Thông tin: Rạch Tầng Sinh Môn - Sinh Thường Nhiều Mẹ Sợ Thủ Thuật Này!

Thảo luận trong 'Sinh nở' bởi Út Em, 25/1/2016.

  1. Út Em

    Út Em Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh

    Tham gia:
    22/1/2016
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    97
    Điểm thành tích:
    28
    Rạch tầng sinh môn là gì?

    Út Em chào các mẹ. Rạch tầng sinh môn là một tiểu phẫu rạch phần đáy chậu của phụ nữ khi sinh. Đáy chậu là phần cơ nằm giữa bộ phận sinh dục và hậu môn. Vết rạch này sẽ giúp em bé chào đời dễ dàng hơn, đặc biệt nếu các mẹ cần dùng dụng cụ hỗ trợ sinh hoặc âm đạo không đủ độ rộng cho bé ra.

    Tại sao cần phải rạch tầng sinh môn?

    Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ chỉ đề nghị các mẹ rạch tầng sinh môn nếu họ thấy có lợi cho quá trình sinh. Rạch tầng sinh môn không phải là một phần nhất định phải có trong quá trình sinh nở và có thể mang đến nhiều cái hại hơn là lợi ích nếu không cần thiết phải rạch.

    [​IMG]

    Thậm chí nếu rách tầng sinh môn trong lúc sinh có thể sẽ nhanh lành hơn vết cắt mà không có biến chứng. Tuy nhiên, bác sĩ và người hộ sinh vẫn đề nghị rạch tầng sinh môn nếu:

    • Thai nhi khó ra, gặp nguy hiểm và cần phải sinh nhanh
    • Rặn đẻ quá lâu, đặc biệt cần dùng đến dụng cụ hỗ trợ sinh
    • Thai ở vị trí ngôi mông và đặc biệt là ở dạng “khóa nòng” (chân hoặc mông chắn ngang cổ tử cung, đầu thai nhi chạm vào xương sườn mẹ)
    • Người hộ sinh dự đoán mẹ bầu có thể đối mặt với vết rách nguy hiểm khi không cắt tầng sinh môn
    Phần lớn thủ thuật rạch âm đạo được thực hiện như là một việc hỗ trợ sinh. Dù đôi khi có những ca sinh thường rất dễ dàng nhưng vẫn có sự liên quan một chút đến thủ thuật này.

    Có thể tránh thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn như thế nào?

    Nếu các mẹ cảm thấy mình đủ khỏe mạnh và không muốn rạch tầng sinh môn, hãy nói với người hộ sinh trong những lần đi khám thai định kỳ hoặc viết yêu cầu của mình vào kế hoạch sinh rồi đưa cho người hộ sinh.

    Nếu thấy thai kỳ ổn định, các mẹ có thể đề nghị sinh tại nhà hoặc ở trung tâm hỗ trợ sinh nở. Kế hoạch sinh như này sẽ là một trong những cách giúp bạn tăng cơ hội sinh thường tự nhiên mà không liên quan đến nhiều dụng cụ và những sự can thiệp khác như là rạch tầng sinh môn. Tuy nhiên kiểu sinh này không phổ biến ở Việt Nam và sẽ nguy hiểm nếu không có người đỡ đẻ chuyên môn.

    Kinh nghiệm chăm sóc của hộ sinh trong quá trình rặn đẻ cũng có thể làm nên sự khác biệt. Những người hộ sinh có tay nghề trong cách tiếp cận với âm đạo cũng giúp giảm nguy cơ phải rạch tầng sinh môn hơn. Một số đơn vị phụ trách thai sản cũng khuyến khích mẹ bầu thử những tình huống khác nhau để hạn chế việc phải rạch tầng sinh môn. Hãy nói tổng thể những mong đợi của mình với người hộ sinh để giúp mình tránh phải cắt tầng sinh môn nếu không quá cần thiết. Những điều mẹ cần làm để hạn chế dùng phương pháp này là:

    • Sử dụng kỹ thuật thư giãn
    • Chọn tư thế đứng hoặc nằm phù hợp với bản thân để mang đến sự thoải mái khi sinh
      Trong thời gian mang bầu, các mẹ nên tham gia lớp học tiền sản để tìm hiểu thêm những biện pháp phòng ngừa, trong đó có hạn chế việc rạch tầng sinh môn
    Trong những tuần cuối của thai kỳ, các mẹ có thể xoa bóp đáy chậu một hoặc hai lần mỗi tuần. Mát-xa đáy chậu sẽ giúp giảm nguy cơ rạch tầng sinh môn và những cơn đau liên tục ở đáy chậu, đặc biệt nó rất cần thiết với những mẹ sinh con lần đầu. Cũng cần tìm hiểu thêm cách mát-xa và sử dụng loại dầu thoa nào cho đúng cách. Học kỹ thuật thở cũng giúp các mẹ sinh nở dễ dàng hơn.

