Kinh nghiệm: Quản Lý Nội Dung Con Nghe Nhìn Trên Smartphone

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Thanh Ngoc Dinh, 2/10/2021.

  1. Thanh Ngoc Dinh

    Thanh Ngoc Dinh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/7/2021
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    1. Những hệ quả và lời cảnh tỉnh gần đây
    Trong thời gian gần đây, chúng ta liên tiếp nghe được những thông tin trẻ em tự tử vì bắt chước những clip trên Youtube. Theo VOV Giao thông: “một bé trai 8 tuổi ở ấp Trà Cổ, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được phát hiện bất tỉnh trong tư thế treo lơ lửng trên tường nhà vệ sinh bằng áo thun và không qua khỏi. Hay một trường hợp khác, một cháu bé 5 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh đã dùng khăn voan treo cổ dẫn đến cái chết thương tâm.”

    Tất cả những việc xảy ra đau lòng đó là do các bé đã học được theo một clip trên Youtube “Thắt cổ nhưng vẫn thở được.” sử dụng những nhân vật trong các seri phim hoạt hình thân thiết với bé như Peppa pig, Elsa… và “xào nấu” thành những nội dung độc hại, vô giá trị chỉ để nhằm thu hút lượt view từ nền tảng mà không ngờ còn để lại hàng loạt hậu quả đáng tiếc thực tế ngoài xã hội như trên.

    Các bậc phụ huynh nghĩ sao về vấn đề này?

    [​IMG]


    2. Cha mẹ đang quản lý nội dung trẻ tiếp cận như thế nào?
    Vậy thực trạng hiện nay các bậc phụ huynh đang quản lý con trẻ của mình như thế nào. Và bạn có ở 1 trong những trường hợp sau đây hay không?

    2.1 Ba mẹ cho con tiếp cận với Smartphone quá sớm
    Hiện nay, ba mẹ đang để cho con em mình tiếp cận với Smartphone quá sớm. Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu văn hóa giáo dục và đời sống xã hội, trực thuộc Hội Dân tộc học - Nhân học TP.HCM, có 78% trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng các thiết bị số. Vậy ba mẹ có quản lý nội dung mà con mình tiếp cận trên các thiết bị smartphone hay không? Ba mẹ có biết WHO và UNICEF khuyến cáo hạn chế cho bé xem các ứng dụng trên man hình tối đa 1 tiếng/ngày, vì tác hại lên tinh thần, tâm trạng, khả năng học tập và thể chất ?

    [​IMG]

    2.2 Ba mẹ còn thờ ơ để con sử dụng Smartphone
    Không phủ nhận rằng việc trẻ tiếp cận với các thiết bị thông minh sớm là tốt, công dân thời đại số dĩ nhiên việc học hỏi, tìm hiểu qua các thiết bị thông minh là vô cùng quan trọng và có ít.Nhưng trên mạng internet cũng có rất nhiều hiểm họa, nguy cơ mà đến cả người lớn cũng chưa thể lường trước.

    Ba mẹ thờ ơ để con sử dụng các thiết bị thông minh một cách tùy ý. Các bậc phụ huynh không chỉ cho con em mình tiếp cận với smartphone sớm mà còn thờ ơ không quan tâm đến việc trẻ đang xem gì, nghe gì sẽ khiến trẻ tiếp cận với những nội dung xấu và có thể sẽ bị “nhiễm độc” từ thế giới ảo.


    2.3 Smartphone là công cụ để “dỗ” con
    Hiện nay, ở một số gia đình có trẻ nhỏ, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh ba mẹ dùng smartphone để “dỗ” con với những câu quen thuộc: “ăn đi rồi mẹ cho xem điện thoại”, “ làm bài tập xong đi rồi mẹ cho xem điện thoại”,. “ngồi yên xem điện thoại đi cho bố làm việc”...Việc dùng các thiết bị di động để “dỗ” con trẻ sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc rất nhiều vào chúng, khi không được xem nữa trẻ sẽ dễ dàng quấy khóc đòi xem.

    Bên cạnh đó, những chiếc smartphone chính là bức tường vô hình ngăn cách tình cảm giữa ba mẹ và con cái. Trong gia đình, mỗi người một chiếc điện thoại không ai nói với ai câu gì. Điều này khiến cho trẻ không được phát triển một cách tự nhiên và toàn diện.

