Kinh nghiệm: Răng Cấm Trẻ Em Có Thay Không? Những Điều Phụ Huynh Cần Biết Khi Mọc Răng Cấm Ở Trẻ Em

Thảo luận trong 'Làm đẹp' bởi giangmy1993, 28/6/2022.

  1. giangmy1993

    giangmy1993 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    17/5/2022
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Tìm hiểu cấu tạo răng của bé để xác định răng cấm ở vị trí nào
    Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc răng cấm trẻ em có thay không, bạn cần phải xác định rõ cấu tạo răng của trẻ nhỏ. Khác biệt với hàm răng người lớn, vị trí răng cấm của trẻ nhỏ khá đặc biệt. Việc xác định được trẻ mọc răng cấm là chiếc nào sẽ giúp quá trình thay răng sữa được suôn sẻ hơn.

    Cùng tìm hiểu về răng sữa và răng vĩnh viễn của trẻ nhỏ nhé:

    Về hàm răng sữa
    Răng sữa là những chiếc răng được mọc khi trẻ được 5 – 6 tháng tuổi. Thường tới khoảng 3 tuổi, trẻ đã hoàn thiện được hàm răng sữa với khoảng 20 chiếc răng trên cung hàm. Tất cả răng sữa sẽ bao gồm: 4 răng giữa, 4 răng cửa bên. 4 răng nanh và 8 răng hàm chia đều cho cả hàm trên lẫn hàm dưới.

    Khi trẻ hoàn thiện những chiếc răng trên cung hàm chính là thời điểm trẻ có thể ăn nhai tốt hơn. Bên cạnh đó, việc hấp thụ dưỡng chất vào cơ thể cũng thêm dễ dàng hơn. Đặc biệt, sự hoàn thiện của những chiếc răng này còn giúp bé phát âm rõ ràng và tránh nói lắp.

    Ở giai đoạn mọc răng sữa, xương hàm của trẻ cũng sẽ phát triển. Dựa vào lực kích thích của quá trình ăn nhai mà xương hàm sẽ phát triển ổn định hơn, giúp cân đối với gương mặt.

    Đó cũng là lý do mà bạn cần phải chăm sóc răng sữa khỏe đẹp cho tới khi bé thay răng. Vào khoảng 6 tuổi, răng sữa bắt đầu rụng và thay thế bằng răng vĩnh viễn.

    Về răng vĩnh viễn
    Khi bước vào giai đoạn thay răng sữa, khung hàm của trẻ sẽ mọc đủ 32 chiếc răng. Trong đó có 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 16 răng hàm và 4 răng khôn số 8. Thường ở tuổi 12, trẻ sẽ mọc đủ 28 chiếc răng vĩnh viễn. Còn 4 chiếc răng khôn sẽ mọc muộn hơn ở giai đoạn 17 – 25 tuổi.

    Răng vĩnh viễn là chiếc răng cuối cùng của con người nên hoàn toàn không có khả năng thay thế. Vì thế, bạn cần chăm sóc cho bé bộ răng vĩnh viễn cẩn thận để đảm bảo chức năng nhai và thẩm mỹ hoàn hảo nhất.

    [​IMG]
    Ở trẻ, răng sữa có thể mọc lại còn răng vĩnh viễn thì không thể
    Khi nào trẻ mọc răng cấm?
    Thực chất, răng cấm trẻ em chính là những chiếc răng hàm số 6 và số 7. Đây là những chiếc răng có vai trò nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày và giúp trẻ làm quen với thức ăn cứng.

    Răng cấm của trẻ thường mọc khi trẻ được 6 – 7 tuổi. Lúc này, răng cấm sẽ trồi lên làm đứt nướu, vi khuẩn xâm nhập vào trong vết nứt có thể dẫn tới nhiễm trùng và gây sốt hay sưng đau. Bên cạnh đó, kích thước răng cấm cũng lớn hơn các răng khác nên bé thường bị đau và sốt nhiều hơn.

