình.
     
  13. quản lý tài chính

    quản lý tài chính quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

    Tham gia:
    4/12/2015
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    2. THAM GIA MỘT KHÓA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
    Với những lĩnh vực bạn chưa hiểu rõ tại sao bạn không tham gia một khóa học chuyên sâu để cải thiện kiến thức?

    Bạn đang thiếu kiến thức về cách chi tiêu hợp lý, quản lý tiền bạc, tiết kiệm tiền, đầu tư như thế nào với số tiền tiết kiệm,..? Hãy sắp xếp thời gian tham gia một khóa học về phương pháp quản lý tài chính hiệu quả để mở rộng thêm kiến thức của mình và giải quyết tình trạng tài chính hiện tại của mình.

    Bạn sẽ bất ngờ với những kiến thức mình có được sau những khóa học chuyên sâu. Khi bạn hiểu về việc mình sẽ làm, điều đó sẽ mang lại cho bạn sự thoải mái và thành công cho bạn.
     
  14. quản lý tài chính

    quản lý tài chính quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

    Tham gia:
    4/12/2015
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    3. ĐỌC SÁCH VỀ TÀI CHÍNH
    Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính cá nhân, quản lý tài chính gia đình hay việc quản lý tài chính tại doanh nghiệp của bạn đang gặp vấn đề…đừng ngần ngại tìm những đầu sách về vấn đề đó và tìm hiểu chúng.

    Rất có thể bạn sẽ tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề của mình. Ngoài ra, với những kiến thức có được biết đâu bạn sẽ hình thành thêm kế hoạch kinh doanh mới đột phá hơn.

    Bạn hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đọc sách tìm hiểu và tích lũy thêm kiến thức về tài chính, kinh doanh.
     
  15. quản lý tài chính

    quản lý tài chính quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

    Tham gia:
    4/12/2015
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    4. LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THÔNG MINH
    Sau khi đã có kiến thức và hiểu về quản lý tài chính bạn hãy bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhé!

    Bản kế hoạch này cần ghi rõ mục tiêu, các bước thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng…nhằm mang lại hiệu quả tối đa.

    Bạn hãy học cách quản lý tài chính từ những đồng tiền nhỏ nhất, khi bạn biết quản lý nó, bạn sẽ không phải lo về vấn đề tự do tài chính. Để có được sự tự do tài chính bạn phải có thói quen, kỹ năng quản lý từ số tiền nhỏ nhất. Thói quen quản lý tài chính của bạn quan trọng hơn số tiền bạn đang có.
     
  16. toanphongthuyBDS

    toanphongthuyBDS Thành viên tích cực

    Tham gia:
    6/5/2015
    Bài viết:
    647
    Đã được thích:
    310
    Điểm thành tích:
    153
    mình có một cô bạn mỗi năm chỉ mua thêm 1-2 bộ quần áo, và những đồ mua các năm trước chưa bao giờ lỗi mốt hay kém đẳng cấp. Thật sự là cách tiêu tiền thông minh và có kỷ luật tuyệt vời.
     
  17. Bảo Hà 114

    Bảo Hà 114 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    9/6/2015
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    chỉ có người thành công mới làm được chứ như em thì chịu luôn
     
  18. quản lý tài chính

    quản lý tài chính quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

    Tham gia:
    4/12/2015
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Nhận một mức lương cao, một cuộc sống không phải lo lắng về tài chính luôn là mơ ước của bất cứ ai trên thế giới này. Tuy nhiên không phải ai cũng có may mắn để được đứng vào top 1% người có thu nhập cao nhất thế giới như vậy. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là bạn không thể hưởng thụ cuộc sống.

    Nancy Butler, một chuyên gia trong lập kế hoạch tài chính tại Mỹ cho biết: “Nếu nhìn vào tổng số tiền kiếm được trong suốt cuộc đời của bạn, bạn sẽ thấy hầu hết ai cũng có tổng thu nhập trên 6 con số, thế nhưng lại có rất ít người có thể trở thành triệu phú. Điều làm nên khác biệt ở đây chính là cách họ quản lý tiền bạc của mình.”

    Với một vài thói quen nhỏ dưới đây, sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả và bạn hoàn toàn có thể gây dựng nên một tài sản lớn từ mức lương còn khiêm tốn của mình.

    1. Thay đổi cách suy nghĩ về tiết kiệm

    Thông thường, sau khi trừ đi những khoản chi tiêu hàng tháng và các loại thuế, bạn thường nhận ra rằng có lẽ bây giờ chưa phải là lúc để bạn bắt đầu tiết kiệm vì số tiền còn lại có thể là quá ít ỏi. Thế nhưng, bạn có biết rằng nếu bạn cứ tiếp tục chi tiêu như vậy, sẽ chẳng biết tới khi nào bạn mới có thể bắt đầu kế hoạch tích luỹ cho chính bản thân mình.

