Thông tin: Quan niệm và ý kiến về thức ăn chống còi xương, các mẹ nghiên cứu nhé.

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Xiuhan, 28/9/2009.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. Xiuhan

    Xiuhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    6/3/2009
    Bài viết:
    1,313
    Đã được thích:
    214
    Điểm thành tích:
    103
    Còi xương là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhằm khắc phục bệnh của con, không ít phụ huynh đã chọn những món ăn được tương truyền về tác dụng chữa bệnh còi xương trong dân gian như: thịt cóc, ếch, lươn...
    Như thế nào thì gọi là "còi xương"?

    Canxi có chức năng rất quan trọng trong cơ thể. Canxi là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng (99%), giúp xương phát triển vững chắc và giúp trẻ phát triển chiều cao. Chính vì thế, nếu không được cung cấp đủ canxi thì về lâu dài trẻ sẽ bị còi xương. Tuy nhiên, muốn canxi được hấp thu và sử dụng tốt thì phải có đủ vitamin D vì vitamin D có tác dụng giúp cơ thể sử dụng tốt canxi và photpho. Nếu không có vitamin D, cho dù ăn uống đủ canxi, bé vẫn có khả năng bị thiếu canxi - các mẹ có lẽ cũng khá quen thuộc với cụm từ "còi xương do thiếu vitamin D".

    Trong đời sống, trẻ em nhận được vitamin D từ 2 nguồn: Từ thức ăn động vật và thực vật (sữa mẹ, gan, trứng và một số loại rau quả...). Tuy nhiên hàm lượng vitamin D có trong sữa mẹ hoặc thức ăn không nhiều - Tổng hợp vitamin D từ các tiền vitamin D ở dưới da, dưới tác động quang hóa của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời mới chính là nguồn cung cấp chủ yếu vitamin D cho cơ thể trẻ.

    Do đó, bên cạnh những trường hợp bé bị còi xương do được nuôi dưỡng không đầy đủ, không đúng cách, do sinh non hay bị các bệnh nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài hoặc người mẹ khi mang thai không ăn uống đầy đủ, thì các bé phải sống trong môi trường thiếu ánh sáng mặt trời cũng dễ bị triệu trứng còi xương do thiếu vitamin D.
    Và thông thường, khi phát hiện con bị còi xương, ba mẹ sẽ tìm đủ các loại thức ăn bổ dưỡng để giúp con nhanh chóng khắc phục tình trạng này.

    Thịt cóc

    Quan niệm dân gian: Thịt cóc được nấu ăn như thịt ếch. Dùng để nấu cháo, có thể nấu chung với lá dâu tằm để tăng thêm hiệu quả. Thịt cóc cũng có thể làm ruốc (chà bông) cóc để ăn với cơm...Trong dân gian, đây được xem như là món ăn tuyệt vời chống còi xương cho bé mà các ông bố bà mẹ thường hay tư vấn cho nhau.


    Ý kiến chuyên gia: Thịt cóc chỉ giàu đạm và kẽm chứ không có gì đặc biệt hơn, hàm lượng canxi và vitamin D rất ít. Nấu cháo thịt cóc với lá dâu tằm cũng chỉ đơn thuần cung cấp thêm chất xơ có trong lá dâu tằm cho bé chứ không có tác dụng tăng hàm lượng canxi trong món ăn này lên. Tương tự, chà bông cóc cũng chỉ là cách chế biến đa dạng hóa món ăn chứ không có tác dụng cải thiện tình trạng còi xương ở trẻ.
    Bà mẹ cũng cần lưu ý rằng, thịt cóc còn chứa những nguy cơ cao như có thể ngộ độc hay thậm chí gây ra chết người nếu ăn phải độc tố của cóc.

    Ếch

    Quan niệm dân gian: Thịt ếch được xem là món ăn chống còi xương xếp thứ hai sau thịt cóc. Ếch được chế biến khá đa dạng, có thề chiên, xào, nấu chung với cháo hay hầm súp...

    Ý kiến chuyên gia: Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, canxi trong thịt ếch không nhiều. Thịt ếch không giàu dinh dưỡng bằng thịt cóc, nhưng "hiền" hơn thịt cóc là điều rõ ràng vì không chứa độc tố. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một trong những món ăn làm đa dạng bữa ăn cho trẻ hơn chứ không có tác dụng khắc phục hay phòng ngừa tình trạng còi xương ở trẻ.

    Vỏ trứng gà

    Quan niệm dân gian: Vỏ trứng gà tươi tán nhuyễn, rang vàng. Sau đó, có thể nấu chung với cháo giúp trẻ dễ ăn. Cho trẻ ăn thường xuyên từ 1 -2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 5g.