    Vết thương khi rạch tầng sinh môn?

    Nếu có thời gian và ca sinh không thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng thì bác sĩ sẽ gây tê tại vùng đáy chậu. Tiêm thuốc gây tê có giúp các mẹ chỉ cảm thấy đau một chút khi rạch. Có thể sẽ không có thời gian thực hiện tiêm thuốc tê giảm đau mà phải rạch gấp vì thai nhi gặp vấn đề khó khăn nào đó. Các mô xung quanh âm đạo được kéo căng trong lúc sinh nên nó cũng dễ dàng cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh thực hiện việc cắt tầng sinh môn nhanh chóng.

    Họ sẽ khâu vết cắt lại sau khi cả thai và nhau thai đã ra hết. Các mẹ cần được khâu lại trong phòng mổ có đầy đủ ánh sáng và thiết bị cơ sở tốt. Họ sẽ yêu cầu các mẹ đặt chân lên bàn giữ để họ nhìn thấy rõ ràng và khâu chuẩn xác hơn.

    Trước khi bắt đầu khâu, các bác sĩ bơm thêm thuốc tê nếu ca sinh thực hiện theo phương pháp gây tê ngoài màng cứng hoặc tiêm trực tiếp vào đáy chậu. Điều này có nghĩa là các mẹ sẽ không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình khâu. Nếu vẫn bị đau, cần nói luôn với người hộ sinh về việc này để họ điều chỉnh.

    Bác sĩ hoặc người hộ sinh sẽ kiểm tra vết thương và liệu vết khâu có đúng cách. Để làm điều này, họ sẽ đặt ngón tay vào đoạn hậu môn để nhìn và cảm nhận mức độ của vết thương. Sau đó, thực hiện khâu một cách chính xác và sẽ báo cho các mẹ biết khi làm điều này. Thời gian hồi phục của vết cắt tầng sinh môn khá đau đớn nên các mẹ nên bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau cho mẹ.

    Xóa bỏ cơn đau từ vết khâu như thế nào?

    Để giảm bớt sự đau đớn sau khi khâu vết cắt tầng sinh môn, các mẹ nên:

    • Thay băng vệ sinh thường xuyên. Rửa sạch tay trước và sau khi thay nó và nên tắm hàng ngày. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương
    • Đặt miếng băng có gel lạnh vào vết thương. Bọc nó vào một cái khăn sạch để tránh nước đá tan ra chảy vào vết khâu. Đá lạnh sẽ làm tê vùng đó và ngăn chặn hoặc giảm tình trạng sưng tấy. Các mẹ có thể dùng túi đá sau 1-2 tiếng mỗi lần nhưng đừng chườm túi đá lâu hơn 10 phút hoặc 20 phút
    • Các mẹ hãy hỏi người hộ sinh về miếng đệm ngồi lót, có thể mua hoặc thuê. Đó là miếng đệm được thiết kế đặc biệt có thể phồng lên để lót bên dưới khi ngồi, tạo độ kênh với mặt phẳng ngồi và tránh cọ xát vào vết thương. Miếng đệm luôn tạo cảm giác thoải mái trong khi ngồi hoặc thậm chí là cho con bú, xem ti vi hay ngồi ô tô
    • Tắm bằng nước ấm. Các mẹ không cần hòa tan muối vào nước vì không có bằng chứng nào chứng minh điều này có thể giúp vết thương nhanh lành hơn so với sử dụng nước thông thường. Lau nhẹ nhàng chỗ khâu bằng khăn sạch, mềm
    • Giữ cho vết thương được thông thoáng, có thể cởi đồ lót và nằm nghỉ ngơi trên giường với một chiếc khăn để bên dưới khoảng 10 phút, mỗi ngày 1-2 lần
    • Khi đi tiểu, nên để nước ấm chảy từ từ qua âm đạo giúp làm dịu cảm giác buốt hoặc xót do nước tiểu gây ra
    • Đi bộ vòng quanh càng nhiều càng thoải mái và tập những bài tập cho vùng chậu. Việc này sẽ giúp lưu thông máu và đẩy nhanh quá trình lành vết thương
    • Một trong những cách giúp mẹ giảm đau đớn, khó chịu do bị rạch tầng sinh môn là uống thuốc đúng giờ và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Hầu hết các bà mẹ sẽ được kê đơn dùng paracetamol để giảm đau, nhưng không được uống quá liều lượng khuyến cáo cho mỗi ngày. Nếu cần thuốc có tác dụng giảm đau mạnh hơn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đặc biệt với mẹ có trẻ bị sinh non hoặc nhẹ cân, vì một số thuốc không tốt cho bé.
    Nếu không có cách nào giúp các mẹ giảm đau thì có thể các mẹ đã bị nhiễm trùng. Nên gặp người hộ sinh hoặc bác sĩ chuyên khoa để họ kiểm tra lại vết khâu và có cách điều trị.