    [​IMG]

    2.4 Ba mẹ CẤM trẻ sử dụng các thiết bị thông minh
    Nhiều gia đình biết những tác hại của các thiết bị di động gây ra nên lại có hành động đó chính là cấm con mình tiếp cận và sử dụng các thiết bị thông minh. Trong thời kỳ công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc CẤM con trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ là một điều vô cùng thiệt thòi cho trẻ. Việc cấm đoán của các bậc phụ huynh khiến cho con trẻ càng tò mò, lúc đó có thể dẫn đến việc trẻ dùng lén các thiết bị di động, điều này càng làm các bậc phụ huynh khó có thể kiểm soát con em mình hơn.

    3. Các giải pháp giúp ba mẹ quản lý nội dung nghe của trẻ
    Vậy đâu là giải pháp giúp ba mẹ quản lý nội dung nghe của trẻ?

    [​IMG]

    3.1 Cùng con quy định nội quy sử dụng thiết bị công nghệ
    Để có thể quản lý nội dung nghe và xem của trẻ trên các thiết bị công nghệ, ba mẹ nên cùng con đặt ra một số nội quy khi sử dụng điện thoại ví dụ như: thời gian xem Youtube là bao lâu, con được chơi những game gì, được xem những chương trình gì,...Việc quy định này, ba mẹ cũng nên hỏi ý kiến con, nghe ý kiến của con trẻ xem con có mong muốn gì, khi mà mong muốn của cả hai phía đều được đáp ứng thì việc thực hiện quy định sẽ dễ dàng và vui vẻ hơn. Khi đó trẻ sẽ không có bất mãn khi phải thực hiện nội quy.

    3.1 Sử dụng các phần mềm ngăn chặn nội dung xấu
    Hiện nay, trên các thiết bị di động đã có những phần mềm được thiết kế dành riêng cho trẻ như: Youtube Kids, Facebook Messenger Kids… Những ứng dụng này dành riêng cho trẻ em và được quản lý nội dung trên nền tảng của cha mẹ. Điều này sẽ giúp các bậc phụ huynh dễ dàng quản lý nội dung mà trẻ tiếp cận hơn.

    Bên cạnh đó, hiện nay trên các thiết bị thông minh đã có những ứng dụng ngăn chặn trẻ tiếp cận các nội dung xấu như: Kaspersky safe Kids, Qustodio, Kidlogger… Những ứng dụng này giúp ba mẹ có thể theo dõi sự an toàn của trẻ trong cả thế giới thực và ảo.

    3.3 Làm bạn với con
    Đừng để những chiếc smartphone là những bức tường vô hình ngăn cách tình cảm giữa gia đình và con cái. Ba mẹ hãy chủ động làm bạn với con, dành nhiều thời gian chơi với con hơn, khuyến khích trẻ tham gia tìm hiểu thế giới bên ngoài, và những hoạt động vận động. Trong quá trình cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ, ba mẹ cũng có thể xem cùng con, chơi cùng con để từ đó có thể định hướng cho trẻ những nội dung bổ ích, cùng tương tác với trẻ trong quá trình chơi và xem.

    3.4 Sử dụng các thiết bị âm thanh không màn hình với ứng dụng quản lý thông minh
    Các thiết bị công nghệ giúp trẻ tiếp cận với thông tin không chỉ là những chiếc điện thoại, máy tính bảng… (thiết bị màn hình) mà còn có những thiết bị công nghệ không màn hình dành riêng cho trẻ. Việc trẻ sử dụng những thiết bị màn hình bên cạnh việc tiếp cận những thông tin không phù hợp với độ tuổi thì nó còn tác hại gây ảnh hưởng đến thị lực của bé. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh có thể chọn cho con mình những thiết bị công nghệ không màn hình vừa bảo vệ được con trẻ, vừa giúp trẻ phát triển một cách chủ động mà lại giúp ba mẹ có thể quản lý con mình một cách thông minh hơn.


