Quy Trình Siêu Âm Khám Phụ Khoa

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi hongmint, 18/7/2022.

  1. hongmint

    hongmint Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/3/2020
    Bài viết:
    1,015
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    38
    Siêu âm phụ khoa là một trong những bước không thể thiếu trong kiểm tra phụ khoa. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông qua sóng siêu âm, đánh giá cơ quan sinh dục nữ, phát hiện các vấn đề bất thường.

    Tuỳ vào mục đích khi chị em đến thăm khám mà siêu âm phụ khoa được chia thành 2 loại, mỗi loại sử dụng một máy siêu âm chuyên biệt, bao gồm:


    Siêu âm đầu dò âm đạo
    Phương pháp thực hiện bằng cách bác sĩ đưa đầu dò siêu âm chuyên dụng (được bọc lại bằng bao cao su), sóng siêu âm tiếp xúc qua ngã âm đạo, hiển thị hình ảnh rõ nét của âm đạo, tử cung, buồng trứng… Phương pháp được sử dụng cho chị em đã quan hệ tình dục; có độ chính xác cao.

    Siêu âm ổ bụng
    Đối với siêu âm ổ bụng, bác sĩ sẽ thoa một lớp gel mỏng lên vùng bụng, đây được xem là chất dẫn truyền sóng siêu âm, nhằm loại bỏ bọt khí giữa đầu dò của máy siêu âm với cơ thể. Sau đó, bác sĩ dùng đầu dò di chuyển quanh ổ bụng (bên ngoài bề mặt da) sau đó hình ảnh được hiển thị lên màn hình máy tính, quan sát được cơ quan sinh dục nữ. Phương pháp này thường được sử dụng cho những chị em chưa quan hệ tình dục và khám theo dõi thai


    NHỮNG TÁC DỤNG CỦA VIỆC SIÊU ÂM PHỤ KHOA
    Tùy từng mục đích của việc thăm khám phụ khoa mà việc siêu âm sẽ có những tác dụng khác nhau:

    - Khám - siêu âm phụ khoa định kỳ: Được thực hiện 6 tháng/lần nhằm theo dõi sức khỏe sinh sản, phát hiện kịp thời các bất thường phát sinh (nếu có) hoặc theo dõi sự tiến triển của các bệnh lý như u nang buồng trứng, u xơ tử cung

    - Siêu âm – kiểm tra thai: Nhằm phát hiện có thai sớm, vị trí, kích thước thai nhi; phát hiện sớm thai ngoài tử cung; siêu âm theo dõi thai định kỳ đánh giá sự phát triển của thai nhi; xác định giới tính thai nhi hoặc sự bất thường của thai như chậm phát triển, thai dị tật. Hoặc các trường hợp có ý định đình chỉ thai kỳ (phá thai) cũng cần siêu âm kiểm tra thai.

    - Phát hiện bệnh lý liên quan đến kinh nguyệt: Đánh giá niêm mạc tử cung, sự rụng trứng trong trường hợp kinh nguyệt không đều, rong kinh, tắt kinh, âm đạo chảy máu bất thường cần kiểm tra…

    [​IMG]

    - Khám phụ khoa thường quy: Nhằm quan sát độ lớn nhỏ của tử cung/ buồng trứng; vị trí cổ tử cung (ngã trước/ngã sau); phát hiện các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, polyp cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung…

    - Khám sinh sản, siêu âm tiền hôn nhân: Siêu âm đánh giá tử cung, buồng trứng; quan sát được thời kì phát triển của trứng, kích thước nang noãn, dự đoán thời điểm rụng trứng (canh trứng) để tăng khả năng thụ thai…

    ► Thực ra, so với siêu âm vùng bụng thì phương pháp siêu âm đầu dò có tác dụng nhiều hơn, cho kết quả chân thật và chính xác hơn, đặc biệt là đối với trường hợp khám viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh lý tử cung/buồng trứng bằng cách dò trong âm đạo; hoặc phát hiện có thai sớm/ thai ngoài tử cung…


    KHI NÀO CHỊ EM NÊN THỰC HIỆN SIÊU ÂM PHỤ KHOA? CẦN LƯU Ý GÌ?

    Các trường hợp nên thực hiện siêu âm phụ khoa
    Theo khuyến cáo từ chuyên gia Phụ khoa, việc thực hiện khám và siêu âm phụ khoa định lỳ 6 tháng/lần để theo dõi sức khỏe, phát hiện bệnh lý kịp thời (nếu có) ở giai đoạn đầu và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp, hiệu quả cao.

    ⇒ Bên cạnh đó, khi có các dấu hiệu sau thì chị em cần chủ động đi siêu âm, kiểm tra ngay:

    - Siêu âm canh trứng tăng khả năng thụ thai, thực hiện sau khi sạch kinh 10 ngày (đối với chu kỳ đều đặn 28-30 ngày)

    - Bị ngứa âm đạo, đau rát hoặc tiết dịch âm đạo nhiều bất thường (màu lạ; mùi hôi)

    - Chảy máu âm đạo vùng kín bất thường; chảy máu sau quan hệ mà không phải do kinh nguyệt.

    - Có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt (chu kì kinh không đều, rong kinh, tắt kinh, kinh ra quá nhiều hoặc quá ít trong 1 chu kì, máu kinh sậm, đen hoặc có mùi hôi)

    - Có triệu chứng đau bụng dưới (kể cả khi hành kinh hoặc không), đau thắt lưng; đau dữ dội khi hành kinh

    - Âm đạo khô; đau rát “cô bé” khi quan hệ, suy giảm ham muốn tình dục.

    - Xuất hiện các nốt mụn bất thường ở vùng kín (mụn thịt, mụn nước, mụn mủ…) hoặc niêm mạc âm đạo sưng đỏ.

    - Chị em có biểu hiện rối loạn tiểu tiện: tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu rắt, tiểu són, tiểu ra máu…

    ➯ Đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cao chị em đang mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoặc lây nhiếm các bệnh qua đường tình dục. Việc khám-siêu âm sớm sẽ giúp phát hiện vấn đề bệnh lý sớm, chữa trị kịp thời, hiệu quả cao, ít tốn kém chi phí.

    [​IMG]


    Một số lưu ý thêm khi đi siêu âm
    - Nếu siêu âm ổ bụng, bạn nên uống nhiều nước để bụng thật căng, khi siêu âm sẽ quan sát dễ dàng hơn.

    - Nếu siêu âm đầu dò thì bạn phải đi tiểu cho bàng quang rỗng trước khi siêu âm, giúp việc đưa đầu dò vào dễ dàng, ít gây kích ứng mắc tiểu, quan sát chính xác hơn.

    - Nên lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái; thả lỏng tâm lý để siêu âm. Bởi thực ra siêu âm không gây đau đớn, khó chịu và chi phí cũng không cao.

    - Chị em không cần phải nhịn ăn trước khi tiến hành siêu âm phụ khoa bởi sẽ không ảnh hưởng đến tiêu hóa. Nhưng đối với siêu âm đầu dò cần kiêng quan hệ trước 2 ngày siêu âm, không thụt rửa âm đạo sâu hoặc lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ.

    Nguồn ** https://dakhoamientrung.vn/sieu-am-phu-khoa-khi-nao-nen-thuc-hien-quy-trinh-nhu-the-nao.html

    Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa miền trung
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hongmint
    Đang tải...


Chia sẻ trang này