    Ý kiến chuyên gia: Vỏ trứng gà tươi cũng chỉ là canxi vô cơ, do đó khả năng hấp thụ khi đưa vào cơ thể là có thể coi là không có. Chưa kể có thể gây các triệu trứng khó tiêu khác như ậm ạch, đầy bụng, táo bón, vì vậy không nên áp dụng phương pháp chế biến trên.

    Lòng đỏ trứng gà

    Quan niệm dân gian: Lòng đỏ trứng sau khi luộc chín thì đem nghiền chung với cháo. Ăn hàng ngày sẽ giúp xương cứng hơn.

    Ý kiến chuyên gia: Lòng đỏ trứng gà giàu năng lượng và canxi. Nghiền chung với cháo cho trẻ ăn hàng ngày vẫn được, nhưng cách ngày và đổi bữa sẽ tốt hơn nhằm giúp trẻ không ngán. Mặt khác, không nên ăn lòng đỏ hồng đào hoặc chế biến theo kiểu ốp la chưa chín tới vì có khả năng những vi khuẩn gây bệnh thâm nhập từ vỏ trứng vào bên trong không bị tiêu diệt có thể gây hại cho trẻ, tốt nhất là ăn chín nấu sôi hoàn toàn.

    Lươn

    Quan niệm dân gian: Được xem là món ăn chống còi xương thông dụng do lươn có giá khá rẻ, cách chế biến cũng đa dạng như nấu cháo, hấp, chưng...

    Ý kiến chuyên gia: Tương tự như thịt ếch. lươn có hàm lượng đạm tương đối, canxi không nhiều nên cũng chỉ đơn thuần là một thực phẩm giúp đa dạng thực đơn hàng ngày của bé mà thôi.

    Sò biển, cua, ghẹ, hến và trứng gà trộn chung chưng cách thuỷ

    Quan niệm dân gian: Những món ăn từ hải sản có thể giúp xương trẻ cứng cáp, đồng nghĩa là trẻ sẽ không bị còi xương nếu được ăn hàng ngày. Còn thịt hến làm sạch, để cho thật ráo, trộn chung với trứng gà rồi đem chưng cách thuỷ. Tốt nhất là nên dùng trứng gà ta để chế biến món này.

    Ý kiến chuyên gia: Sò biển, cua, ghẹ, hến...là hải sản giàu canxi hữu cơ dễ hấp thu. Hến trộn chung với trứng gà, chưng cách thuỷ chỉ là một phương pháp chế biến giúp ngon miệng hơn, và đương nhiên có thêm trứng gà thì sẽ "bổ" hơn nhiều. Tuy nhiên đừng "mê tín" quá vào những đồ "bổ" như thế này rồi ép bé ăn hàng ngày, có thể gây hiệu ứng ngược như bé không ăn nữa vì quá ngán.

    Xương sụn của heo hầm thật nhừ chung với đậu tương

    Quan niệm dân gian: Trong xương heo có nhiều chất giúp cứng xương, thêm vào đó nếu đem hầm chung với đậu tương sẽ tốt cho sức khỏe của bé.

    Ý kiến chuyên gia: Xương hoặc sụn hầm thật nhừ, thật rục...cũng chẳng làm cho nước thêm chút canxi nào như dân gian lầm tưởng. Có chăng chỉ làm ngọt nước, tăng độ béo nhờ thành phần tuỷ xương. Trẻ quá nhỏ cho nên cũng chẳng thể nhai sụn được, dù chín rục. Trẻ lớn từ 5 tuổi trở lên, sụn xương cũng là nguồn canxi hữu cơ tốt cho cơ thể. Nhưng nếu nhằm mục đích tăng canxi, chống còi xương thì chọn nguồn hải sản, loài nhuyễn thể như tôm. tép, cá con...chế biễn nhuyễn trẻ vẫn dễ ăn được nhiều hơn là bắt trẻ "gặm sụn".

    Rùa hầm nhừ với gừng, hành, và chút muối

    Quan niệm dân gian: Theo dân gian thì rùa có chiếc mai rất cứng, đến nỗi không phải vật gì cũng có thể huỷ hoại được. Vì vậy, ăn thịt rùa sẽ giúp xương cứng chắc hơn. Hầm chung với gừng, hành để có mùi vị thơm, tránh mát quá cũng như giúp trẻ dễ ăn.

    Ý kiến chuyên gia: Còi xương là do thiếu canxi và vitamin D như đã phân tích từ đầu bài. Thành phần thịt rùa giàu đạm cũng là một thực phẩm bổ dưỡng.

    (Sưu tầm)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Xiuhan
    Đang tải...


Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này