Quá Trình Phát Triển Của Trẻ 9 Tuổi: Phát Triển Tình Cảm

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi thuhien, 22/8/2016.

By thuhien on 22/8/2016 lúc 10:06 AM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Trẻ 9 tuổi có khả năng kiểm soát xung đột và thất vọng tốt hơn. Trẻ bắt đầu trưởng thành về tình cảm, như hiểu giá trị của việc trì hoãn mong muốn hoặc giúp đỡ người khác, điều đó sẽ có lợi khi trẻ lớn hơn.
    [​IMG]

    Trẻ có lợi khi được trải nghiệm khả năng độc lập nhưng vẫn cần và vẫn muỗn cha mẹ trấn an tinh thần.

    Bạn có thể tiếp tục giúp trẻ cảm thấy an toàn qua những công việc có thể dự đoán được hàng ngày.

    Trẻ 9 tuổi có thể tỏ ra buồn chán và thất vọng trong chốc lát, nhưng ngay sau đó trẻ sẽ cảm thấy tốt hơn. Trẻ dễ bị tổn thương và hay xung đột với bạn bè. Thông thường, trẻ ở độ thoại này có khả năng tự giải quyết xung đột.

    Khả năng độc lập

    Nhiều trẻ 9 tuổi trở nên độc lập hơn và sẵn sàng tự làm nhiều việc hơn. Trẻ thích đi xem phim với gia đình của bạn bè hoặc có thể ngủ qua đêm ở nhà bạn. Trẻ gắn bó với những người ngoài khác và trở nên thích họ.

    Trẻ 9 tuổi bắt đầu thực sự là chính mình. Trẻ thích có quan điểm riêng và chia sẻ quan điểm cũng như suy nghĩ của mình, độc lập với suy nghĩ của cha mẹ.

    Sự tự tin

    Nói chung, trẻ 9 tuổi có một mong muốn được hòa đồng với các bạn (bởi vậy trẻ dễ bị áp lực từ phía bạn bè), và cảm thấy xấu hổ hay buồn rầu khi bị chỉ trích. Trẻ có xu hướng ngờ vực mình hoặc tự phê phán bản thân. Tình bạn sẽ đóng vai trò quan trọng đối với trẻ 9 tuổi.

    Trẻ tự tin sẽ xử lý áp lực tình cảm từ phía bạn bè tốt hơn. Bạn cần nói chuyện với trẻ việc suy nghĩ độc lập và làm những điều mà trẻ thấy là đúng ngay cả khi việc đó khác với những gì người khác đang làm. Bạn nên khuyến khích trẻ đưa ra quyết định lành mạnh và tốt cho bản thất, tử tế với bản thân và với người khác.

    Căng thẳng

    Cũng giống như người lớn, trẻ có thể gặp căng thẳng do yêu cầu của các công việc hàng ngày. Trẻ ở lứa tuổi này có thể xử lý tốt hơn những khó khăn trong học tập và bài tập về nhà. Trẻ có thể tham gia vào các hoạt động ngoại khóa như thể thao, âm nhạc, những môn đòi hỏi trẻ cần luyện tập và cống hiến. Với nhiều trẻ, áp lực hoàn thành và làm việc chăm chỉ hơn khi còn nhỏ có thể khiến trẻ lo lắng và căng thẳng.

    Trẻ 9 tuổi cũng có nhận thức rõ ràng hơn về những nguy hiểm và thiên tai trong thế giới thực. Những sự kiện như tội phạm hay bão lụt hoặc sợ cha mẹ mất vào một ngày nào đó có thể khiến trẻ sợ hãi giống như hồi nhỏ trẻ sợ những con quái vật tưởng tượng vậy.

    Bạn có thể giúp trẻ bớt cảm giác lo sợ và căng thẳng bằng cách nói chuyện với trẻ về những gì mà trẻ sẽ trải qua ở giai đoạn dậy thì hay những thay đổi ở trường. Bạn cũng cần hỗ trợ con khi trẻ theo đuổi những sở thích cũng như những hoạt động mà không gây áp lực trẻ phải thành công và chiến thắng để trẻ không mất đi sự yêu thích của mình.

    Bạn cũng cần đảm bảo rằng trẻ ngủ đủ và không xem quá nhiều các chương trình tivi dành cho người lớn hoặc phim gây sợ hãi. Trẻ ngủ không đủ có thể ảnh hưởng tới tâm tính của trẻ, và các kênh bạo lực có thể làm trẻ rối loạn cảm xúc.

    Kỷ luật tích cực dành cho trẻ 9 tuổi
    Quá trình phát triển của trẻ 9 tuổi: Hành vi các các thói quen hàng ngày.
    Quá trình phát triển của trẻ 9 tuổi: Phát triển tình cảm.
    Quá trình phát triển của trẻ 9 tuổi: Phát triển xã hội.

    Nguồn: Verywell.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi thuhien, 22/8/2016.

Chia sẻ trang này