    Vết rạch tầng sinh môn bao lâu sẽ khỏi?
    Nếu kiêng cữ tốt, vết thương sẽ lành trong 10 ngày. Không nên để thời gian (vết thương lành và vết khâu biến mất hoàn toàn) kéo dài hơn 1 tháng. Khi vết thương lành, các mẹ có thể thấy chỉ khâu thừa rơi xuống quần lót. Đừng lo lắng vì đây chưa chắc là nguyên nhân của vấn đề gì. Các cơ cũng được khâu bên dưới mũi khâu mà các mẹ có thể tự nhìn thấy được để giúp các lớp da dễ liền lại hơn.

    Nói chuyện với người hộ sinh nếu như các mẹ cảm thấy có dấu hiệu nhiễm trùng như xuất hiện mùi hôi từ vết thương hoặc có vấn đề khi đi tiểu.

    Trường hợp không chắc vết khâu đã lành hoàn toàn, các mẹ có thể đi kiểm tra. Nếu còn băn khoăn thì đến thời gian đi khám sau sinh (khoảng 6 tuần sau sinh), hãy để bác sĩ xem lại vùng đáy chậu.

    Khi nào có thể quan hệ lại sau khi rạch tầng sinh môn?
    Khi vết khâu đã lành, quan hệ tình dục sau sinh sẽ không vấn đề gì nếu cả chồng và vợ đều thấy thoải mái về điều đó. Nhưng thông thường, các mẹ nên kiêng quan hệ trong vòng từ 4 - 6 tuần.

    Lần quan hệ đầu tiên sau khi đã rạch tầng sinh môn, các mẹ có thể cảm thấy đau đầu và căng thẳng nhưng cơn đau sẽ dịu dần. Cố gắng thư giãn mình và sử dụng chất bôi trơn để thoải mái hơn. Cố gắng rửa qua bằng nước ấm trước khi quan hệ và dành nhiều thời gian kích thích ban đầu hơn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Út Em
    Đang tải...


  2. cuongnhiet1

    cuongnhiet1 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/10/2015
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    88
    Điểm thành tích:
    28
    Thấy mn nào sinh cũng kêu là rạch phải đến mấy mũi. Mà ai sinh hình như cũng như vậy. Nghĩ thôi đã thấy nổi da gà.
     
    Út Em thích bài này.
  3. Út Em

    Út Em Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh

    Tham gia:
    22/1/2016
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    97
    Điểm thành tích:
    28
    Mẹ nào sinh dễ thì không phải rạch mẹ nó à, trong trường hợp phải rạch nếu được giảm đau đúng (gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tại chỗ) thì cũng đỡ nhiều.
     
  4. nhungnguyen_1988

    nhungnguyen_1988 Trang Nhung Shop

    Tham gia:
    1/10/2015
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    Ôi sợ quá :(
     
  5. tit248

    tit248 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    30/6/2013
    Bài viết:
    2,324
    Đã được thích:
    359
    Điểm thành tích:
    223
    nghĩ lại thấy sợ.lúc rạch thì ko đau mà sau đấy thì đau lắm
     
  6. minhthuy1992

    minhthuy1992 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    23/12/2015
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    e cũng sợ phải như này lắm
     
  7. tamnm

    tamnm Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    21/2/2014
    Bài viết:
    6,321
    Đã được thích:
    1,281
    Điểm thành tích:
    913
    Lúc họ rạch chả đau đâu, vì đau đẻ át mất rồi. Nhưng sau đó là những chuỗi ngày khó chịu, ngồi cũng ko xong, e phải quỳ ăn cơm mất 12 ngày. Sợ nhất là như này.
     
  8. me elly

    me elly Bổ trợ lái xe B2 0983868830

    Tham gia:
    12/3/2013
    Bài viết:
    3,359
    Đã được thích:
    550
    Điểm thành tích:
    823
    Thực ra hầu hết ở bệnh viện bs toàn rạch hết, chủ yếu là giúp mẹ sinh dễ hơn và em bé bớt nguy hiểm hơn, chứ còn chẳng ai thích rạch cả, các mẹ vì con thì cố gắng chịu đựng thêm thôi, còn lúc đau đẻ, rạch chả xi nhê gì, lúc hết thuốc thì đau là đương nhiên rồi.
     
