Kinh nghiệm: Quản Trị Trong Thời Kỳ Bất Ổn - Bạn Đã Chuẩn Bị Để Trở Trành Một Nhà Quản Trị?

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi Trân Minh Nhân Chính, 11/3/2020.

  1. Trân Minh Nhân Chính

    Trân Minh Nhân Chính Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/3/2020
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    BẠN ĐÃ CHUẨN BỊ ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÀ QUẢN TRỊ?


    Chào mừng bạn đến với thế giới quản trị. Bạn đã chuẩn bị cho điều này chưa?

    Bảng câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn nhận thấy được những thứ tự ưu tiên của bạn có

    thích ứng với nhu cầu đặt ra cho các nhà quản trị ngày nay.

    Hướng dẫn: Đánh giá mỗi phát biểu dưới đây dựa vào những gì bạn nghĩ là sự nhấn mạnh thích hợp cho từng nhiệm vụ dẫn đến sự thành công của bạn với vai trò là một nhà quản trị mới được đề bạt của một bộ phận. Công việc của bạn là chọn ra 4 nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để được phân vào nhóm "ưu tiên cao" và những nhiệm vụ khác được phân vào nhóm "ưu tiên thấp" với chính sách rõ ràng tới các bộ phận.


    Cách tính điểm và giải thích: Tất cả 8 yếu tố trong danh sách nêu trên đều quan trọng, nhưng

    các yếu tố mang số lẻ được cho là quan trọng hơn các yếu tố mang số chẵn trong việc đo lường sự thành công mang tính dài hạn của nhà quản trị. Nếu bạn chọn từ 3 trong số 4 yếu tố mang số lẻ, xem như bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho vai trò của nhà quản trị. Một nhà quản trị mới đề bạt được xem là thành công cẩn nhận thức rằng phần lớn thời gian của họ phải được dành cho việc chăm sóc và bồi dưỡng người khác, bao gồm cả cấp dưới và đồng nghiệp của mình. Những người thường thất bại trong việc hoàn thành vai trò của nhà quản trị bởi vì họ có mối quan hệ làm việc kém hay họ có những đánh giá sai về triết lý quản trị và các giá trị văn hóa. Phát triển mối quan hệ tốt đẹp theo mọi chiều hướng thường quan trọng hơn việc có được các kỹ năng làm việc từ kinh nghiệm hoặc việc nhấn mạnh đến kiểm soát và các kết quả của công việc.

    Các thành tựu thường xuất hiện khi nhà quản trị có các mối quan hệ bền vững. Khi đã có kinh

    nghiệm với vai trò của nhà quản trị từ một năm trở lên, những nhà quản trị thành công sẽ biết

    rằng hơn phân nửa thời gian của họ sẽ được sử dụng cho việc thiết lập mạng lưới làm việc và

    xây dựng các mối quan hệ.


    Tìm hiểu về Digital Marketing là gì? Và làm Digital Marketing là làm gì?


