Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2009: Mơ hồ và thiếu cụ thể

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi liti85, 5/5/2009.

  1. liti85

    liti85 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/2/2009
    Bài viết:
    1,257
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    723
    Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2009: Mơ hồ và thiếu cụ thể

    - Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2008 và năm nay, hồ sơ đăng kí dự thi của thí sinh còn có thêm loại giấy chứng minh nhân dân (CMND). Mục đích của Bộ GD&ĐT, là giấy CMND sẽ thay cho thẻ dự thi, một cách để kiểm soát, phòng chống gian lận, tiêu cực trong thi cử được tốt hơn.Song, thực tế thì vẫn dùng thẻ dự thi khi vào phòng thi, còn giấy CMND lại nằm trong hồ sơ thí sinh, kể cả thi tuyển sinh ĐH, CĐ cũng vậy.


    Nhiều điều khoản thiếu thống nhất
    Điều 21, khoản 12 về trách nhiệm của thí sinh, có nêu: “Đối với môn thi tự luận, thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi khi hết 2/3 thời gian làm bài của môn thi và phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp”. Trong thực tế, các hội đồng thi vận dụng không thống nhất điều khoản trên.
    Hướng thứ nhất, nhiều hội đồng thi hiểu: Hết 2/3 thời gian làm bài (đối với các môn tự luận), thí sinh chỉ được phép đi ra uống nước, vệ sinh... xong rồi quay trở lại phòng thi ngồi hoặc tiếp tục làm bài cho đến hết thời gian làm bài, có lệnh thu bài, nộp bài mới được ra về.

    Hướng thứ hai, có hội đồng thi lại làm: Hết 2/3 thời gian làm bài (đối với các môn tự luận) thí sinh không chỉ được phép đi ra uống nước, vệ sinh... mà còn được nộp bài, đề thi, giấy nháp (nếu như đã làm xong), đi ra trước, không phải quay trở lại phòng thi nữa. Thực hiện theo hướng thứ hai, thường mất gây trật tự, nhốn nháo nơi khu vực thi, hội đồng thi khó kiểm soát được diễn biến thí sinh ra sớm , ảnh hưởng không tốt đến tâm lý các thí sinh vẫn còn làm bài trong phòng thi khi thời gian làm bài chưa hết.

    Thực tế này đã từng xảy ra ở nhiều hội đồng thi trong kì thi tốt nghiệp năm 2008. Do điều khoản đó của quy chế thi còn mơ hồ, chưa xác định cụ thể, rõ ràng nên ở từng hội đồng thi có các hiểu và thực hiện khác nhau như thế. Bộ GD&ĐT cần điều chỉnh lại điều khoản ấy, theo hướng rõ ràng, hợp lý và tích cực chẳng hạn như: “Đối với môn thi tự luận, thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi khi hết 2/3 thời gian làm bài của môn thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp và phải quay trở lại phòng thi cho đến khi hết thời gian làm bài môn thi đó”.

    [​IMG]
    Thi tốt nghiệp THPT năm 2008 (Ảnh: Chí Cường)


    Thực tế, trong nhiều kì thi tốt nghiệp THPT thường xảy ra trường hợp: Khi làm bài tờ giấy thi bị lem, xoá bỏ nhiều, không ưng ý, thí sinh xin thay tờ giấy thi khác, làm lại từ đầu. Vậy trong trường hợp đó, giám thị xử lý như thế nào? Do trong quy chế thi không nêu tình huống và hướng giải quyết tình huống ấy nên mỗi giám thị có cách làm riêng, có người không thu tờ giấy thi làm hỏng đó để thí sinh tự xử lí, có người thì thu để trên bàn giám thị hoặc đem vo viên hay xé bỏ đi.

    Rồi cách xử lí của thanh tra uỷ quyền của Bộ khi phát hiện trường hợp đó cũng thiếu thống nhất, người thì yêu cầu giám thị thu lại tờ giấy thi, người thì lập biên bản giám thị khi để cho thí sinh tự xử lí, đem ném vứt tờ giấy thi hỏng vào sọt rác khi hết thời gian làm bài, được phép ra về.