    Vì thế, chúng ta cần một sự thay đổi nhỏ ở đây. Thay vì sử dụng toàn bộ số tiền bạn kiếm được hàng tháng, hãy trích ra một khoản nhỏ để tiết kiệm ngay từ ban đầu, sau đó cân nhắc chi tiêu số còn lại. Thoạt nhìn 2 cách làm này khá tương tự nhau, nhưng về hiệu quả thì lại khác nhau hoàn toàn.


    Theo Butler thì: “Hầu hết mọi người thường chi tiêu trước và chỉ tiết kiệm số còn lại. Lý do là khi tài khoản của bạn tăng lên, theo một lẽ tự nhiên, các nhu cầu của bạn cũng sẽ tăng theo, như vậy sẽ thật khó để khiến bạn dừng lại chừng nào bạn vẫn còn tiền trong tài khoản.”

    Vì thế, kế hoạch tiết kiệm của bạn sẽ hoàn toàn khả thi nếu như bạn trích ra một khoản để tiết kiệm ngay từ khi mới nhận lương, đóng thuế rồi mới cân nhắc số còn lại cho hợp lý. Tuy nhiên, chớ nên hiểu lầm rằng bạn phải tiết kiệm 50% thu nhập của mình rồi sống “cầm hơi” qua ngày.

    Cũng đừng đánh giá thấp con số 5% vì dù sao như vậy vẫn tốt hơn là không tiết kiệm một chút nào. Thử làm phép nhân 5% với toàn bộ thời gian làm việc của bạn cho tới lúc nghỉ hưu, con số mà bạn nhận được sẽ chẳng hề nhỏ bé.

    2. Có một mục tiêu cụ thể

    Làm gì với số tiền tích luỹ được là câu mà bạn nên tự hỏi bản thân trước khi bắt đầu kế hoạch của mình. Cũng giống như một vận động viên luyện tập ngày đêm để có thể giành chức vô địch tại thế vận hội, sẽ thật khó để bạn có thể tiết kiệm chi tiêu một cách hiệu quả khi bạn không biết mình sẽ làm gì với số tiền đó.

    Các chuyên gia tài chính khuyên chúng ta nên có một bản kế hoạch 5 năm, trong đó ghi cụ thể những mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong thời gian đó và bạn cần làm gì để đạt được mục tiêu đó.

    Và bất kể mục tiêu của bạn là gì, mua nhà, mua xe hơi, đi du lịch hay tiết kiệm cho tuổi già, chỉ cần mục tiêu đó lúc nào cũng hiện hữu trong đầu bạn, bạn sẽ có thêm động lực để hoàn thành mục tiêu của mình.


    3. Sống giản dị như những triệu phú “bí ẩn”

    Nhắc tới triệu phú hay tỷ phú, chúng ta thường liên tưởng tới những siêu biệt thự khổng lồ và gara xe thể thao hào nhoáng. Tuy nhiên, đa số các triệu phú trên thế giới đều không sống như vậy. Có thể kể tới hàng loạt những tỷ phú đáng để chúng ta học hỏi.

    Với 68,5 tỷ USD (năm 2014), nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett hiện vẫn sống ở thành phố quê hương ông Omaha, Nebraska, trong ngôi nhà ông mua với giá 31.500 USD từ 50 năm trước. Phòng làm việc của ông thậm chí còn không có máy vi tính hay bảng giá chứng khoán.

    Tiến sĩ Stanley đã dành 2 thập kỷ để phỏng vấn với các triệu phú và kết luận rằng “Các triệu phú tại Mỹ trở nên giàu có do làm việc chăm chỉ, đầu tư thông minh và sống tiết kiệm”.

    Điển hình như David Sapper, chủ sở hữu của một công ty kinh doanh xe hơi cũ tại Las Vegas, cùng vợ kiếm được 500.000 USD một năm nhưng hiếm khi tiêu quá 2.500 USD trong một tháng. Bằng cách sử dụng 90% thu nhập của mình để tiết kiệm và đầu tư, Sapper dự định sẽ nghỉ hưu sớm và đi du lịch.


    4. Hãy bắt đầu tiết kiệm ngay từ bây giờ

    Nếu bạn đang ở độ tuổi 20 hay 30, về hưu xem chừng còn quá xa vời và việc tiết kiệm cho lúc đó xem ra chưa phải là việc ưu tiên lúc này.

    Điều này cũng khá dễ hiểu khi mà bạn còn đang phải dành một khoản tiền không nhỏ cho các buổi tiệc, mừng đám cưới, trả tiền nhà và sử dụng nốt phần còn lại cho những điều cần thiết cho tuổi trẻ như đi du lịch nước ngoài hay mua sắm một vài món đồ thời thượng.