    4. KIDPOD- Sản phẩm công nghệ thông minh không màn hình, giúp ba mẹ quản lý nội dung nghe của trẻ
    4.1 KIDPOD là gì?
    KIDPOD là thiết bị âm thanh không màn hình thiết kế DÀNH RIÊNG CHO TRẺ EM đầu tiên trên thị trường Việt Nam. Với chủ đích thiết kế dành riêng cho trẻ em nên tất cả thiết kế, vận hành, nội dung của KIDPOD đều dựa trên những đặc điểm của trẻ em, thân thiện, dễ dàng cho bé sử dụng.

    Thứ nhất, tuổi thơ của trẻ sẽ gắn bó với các nhân vật hoạt hình, hiểu được điều này, KIDPOD thiết kế các nhân vật định danh để chứa đựng kho âm thanh.

    Thứ hai, trong những giai đoạn đầu trong quá trình phát triển, trẻ khám phá qua xúc giác bằng những hành động cầm nắm, điều đó tiếp tục là lý do để KIDPOD được thiết kế với những nhân vật định danh để điều khiển loa. Bé chỉ cần đặt nhân vật định danh (KIDPAL) lên trên loa là loa sẽ tự động phát nhạc, không cần sự điều khiển của cha mẹ.

    Thứ ba, trẻ rất thích thú với những khám phá chủ động và KIDPOD là thiết bị không màn hình giúp trẻ tự chơi, tự tìm hiểu thế giới xung quanh một cách tự nhiên nhất.

    Thứ tư, trẻ chỉ nên nghe những nội dung phù hợp với lứa tuổi và KIDPOD có một khu dữ liệu phù hợp với trẻ.

    [​IMG]
    KIDPOD- Giúp phụ huynh quản lý nội dung nghe của trẻ


    4.2 Bộ thiết bị KIDPOD bao gồm những gì :
    Trong một bộ sản phẩm KIDPOD, phụ huynh và trẻ sẽ nhận được:

    1. Loa thông minh KIDPOD có kết nối internet.

    2. Nhân vật định danh KIDPAL lưu trữ dữ liệu.

    3. Ứng dụng KIDPOD mobile app giúp bậc phụ huynh có thể quản lý nội dung nghe của trẻ.

    4. 1000+ audio trên ứng dụng đa dạng chủ đề và cập nhật mới hàng ngày.

    [​IMG]


    4.3 Những lợi ích đặc biệt mà KIDPOD mang lại
    Những lợi ích đặc biệt mà KIDPOD mang lại có thể điểm qua như:

    1. Trẻ có thể tự mình bật loa nhờ việc đặt nhân vật định danh KIDPAL lên phía trên loa KIDPOD mà không cần đến sự trợ giúp của phụ huynh. Việc này giúp trẻ có thể chủ động trong quá trình sử dụng.
    2. Kho dữ liệu của KIDPOD với nhiều podcast độc quyền như kênh: “Mầm tư duy” giải thích về thế giới một cách khoa học, “Trạm thường thức” giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng mềm.
    3. KIDPOD đã thuyết phục nhiều kênh audio để có thể giúp trẻ làm quen với tiếng Anh giọng bản xứ và được rèn luyện nhiều kỹ năng mềm.
    4. KIDPOD thiết kế tích hợp đèn ngủ, kết hợp với phát triển âm thanh trắng giúp trẻ dễ ngủ, và loại nhạc trị liệu cho trẻ đặc biệt...


    4.4 KIDPOD giúp ba mẹ quản lý nội dung nghe của trẻ như thế nào?
    KIDPOD giúp ba mẹ quản lý nội dung nghe của trẻ qua ứng dụng KIDPOD App trên thiết bị di động. Ở đó, ba mẹ có thể chủ động tạo danh sách phát cho trẻ. Bên cạnh đó, trên ứng dụng là nơi KIDPOD cập nhật nội dung mới mỗi ngày cho trẻ và các bậc phụ huynh.

    Mọi thao tác của KIDPOD đều được các phụ huynh quản lý qua ứng dụng như:

    - Cài đặt KIDPOD kết nối wifi, thiết lập màu sắc và độ sáng đèn ngủ cho trẻ.
    - Chọn Audio, tạo danh sách phát và thao tác lưu vào KIDPAL.
    - Ghi âm, đăng tải MP3 và tách audio từ Youtube playlist.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thanh Ngoc Dinh
    Đang tải...