    Chồng chéo và mâu thuẫn
    Để giải quyết thấu đáo, thống nhất các trường hợp nêu trên vốn đã từng nảy sinh trong thực tế, thì qui chế phải có bổ sung thêm. Theo ý này nên ghi thêm vào mục 11, điều 21, nói về trách nhiệm của thí sinh như sau: “Nếu trong trường hợp thí sinh thay tờ giấy khác, tờ giấy thi hỏng, bỏ trước phải đem nộp lại cho giám thị. Giám thị có trách nhiệm quản lý và nộp lại cho lãnh đạo hội đồng thi sau buổi thi kết thúc”.
    Trong tờ giấy bọc bài thi, Bộ GD&ĐT có thâu tóm vắn tắt công việc của các giám thị.Ở mục 11, phần 2 và mục 21, phần 3 có sự chồng chéo, mâu thuẫn, khiến giám thị không biết nên thực hiện mục nào cho phải. Mục 11, Bộ yêu cầu giám thị, trong thời gian làm bài, cho thí sinh kí tên vào tờ ghi tên, ghi điểm. Đến mục 21, Bộ lại quy định thí sinh nộp bài thi cho giám thị 2 và kí tên vào tờ ghi tên, ghi điểm. Đã kí trước đó rồi, còn chỗ đâu để thí sinh kí nữa? Có quy định nhất quán, đúng đắn thì việc thực hiện mới suôn sẻ, tốt đẹp được. Đề nghị Bộ nên quy định rõ, tránh gây chồng chéo, mâu thuẫn.
    Về phúc khảo bài thi, quy chế quy định: Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi nếu điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình cả năm của môn học đó ở lớp 12 từ 2,0 điểm trở lên. Bộ GD&ĐT ra điều kiện thí sinh được phúc khảo lại bài như trên, nhằm giảm bớt tình trạng “ loạn” đơn xin phúc khảo đối với nhiều em bị hỏng hoặc không đạt thứ hạng như thực tế đã làm bài.

    Sau khi có kết quả tốt nghiệp, mỗi tỉnh, thành phố cũng có hàng trăm, hàng ngàn thí sinh (đủ điều kiện) nộp đơn phúc khảo. Và có không ít thí sinh được điều chỉnh điểm lại, từ hỏng thành đậu, từ loại trung bình lên loại khá, giỏi trong quá trình chấm phúc khảo.

    Như vậy, quá trình chấm bài của các giám khảo, hội đồng chấm là có vấn đề, có nhầm lẫn hoặc sai sót. Do không đủ điều kiện (nếu điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình cả năm của môn học đó ở lớp 12 từ 2,0 điểm trở lên) nên nhiều bài thí sinh không có cơ hội được xem xét lại, đành chấp nhận số phận. Mà tình hình chấm bài tốt nghiệp lâu nay có nhiều vấn đề, liệu có đảm bảo tính công bằng, chính xác cho mọi thí sinh chưa? Thiết nghĩ, mọi thí sinh có yêu cầu phúc khảo một môn đến nhiều môn đều được đáp ứng, không có ra điều kiện khống chế kiểu như trên, thế mới công bằng.

    Mặt khác, thời gian để thí sinh được phúc khảo là không hợp lý, ảnh hưởng đến việc chuẩn bị và thi tuyển sinh ĐH, CĐ vào đầu tháng 7 của các em. Thời gian phúc khảo bài thi tốt nghiệp phải được tiến hành khẩn trương ngay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp mới phù hợp, không làm tổn thương, ảnh hưởng xấu đến các em.

    Ngọc Hân
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi liti85
    Đang tải...


  2. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Vấn đề là Bộ Giáo dục có quá nhiều quyền lực đối với tương lai của học sinh. Và khi bộ càng có nhiều quyền lực bao nhiêu thì tương lai của học sinh càng xấu đi bấy nhiêu. Lý do là vì khi Bộ càng nhiều quyền thì các quy định càng vô lý và ít trách nhiệm hơn.
     
    architect thích bài này.

Chia sẻ trang này