    Vậy nhưng thật không may, bạn tiết kiệm càng muộn, số tiền bạn cần bỏ ra càng nhiều. Và ngược lại khi bạn tiết kiệm từ sớm, bạn sẽ hiểu được sức mạnh của “lãi kép.”

    Hãy thử với một ví dụ đơn giản như thế này, giả sử bạn đang 30 tuổi và mỗi tháng bạn chuyển 50 USD vào tài khoản tiết kiệm của mình với lãi suất 7%, sau 20 năm số tiền mà bạn nhận được sẽ lên tới 56.000 USD.

    Trong khi đó, nếu như bạn chờ tới năm 40 tuổi để bắt đầu tiết kiệm, hàng tháng bạn sẽ phải bỏ ra 110 USD để có thể đạt được con số trên ở độ tuổi 50.

    Còn nếu như bạn bắt đầu kế hoạch của mình từ độ tuổi 20, con số mà bạn phải bỏ ra hàng tháng sẽ còn thấp hơn rất rất nhiều.


    5. Nắm rõ các khoản thu chi cá nhân

    Nhiều lúc chúng ta tự hỏi rằng mình đã tiết kiệm hết mức có thể mà tại sao số tiền tiết kiệm được lại chẳng “thấm vào đâu” so với con số mình nhẩm tính. Lý do có thể do chúng ta đã không quản lý nguồn tiền của mình một cách có hiệu quả.

    Một khi không nắm rõ các giao dịch trên tài khoản ngân hàng của mình, bạn sẽ không thể biết chính xác con số bạn cần để có thể thực hiện được bản kế hoạch của mình cũng như không biết khi nào nên dừng các cuộc mua sắm lại. Hãy tập trở thành “giám đốc tài chính” cho chính hộ gia đình của bạn.

    6. Tránh xa các khoản nợ

    Có lẽ hầu hết chúng ta đã từng mắc nợ một lần, không ít thì nhiều. Một điều không thể bỏ qua khi bắt đầu một kế hoạch tiết kiệm đó là rà soát và “thanh toán” hết các khoản nợ còn tồn đọng.

    Càng sớm càng tốt bởi chừng nào bạn vẫn còn chưa thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn nợ nần đó, bạn khó có thể dành hết tâm trí của mình cho kế hoạch tài chính kia. Bạn sẽ luôn cần tới một “quỹ dự phòng” nho nhỏ dành cho những công việc đột xuất như hỏng xe và những lúc đau ốm.

    7. Tăng thu nhập

    Tìm cách để tăng thu nhập, đây có lẽ là điều chúng ta thường nghĩ tới đầu tiên nhưng không phải lúc nào cũng khả thi. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo số tiết kiệm cũng gia tăng bởi lẽ khi thu nhập tăng lên, cách sống của chúng ta cũng thay đổi theo điều đó. Ngoài việc được tăng lương từ công việc chính của mình, còn một vài cách khác để bạn có thể cải thiện thu nhập của mình.


    Thứ nhất, bạn có thể kiếm thêm tiền bằng cách làm thêm một công việc thứ hai, đó có thể là một công việc bán thời gian mà bạn yêu thích hoặc có liên quan tới công việc hiện tại của bạn. Không chỉ giúp tăng thêm thu nhập, bạn sẽ cảm thấy sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn khi được làm những gì mình yêu thích.

    Một ý tưởng khác là bạn có thể tìm kiếm các cơ hội đầu tư bên ngoài (nên có sự trợ giúp từ các chuyên gia tài chính). Nguồn thu nhập càng đa dạng, khả năng thành công của kế hoạch tiết kiệm của bạn càng cao.

    8. Sử dụng dịch vụ tư vấn

    Dù thế nào đi chăng nữa, đôi lúc bạn sẽ vẫn cần tới lời khuyên của các nhà tư vấn tài chính bởi cuộc sống luôn có rất nhiều bất ngờ ở phía trước. Có thể bạn là người thực hiện nghiêm túc 7 điều trên, nhưng chỉ một biến cố cũng có thể đưa toàn bộ công sức của bạn trở thành vô ích.

    Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 chẳng hạn. Hoặc một quyết định sai lầm trong lúc nóng giận cũng có thể dẫn tới hậu quả không lường trước được. Vì vậy, một chuyên gia có kinh nghiệm sẽ giúp bạn thấy được bức tranh toàn cảnh cũng như những lời khuyên hợp lý trong bất kỳ tình huống nào.
     
  19. longtit1812

    longtit1812 VÌ SỨC KHỎE NGƯỜI VIỆT !

    Tham gia:
    10/5/2013
    Bài viết:
    11,333
    Đã được thích:
    2,634
    Điểm thành tích:
    913
    càng đọc càng thấy hay, mình phải cố gắng mới được.
     
  20. Nguyễn Mỹ Châu

    Nguyễn Mỹ Châu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/10/2015
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    32
    Điểm thành tích:
    28
    ko có gì là quá muộn cố lên thôi
     

Chia sẻ trang này