    Khi Steve Jobs mất vào năm 2011, Apple, công ty được ông cùng sáng lập

    vào năm 1976, là một công ty có giá trị cao nhất trên thế giới xét về phương

    diện giá trị vốn hóa trên thị trường. Hàng triệu người đã rất quan tâm đến

    những sản phẩm mang tính chất đổi mới như iPhone và IPad. Sau khi ông

    mất, các tạp chí, nhật báo, các tạp chí học thuật, và các trang mạng đá nhanh

    chóng đăng các bài báo những di sản của nhà quản trị cấp cao huyền thoại

    này và phong cách quản trị của ông. Trong quyển sách trên 600 arirang viết vẽ

    cuộc đời của Steve Jobs, Walter Isaacson đã gọi ông là “Nhà quản trị cấp cao

    vĩ đại nhất trong kỷ nguyên của chúng ta”, và nhiều nhà quản trị trên thế giới

    đã bắt đầu đọc quyển sách này để nắm bắt và sử dụng những tư tưởng quản

    trị đầy tài năng của ông. Dường như rất khó tin rằng trước đây 26 năm, sau

    khỉ thành lập Apple, Jobs đã bị sa thải khỏi công ty mà ông đã cùng sáng lập

    khi đang độ tuổi 30. Trong suốt 10 năm đầu tại Apple, Jobs luôn có một tầm

    nhìn rất rõ ràng và đầy đổi mới, đó là những đặc trưng mà ông luôn tiếp tục

    thể hiện trong suốt cuộc đời của mình. Tuy nhiên ông không cần biết hay

    quan tâm nhiều đến khía cạnh quản trị kinh doanh, và điều này đã dẫn đến

    sự thất bại đau đớn của ông và đây lại là cơ hội để ông học được những bài

    học quản trị. Chính những bài học này cuối cùng đã giúp ông quay lại nắm

    quyền điều khiển Apple và tạo nên câu chuyện thành công của một tập đoàn

    lớn vượt mọi thời đại.


    Với nhiều người, việt ở thành một nhà quản trị không đến một cách tự nhiên. Steve Jobs đã có cả những phẩm chất tích cực và tiêu cực với góc độ của một nhà quản trị, nhưng trong tiến trình phát triển nghề nghiệp, ông đã học được cách thức làm thế nào để điều phối và lãnh đạo mọi người một cách có hiệu quả để đạt những kết quả rất đáng ngạc nhiên. Một sự ngạc nhiên cho nhiều người khi họ bắt đầu bước vào hoạt động quản trị chính là họ thường ít kiểm soát mọi việc hơn là họ kỳ vọng ước đó. Bản chất của quản trị là động viên và phối hợp người khác để đương đầu với những thách thức có ảnh hưởng sâu rộng. Nhiều nhà quản trị mới nắm vị trí thường kỳ vọng có được quyền lực, có khả năng kiểm soát, và có trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện hoạt động của bộ phận mình phụ trách. Tuy nhiên, các nhà quản trị lệ thuộc vào nhân viên của mình nhiều hơn so với điều ngược lại, và họ được đánh giá dựa trên công việc của người khác thay vì kết quả của riêng họ. Nhà quản trị phải là người thiết lập các hệ thống và các điều kiện để giúp người khác thực hiện một cách hoàn hảo.


    Trong quá khứ, các nhà quản trị thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ nhân viên. Những lĩnh vực quản trị đang trải qua một cuộc cách mạng đòi hỏi các nhà quản trị phải làm nhiều điều hơn thế như là giành được trái tim và trí óc của nhân viên cũng như năng lực thể chất của họ, phải nhìn thấy tầm quan trọng của sự thay đổi thay vì coi sự ổn định là đương nhiên, và khơi dậy tầm nhìn và giá trị văn hóa cho phép mọi người tạo ra sự hợp tác thực sự và có năng suất cao tại nơi làm việc. Quyển sách này giới thiệu và giải thích quy trình quản trị và sự thay đổi của tư duy về thế giới và những điều đó là rất thiết cho nhà quản trị. Bằng cách tóm lược có phân tích các hành động của một số nhà quản trị thành công và không thành công, bạn sẽ học tập được những điều cơ bản của quản trị. Vào cuối mỗi chương, bạn sẽ nhận thức được một số kỹ năng mà nhà quản trị sử dụng để giữ cho tổ chức đi đúng hướng, và bạn sẽ bắt đầu thông hiểu cách thức nhà quản trị có thể đạt được những kết quả đáng ngạc nhiên thông qua con người. Và khi chấm dứt việc nghiên cứu quyển sách này, bạn sẽ hiểu các kỹ năng cơ bản của quản trị trong hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, và kiểm soát một bộ phận của tổ chức hay toàn thể tổ chức.


    Theo dõi tại website: Tranminhnhanchinh.com
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Trân Minh Nhân Chính
    Đang tải...


Chia sẻ trang này