    [​IMG]
    Trẻ mọc răng cấm vào năm 6 – 7 tuổi
    Dấu hiệu mọc răng cấm ở trẻ bạn nên biết
    Khi trẻ mọc răng cấm, có biểu hiện thường rõ rệt hơn so với những chiếc răng khác. Cụ thể, dấu hiệu mọc răng cấm ở bé bao gồm:

    • Đau và sưng nướu: Vì răng phá nướu để trồi lên trên nên cảm giác đau nhức khi mọc răng cấm là điều khó tránh khỏi. Lúc này, việc nhai và nuốt đồ ăn sẽ trở nên khó khăn hơn. Do đó, đi đôi với đau sưng nướu khi bé mọc răng cấm còn là tình trạng chán ăn.
    • Chảy hoặc rớt dãi: Hiện tượng chảy nhiều nước dãi khi mọc răng cấm là do có thể tăng tiết dịch nước bọt. Bên cạnh đó, trẻ mọc răng bị sốt sẽ kèm theo chảy dãi và sổ mũi.
    • Trẻ quấy khóc: Vì răng cấm mọc thường đau hơn so với những chiếc răng khác nên trẻ sẽ quấy khóc dai dẳng. Kèm theo đó là tình trạng khó ngủ, thức giấc về đêm.
    Trẻ mọc răng cấm sẽ sốt mấy ngày?
    Trẻ mọc răng cấm sẽ bị sốt mấy ngày là vấn đều được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi vì nếu không giảm sốt sớm, cơ thể trẻ có thể hao hụt dưỡng chất và ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể.

    Như đã phân tích ở trên, bạn cần biết rõ mọc răng không gây sốt mà nguyên nhân là do răng trồi từ dưới lên đã làm nứt nướu. Điều này đã tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm dẫn tới sốt. Khi trẻ hết sốt đồng nghĩa với việc tình trạng viêm nhiễm được kiểm soát.

    So với những chiếc răng khác, mọc răng cấm thường bị sốt kéo dài hơn so với các răng khác vì kích thước chiếc răng này lớn hơn. Hầu hết trẻ đều bị sốt từ 2 – 3 ngày khi mọc răng cấm. Nhưng vì cơ địa mỗi trẻ mỗi khác nên thời gian sốt sẽ phụ thuộc vào từng người.

    Lưu ý: Nếu trẻ mọc răng cấm bị sốt >5 ngày, bạn nên đưa trẻ tới những bệnh viện uy tín để được kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh để các biến chứng nguy hiểm xảy đến.

    [​IMG]
    Khi mọc răng cấm, trẻ thường sốt 2 – 3 ngày rồi giảm hẳn
    Bé mọc răng cấm làm sao cho đỡ đau?
    Khi bị mọc răng cấm, trẻ sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu nhưng lại không thể bày tỏ bằng lời nói. Lúc này, trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc nên bạn hãy nhẹ nhàng và chăm sóc con tốt nhất.

    Vậy làm thế nào để giảm đau nhức và hạ sốt cho bé khi mọc răng cấm? Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo và áp dụng:

    • Massage nướu cho con nhẹ nhàng: Bạn hãy sử dụng gạc răng miệng vô khuẩn để loại bỏ lượng vi khuẩn bám tụ trên nướu. Điều này không những giảm vi khuẩn mà còn giúp bé đỡ đau nhức hơn. Các chuyên gia khuyến khích bạn sử dụng gạc răng miệng chuyên dụng có chứa kháng sinh tự nhiên nhằm giúp kháng viêm và hạ sốt an toàn khi trẻ mọc răng cấm.
    • Bổ sung nước mát cho bé: Nước mát có công dụng là co nướu và xoa dịu cơn đau nhanh chóng, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
    • Lau khô dãi cho trẻ: Miệng tiết quá nhiều dãi có thể gây kích ứng và niêm mạc. Vì thế, bạn hãy lau khô dãi cho trẻ nhé.
    • Chọn thức ăn phù hợp: Ở thời gian này, bạn hãy bổ sung thức ăn dạng lỏng, mềm như cháo, sinh tố, sữa,… để trẻ đỡ đau khi nhai nuốt. Đồng thời, thức ăn mềm còn giúp hạn chế tối đa tổn thương nướu gây ra.
    • Hạ sốt đúng cách: Khi trẻ mọc răng cấm, đau nhức và sốt là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Nếu sốt dưới 38.5 độ, bạn có thể sử dụng khăn hạ sốt chuyên dụng hoặc dùng các phương pháp dân gian hạ sốt từ từ. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao hơn, bạn hãy đưa trẻ tới phòng khám chuyên khoa nhi ngay nhé.
    Răng cấm trẻ em có thay không?
    Sau khi biết được răng cấm là chiếc răng nào, thắc mắc răng cấm trẻ em có thay không cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Thực tiễn xảy ra không ít trường hợp nhiều bố mẹ cho rằng trẻ em có thay răng cấm nên đã can thiệp và nhổ răng cấm trẻ em, từ đó dẫn tới nguy cơ mất răng.