  2. Minhngocbts8

    Minhngocbts8 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    21/9/2021
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    1
    Cảm ơn bạn. Thực trạng cuộc sống là công nghệ đang bủa vây trẻ em nhiều quá.
     
    bichngococg thích bài này.
  3. trangmiu2011

    trangmiu2011 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/10/2019
    Bài viết:
    1,107
    Đã được thích:
    164
    Điểm thành tích:
    103
    Rất nhiều hệ lụy để lại cho trẻ em do công nghệ phát triển, bố mẹ không theo sát con!
     
  4. vannguyenhn1990

    vannguyenhn1990 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    16/4/2014
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    135
    Điểm thành tích:
    83
    trên điện thoại Android có ứng dụng Family Link khá hay, có thể quản lý ứng dụng cài đặt trên máy con, thời gian sử dụng... phụ huynh nên quan tâm tới con nhiều hơn
     
  5. Nguyenhoaiphuong12

    Nguyenhoaiphuong12 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    8/7/2020
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    cho con học online đúng là dẫn tới nhiều hệ lụy, học thì ít mà chơi thì nhiều. cha mẹ cần phải kiểm soát chặt chẽ
     
  6. bichngococg

    bichngococg Thành viên tập sự

    Tham gia:
    21/9/2021
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Các bác có biết game trí tuệ, game giáo dục nào cho con vừa chơi vừa học ko, share thông tin cho em với. Cái thời buổi cấm ko cho chơi game thì cũng ko được, mà cho chơi game ko bổ ích thì cũng ko ổn, hịc...
     
  7. Vytran001

    Vytran001 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    8/11/2021
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    [​IMG] CON HAY VÀO WEB ĐEN VÀ CHƠI GAME ONLINE, BỐ MẸ CÓ GIẢI PHÁP NÀO CHƯA?
    - Dịch Covid, các con phải học online trên máy tính, bố mẹ thường khó kiểm soát được các bé truy cập máy tính làm gì và lên mạng xem những nội dung gì ?
    - Thay vì học tập, rất nhiều con thường xuyên dùng máy tính chơi Game, lướt FB, xem YouTube ... thâu đêm suốt sáng
    - Tệ hơn, trẻ truy cập các trang web s** dù vô tình hay hữu ý
    [​IMG] Thấu hiểu những nỗi lo trên của các bậc phụ huynh, VTEC Software đã phát triển Phần mềm bảo vệ và giám sát máy tính #VAPU, là người bạn đồng hành của các bậc phụ huynh trong việc quản lý và giám sát con cái.
    [​IMG] #VAPU có các tính năng ưu việt:
    [​IMG] Cài đặt khung giờ con được sử dụng máy tính
    [​IMG] Cài đặt khung giờ con được phép vào mạng
    [​IMG] Tự động chặn tất cả web đen, web s**, game online
    [​IMG] Tự động khoá các Game offline cài trên máy tính (New!)
    [​IMG] Tuỳ chọn chặn mạng xã hội Facebook, youtube
    [​IMG] Theo dõi nhật ký truy cập Internet của con
    [​IMG] Tự động chụp ảnh màn hình máy tính gửi về hàng ngày cho bố mẹ
    [​IMG] Tự động cập nhật danh sách web đen, game online trên mạng hàng ngày về máy bằng hệ thống AI từ máy chủ.
    [​IMG] Và nhiều tính năng khác
    [​IMG] Với hơn 10 năm phát triển, #VAPU đã tích lũy kho dữ liệu 30.000 web đen và game online bị chặn, trở thành công cụ hữu hiệu được hàng chục ngàn phụ huynh tin dùng. Với #VAPU, phụ huynh yên tâm cho con sử dụng máy tính, lướt web lành mạnh, dễ dàng theo dõi và quản lý việc dụng máy tính của con.
    [​IMG] Giá sử dụng #FULL_TÍNH_NĂNG chỉ #500K cho 12 tháng - chỉ 42K mỗi tháng. Hãy liên hệ ngay để có được giải pháp bảo vệ con yêu của bạn !

    ---------
    [​IMG] Liên hệ :
    [​IMG] Mr. Dương - 0981.026.488
    [​IMG] Mr. Thắng - 0983.815.978
    [​IMG] Website: http://www.vapu.com.vn/vn/san-pham.html

    vapu_20211011_173311.png
     

Chia sẻ trang này