Cầm cố tài sản là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khá phổ biến hiện nay. Trong quan hệ cầm cố tài sản tồn tại các chủ thể với các quyền và nghĩa vụ đối lập nhau. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong cầm cố tài sản thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây. Cầm cố tài sản là gì? Cầm cố tài sản được Bộ luật dân sự 2015 quy định là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nhắc tới cầm cố tài sản thông thường chúng ta sẽ nghĩ đến bảo đảm cho một hợp đồng dân sự. Nhưng cũng có trường hợp có thể đặt cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Chủ thể của cầm cố tài sản bao gồm hai bên. Đó là bên cầm cố và bên nhận cầm cố. Nếu như bên cầm cố được hiểu là bên phải giao tài sản để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ. Thì bên nhận cầm cố được định nghĩa là bên nhận tài sản từ bên cầm cố để bảo đảm cho quyền và lợi ích của mình trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ. Xem thêm: tặng cho quyền sử dụng đất Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố Mặc dù quyền và nghĩa vụ của các bên do các bên thỏa thuận nhưng thông thường quyền của bên cầm cố gồm ba quyền chính. Thứ nhất là quyền yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. Thứ hai là quyền yêu cầu bên nhận cầm cố phải hoàn trả tài sản cầm cố sau khi nghĩa vụ đã được thực hiện. Khi bên cầm cố thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thì người nhận cầm có hay người thứ ba phải trả lại tài sản cầm cố. Nếu bên nhận cầm cố bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trái với quy định của pháp luật. Lúc này bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản đó và yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra. Nếu bên cầm cố không có quyền đòi lại tài sản thì có quyền yêu cầu bên cầm cố bồi thường thiệt hại. Ngoài ra bên cầm cố cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp người nhận cầm cố không bảo quản hoặc bảo quản không tốt tài sản mà gây ra thiệt hại. Bên cạnh quyền thì bên cầm cố cũng có các nghĩa vụ như phải giao tài sản cầm cố theo đúng thỏa thuận. Hoặc nghĩa vụ thông báo cho bên nhận cầm cố biết về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố. Những chi phí cần thiết để bảo quản tài sản cầm cố, bên cầm cố cũng phải thanh toán cho bên nhận cầm cố trừ phi các bên có thoả thuận khác. Xem thêm: hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố sẽ đối lập với quyền, nghĩa vụ của bên nhận cầm cố. Bên nhận cầm cố cũng có một số quyền cơ bản như sau. Đầu tiên là quyền yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố hoàn trả tài sản đó. Vì là người chiếm hữu hợp pháp nên bên nhận cầm cố có quyền đòi lại tài sản đó từ bất cứ người nào. Bên nhận cầm cố cũng có quyền yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nhằm thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp bên cầm cố không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ. Đây là quyền của bên nhận cầm cố khi mà đến thời hạn mà nghĩa vụ chính vẫn chưa được thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Ngoài ra, bên nhận cầm cố được thanh toán đầy đủ các chi phí bảo quản tài sản cầm cố hợp lý khi trả lại tài sản cho bên cầm cố. Cùng với đó, bên nhận cầm cố có nghĩa vụ trong việc bảo quản, giữ gìn tài sản. Bên nhận cầm cố không được phép bán, tặng cho hay trao đổi, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố. Đồng thời cũng không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu như không được bên cầm cố đồng ý. Đây đều là những nghĩa vụ mà bên nhận cầm cố cần thực hiện. Ngoài ra, khi cầm cố tài sản được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác đã được các bên thỏa thuận thì bên nhận cầm cố cần trả lại tài sản cầm cố. Nghĩa vụ này cũng sẽ được thực hiện trong trường hợp bên cầm cố đã thực hiện xong nghĩa vụ. Nếu làm mất hay gây hư hỏng tài sản cầm cố thì bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. Xem thêm: giấy tặng cho quyền sử dụng đất Như vậy có thể thấy quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ cầm cố tài sản rất đa dạng. Ngoài các quyền và nghĩa vụ trên, các bên khi thực hiện biện pháp bảo đảm cầm cố có thể tự thỏa thuận thêm các quyền và nghĩa vụ khác. Quyền và nghĩa vụ được đặt ra cũng chỉ nhằm đảm bảo sự công bằng cho tất cả các bên khi tham gia vào một giao dịch dân sự.