“Quan tòa” của con

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi anhvaem2011, 8/11/2012.

  1. anhvaem2011

    anhvaem2011 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/7/2012
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    PN - Thế nào cũng có lúc các bậc cha mẹ phải đóng vai “quan tòa” để “xử kiện” giữa các con với nhau, giữa con mình với con người khác... Khi đã làm “quan tòa” thì trách nhiệm đầu tiên là phải công minh, phải làm rõ đúng sai và lẽ phải cần được đề cao.

    Hôm rồi, gia đình bạn tôi họp mặt. Trong khi người lớn chuyện trò rôm rả thì đám trẻ con chơi đùa thỏa thích. Bỗng có tiếng khóc. Hỏi ra mới biết, một đứa vì bênh em ruột bị giành đồ chơi đã tát em họ. Nghe tiếng khóc, mẹ đứa trẻ tỏ ra xót con: “Mẹ nói rồi, biểu đừng có chơi, ngồi yên xem ti vi đi, giỡn làm chi cho giờ bị đánh?”. Rõ ràng người mẹ có ý trách.

    Nghe ồn ào, anh bạn tôi, bác ruột của đứa nhỏ bị đánh, cha của thằng bé đã đánh em, bước ra bảo ba đứa đứng xếp hàng, rồi nghe ba đứa lần lượt kể lại câu chuyện. Nghe xong, anh nói: “Con làm anh, bênh em là đúng, nhưng con lại đánh một đứa em khác, mà đứa em đó đang làm khách của nhà mình, như vậy là con có ba cái sai: thứ nhất là lẽ ra con phải tạo không khí vui vẻ giữa các anh em, đàng này con lại đánh em; thứ hai là con không tôn trọng khách, em họ thỉnh thoảng đến nhà mình; thứ ba là con không dỗ em hoặc nói với người lớn. Giờ con phải xin lỗi em, xin lỗi thím và không được tái phạm. Nếu không con sẽ bị phạt”.

    Tôi thấy anh rất nghiêm với con dù biểu đứa nhỏ tám tuổi biết tạo không khí vui vẻ hay biết tôn trọng khách thì có lẽ hơi quá, nhưng tôi rất phục cách xử lý của anh. Thằng bé líu ríu xin lỗi em và thím. Tôi chú ý thấy người mẹ có con bị đánh bỗng tươi trở lại, còn đứa em cũng hết khóc. Tôi thầm nhủ, “quan tòa” này tâm lý ghê!

    [​IMG]

    Bữa nọ đến nhà chị bạn, thấy hai cô con gái đang chơi trò búp bê. Đang chơi bỗng có tiếng hét: “Không được lấy búp bê của chị”. Đứa em cũng hét: “Nhưng em thích!”. Rồi hai đứa cùng khóc. Đứa nào cũng méc ba là bị đứa kia đánh. Thì ra, đứa em đang chơi nhưng nổi hứng thích búp bê của chị, bèn lấy đại, đứa chị không cho nên giành lại, đứa em thường ngày thấy mình được ba mẹ cưng nên nhéo chị, chị cũng chẳng vừa nhéo lại em.

    Bà mẹ phải đứng ra phân xử. Đầu tiên, chị bắt hai đứa khoanh tay lại, sau đó hỏi rõ mọi chuyện. Nghe xong, chị bảo: “Con làm em mà nhéo chị là không đúng. Còn chị Hai lẽ ra phải nhường em, sao lại đánh em? Mẹ phạt hai con đứng úp mặt vào tường mười phút!”. Đứa lớn thấy mẹ buồn, tỏ ý hối lỗi, rưng rưng nói: “Con xin lỗi mẹ, mai mốt con không giành với em nữa”. Đứa nhỏ thấy chị xin lỗi, cũng nói: “Con xin lỗi mẹ, mai mốt con không hư nữa!”. Người mẹ không phạt, dắt hai con đi rửa mặt. Tôi nghĩ thầm, đứa chị thường nghĩ em được mẹ cưng hơn, nếu chị bạn tôi chỉ phạt đứa chị thì thế nào nó cũng nghĩ rằng mẹ đang bất công với mình. Vì vậy, tôi thấy cách xử sự của chị là hợp lý, phải làm rõ đúng sai và phải tỏ ra không thiên vị.

    Làm “quan tòa” không chỉ “giải quyết” tình huống mà quan trọng hơn là tránh tái diễn vụ việc đó, nhất là trong việc xử lý mối quan hệ giữa các con với nhau, nếu không khéo sẽ để thành “vết tì” về sự bất công trong lòng đứa trẻ. Điều đó không chỉ ảnh hưởng sự gắn bó giữa anh chị em với nhau mà còn làm tổn hại đến sự phát triển nhân cách của trẻ.

    Minh Tâm
    Nguồn phunuonline
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi anhvaem2011
    Đang tải...


Chia sẻ trang này