    Út Em thích bài này.
  9. me elly

    me elly Bổ trợ lái xe B2 0983868830

    Tham gia:
    12/3/2013
    Bài viết:
    3,359
    Đã được thích:
    550
    Điểm thành tích:
    823
    Hờ hờ, mình đúng 21 ngày, sạch xong cũng mới hết đau, khổ nhất là ngồi cho con bú, con đầu lóng ngóng không biết bế, biết cho bú, lại đẻ giữa mùa hè nóng, người cứ phát rồ phát dại
     
  10. Út Em

    Út Em Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh

    Tham gia:
    22/1/2016
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    97
    Điểm thành tích:
    28
    Vâng, hết thuốc tê thì đau mẹ nó à, lúc nó bị rạch mà không đau chứng tỏ các bác sĩ gây tê tốt đấy ạ.
     
  11. Út Em

    Út Em Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh

    Tham gia:
    22/1/2016
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    97
    Điểm thành tích:
    28
    Mẹ nó tham khảo cách rặn đẻ để sinh con dễ í, nhiều mẹ sinh thường cũng không phải rạch. Cơ mà mẹ nào con to, xương chậu nhỏ, khả năng bị rạch khá cao.
     
  12. tamnm

    tamnm Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    21/2/2014
    Bài viết:
    6,321
    Đã được thích:
    1,281
    Điểm thành tích:
    913
    Lúc họ rạch chả đau đâu, vì đau đẻ át mất rồi. Nhưng sau đó là những chuỗi ngày khó chịu, ngồi cũng ko xong, e phải quỳ ăn cơm mất 12 ngày. Sợ nhất là như này.
    E cũng sinh vào đầu tháng 6, nóng điên người mn ạ. Từ giờ sợ chả đẻ nữa ý.
     
  13. tit248

    tit248 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    30/6/2013
    Bài viết:
    2,324
    Đã được thích:
    359
    Điểm thành tích:
    223
    lúc đấy thì ko có thuốc tê mn ạ. nhưng mình biết họ rạch mà ko thấy đau chứ. chắc tại đau đẻ đến tê dại ra rồi nên ko thấy đau
     
  14. Út Em

    Út Em Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh

    Tham gia:
    22/1/2016
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    97
    Điểm thành tích:
    28
    Mẹ đúng là hiếm thực, nhiều mẹ có thuốc tê còn đau cơ. Mình thì đẻ mổ, bác sĩ nói chuyện rồi bắt con ra lúc nào không biết. Lúc mổ thì không đau, đến lúc về, đánh răng cũng khó, vì chỉ cần hơi rung nhẹ là đau, hix.
     
  15. vongdautam

    vongdautam Cơ sở sản xuất vòng dâu tằm An huy 0909886836

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    16,613
    Đã được thích:
    3,126
    Điểm thành tích:
    2,113
    m sinh thường cả 2 bé lúc sinh đều bị rạch, hic
     
  16. Út Em

    Út Em Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh

    Tham gia:
    22/1/2016
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    97
    Điểm thành tích:
    28
    Vết rạch giờ thế nào rồi ạ, mẹ có đau hay bị gì không? em thì sinh mổ và mới tập 1 nên không rõ các mẹ sinh thường thế nào. Cơ mà sinh mổ cũng đau lắm các mẹ à, nhưng bác sĩ mà khéo tay, mẹ được chăm tốt thì lành cũng nhanh.
     
  17. JimmyFab

    JimmyFab Thành viên chính thức

    Tham gia:
    16/11/2015
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    quý báu quá
     
  18. heocon_bn

    heocon_bn Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    6/12/2011
    Bài viết:
    3,839
    Đã được thích:
    691
    Điểm thành tích:
    823
    Nghĩ đến cái cảm giác rạch tầng sinh môn với khâu khi sinh xong đau kinh khủng các mẹ ạ. Lại còn vấn đề hậu sản nữa. Đúng là sinh 1 lần sợ mãi k dám nghĩ nữa hic hic...
     
  19. Út Em

    Út Em Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh

    Tham gia:
    22/1/2016
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    97
    Điểm thành tích:
    28
    Mình sinh mổ không phải rạch tầng sinh môn, nhưng cái cảm giác đau sau sinh của vết mổ cũng ám ảnh mãi, mình mới sinh được một bé, không biết có nên sinh bé thứ hai không. Lúc nhìn thấy bé cười thì nghĩ sinh thêm bé nữa cho nó có anh em, cơ mà nghĩ lại quá trình sinh nở rồi sau sinh đúng là mệt thật các mẹ ạ.
     
  20. HoangThu_08

    HoangThu_08 NỒI HẤP ĐA NĂNG 3 TẦNG:ĐỒ SÔI,HẤP GÀ CẢ CON...

    Tham gia:
    9/4/2013
    Bài viết:
    39,522
    Đã được thích:
    7,705
    Điểm thành tích:
    3,113
    Mình 15 ngày mới có thể ngồi lên được. :(
     

Chia sẻ trang này