    Vậy thực sự răng cấm trẻ em có thay không? Để trả lời cho thắc mắc trẻ có thay răng cấm không, BeDental đã tham khảo ý kiến của rất nhiều chuyên gia nha khoa và biết được rằng:

    Răng cấm sữa có thay không thì điều này là hoàn toàn không thể. Răng cấm là chiếc răng hàm số 6 và số 7. Nó là những chiếc răng vĩnh viễn và chỉ mọc duy nhất một lần trong đời. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc răng cấm ở trẻ em có thay không đó là KHÔNG. Bên cạnh đó, theo quan niệm dân gian, cấm là từ để chỉ không được phép nhổ bỏ, không được đụng chạm tới.

    Vì vậy, sau khi biết được răng cấm trẻ em có thay không thì bạn cần phải biết cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng khoa học nhất cho con yêu của mình. Điều này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt, tránh nguy cơ mất răng vĩnh viễn do sự thiếu hiểu biết về vấn đề em bé có thay răng cấm không.

    [​IMG]
    Răng cấm trẻ em có thay không? Răng cấm là răng vĩnh viễn nên không có khả năng thay và mọc mới
    Nhổ răng cấm trẻ em có làm sao không?
    Sau khi biết được răng cấm có thay được không, nhiều phụ huynh đã cố gắng chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé nhưng vì nhiều yếu tố tác động, bác sĩ đã buộc phải chỉ định nhổ răng cấm của trẻ. Vậy nhổ bỏ răng cấm của trẻ có ảnh hưởng gì không?

    Mất răng cấm không chỉ làm suy giảm chức năng nhai của toàn hàm mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Bởi vì răng cấm đảm nhiệm chức năng nhai và nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Khi mất răng cấm, hoạt động này ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, khiến cho quá trình ăn uống khó khăn hơn rất nhiều.

    Bên cạnh đó, vì răng hàm vận động đối xứng để nghiền nát thức ăn. Khi bị mất răng cấm, trẻ sẽ có xu hướng nhai lệch và điều này sẽ khiến cơ mặt bị ảnh hưởng, làm mất cân đối như lệch sống mũi, lệch mặt,… ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ.

    Ngoài ra, răng hàm có xu hướng bị mài mòn nhanh hơn các răng khác vì đặc trưng phải nhai nghiền đồ ăn liên tục. Đó cũng là lý do mà khi mất răng hàm, các răng xung quanh dần bị yếu đi, dễ tích cặn răng gây bệnh lý sâu răng hoặc viêm tủy.

    Khi nào trẻ phải nhổ răng cấm?
    Dẫu biết câu trả lời cho thắc mắc răng cấm trẻ em có thay không là không nhưng vì một số nguyên do, bác sĩ vẫn phải chỉ định nhổ bỏ răng cấm của trẻ. Cụ thể, bé phải nhổ bỏ răng cấm khi:

    • Răng cấm bị sâu hoặc có hiện tượng viêm tủy quá năng không thể chữa trị bằng các phương pháp khác.
    • Răng cấm bị chấn thương nghiêm trọng, không thể phục hình bằng các phương pháp tiên tiến như bọc sứ, hàn trám răng.
    • Răng cấm có xuất hiện bệnh lý răng miệng sâu răng hoặc viêm nha chu nặng, tiềm ẩn nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi giangmy1993
    Đang tải...


Chia sẻ trang này