Hàng ngày, người tiêu dùng thường xuyên lo lắng cho sức khỏe vì vấn đề an toàn thực phẩm. Người ăn hay người sản xuất thực phẩm bẩn sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng hơn? Thực phẩm bẩn là con đường ngắn nhất từ dạ dày đến nghĩa trang. Ảnh: Tuấn Dũng Tình trạng thực phẩm bẩn , ô nhiễm nguồn nước , không khí luôn là mối lo ngại của nhiều người. Hơn thế, mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Để tăng thêm lợi nhuận, nhiều nông dân đã "hào phóng" khi sử dụng thuốc trừ sâu , hóa chất độc hại cho rau quả, với mục đích tăng thời gian tăng trưởng, kéo dài độ tươi ngon của chúng. Gậy ông đập lưng ông Thực tế, người trồng rau và gia đình họ là tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Hóa chất "tắm" lên rau củ, rơi xuống đất , ngấm vào nước và phát tán trong không khí, vì vậy, rau ngậm thuốc không quá nhiều. Với nguồn nước ngầm bị nhiễm độc, thói quen dùng nước giếng sinh hoạt, rửa rau, vo gạo ở ao, ở bến sông,... khả năng chính họ bị nhiễm độc cao hơn gấp nhiều lần người ăn rau. Hóa chất bay ào ào trong không khí, những người dân sống tại đây phải hít trọn vẹn hoặc một phần rất nguy hiểm. Người phun thuốc chính là nạn nhân chịu ảnh hưởng từ hóa nhất nhiều nhất, chưa kể ruộng rau không "tắm" hóa chất lân cận cũng hứng trọn không khí độc hại này. Nếu rau khi thu hoạch không được rửa sạch thì cũng tương tự với ruộng rau được phun thuốc trực tiếp. Còn hóa chất trên rau được bán ra thị trường thì sao? Lượng hóa chất đó sẽ bay dần theo thời gian. Nếu thời gian ngắn, hóa chất sẽ đọng lại trên rau. Tuy nhiên, sau khi được rửa sạch, hóa chất bị nước cuốn trôi khá nhiều. Đặc biệt, ta không cần tác động thêm thì hóa chất cũng bay ra khỏi rau. Vì thế, nếu rau rửa thật sạch, vẩy khô nước, gói lại để đến hôm sau tiếp tục sơ chế thêm rồi mới nấu ăn thì lượng hóa chất trên rau đã biến mất đến 90%. Người nông dân có thể trồng riêng cho gia đình một ruộng rau sạch với hi vọng được ăn rau an toàn . Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược, hóa chất bay khắp nơi cũng sẽ ngấm vào nước ăn, vào đồ đạc họ dùng, thóc lúa phơi ngoài sân và cả những cây rau họ trồng riêng cho gia đình. Đây cũng là nguyên nhân khiến người nông dân, hàng xóm của họ sinh bệnh tật. Như vậy, có chắc người mua rau bị ảnh hưởng hay chính những người trồng rau bị ngộ độc? Điều tôi lo lắng nhất chính là việc người bán bôi thuốc trực tiếp lên thực phẩm hay cho chất lạ vào nồi canh, thức ăn ở các quán ăn sẵn. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa việc ăn hàng, mua thực phẩm về rửa sạch sẽ giảm khả năng nhiễm độc xuống nhiều lần. Thịt thường được khuyến cáo là không nên rửa. Nhưng theo tôi quan sát tại một số chợ tại Hà Nội, có hiện tượng người bán sử dụng loại hóa chất không rõ nguồn gốc bôi lên thịt. Tôi mua tại chợ thịt hoàn toàn bình thường, về nhà sơ chế lại thấy mùi ôi bốc ra ngào ngạt. Vì vậy, tôi vẫn rửa thịt, thậm chí rửa sạch nhất có thể. Ô nhiễm nước, không khí ở trình trạng báo động Ngoài rau, thịt sử dụng hóa chất thì không khí cũng là vấn đề rất đáng lo. Ở các thành phố, ô tô, xe máy, lò than tổ ong, các nhà máy, thải ra các loại hóa chất độc hại như SO2, NO2,…. Đứng tại một cây cầu nào đó bắc qua sông Hồng nhìn về Hà Nội, chúng ta sẽ thấy bầu khí quyển khu vực này có tầng bụi màu trắng đục, cao khoảng 20-30 m, bay lơ lửng trên không. Còn ở các vùng quê, các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp làm hỏng bầu khí quyển vốn nổi tiếng là trong lành. Giờ đây, đi trên mọi địa phương, tôi không dám chắc là nơi nào thực sự trong lành. Về nguồn nước, nước ngầm cũng đang bị nhiễm bẩn. Ở các thành phố lớn, chúng ta có thể rửa rau, nấu cơm và đun nước uống bằng nước máy nhưng nhiều nơi vẫn sử dụng nước giếng hoặc giếng khoan. Với rác thải, con người cho phép bản thân và người quen ném rác vô tội vạ ra khắp nơi, hành động này là tự giết mình và gia đình. Rác thải thực phẩm sẽ phân hủy, trong quá trình này sẽ sản sinh ra chất độc, vi khuẩn gây bệnh từ đó cũng được phát tán. Tiến sĩ Vũ Thu Hương tốt nghiệp chuyên ngành Địa lý tự nhiên tại ĐH Quốc gia (Hà Nội) và từng thực hiện công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ về đề tài môi trường nước ở Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Hương là giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội. Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương Zing
Người nông dân tưởng mình không ăn rau bẩn thì không sao nhưng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí khiến những người nông dân lại bị ung thư nhiều hơn. Bên cạnh đó do ít tiền nên họ lại càng thiệt thòi hơn nữa. Người thành phố cũng vậy, chúng ta tưởng mình khôn khi đút lót cho thầy cô giáo để con được ưu ái hơn, chạy chọt cho công việc trót lọt hơn... nhưng chúng ta đang làm môi trường xã hội xuống cấp.
Những đất nước đang phát triển trên thế giới gần như đều gặp phải vấn đề này nhưng người việt chúng ta vì ích kỷ cá nhân vì đồng tiền và cũng do gần trung quốc, hàng lậu, hàng nhái hàng không nguồn gốc đổ qua biên giới quá nhiều nên vấn đề nghiêm trọng hơn. Chỉ hy vọng đất nước càng phát triển thì tình trạng này sẽ ngày càng giảm dần theo thời gian thôi, khó mà mong 1 sớm 1 chiều có thể giải quyết được. Người tiêu dùng đương nhiên ko thể tránh hết tốt nhất là tránh được ít nào hay ít đó
Đọc bài viết mà nghĩ đến lời cảnh tình của Trần Lập và bạn bè anh ấy về vấn nạn thực phẩm và vệ sinh thực phẩm của người VN. Mình thấy phòng bệnh hơn chữa bệnh, muốn phòng được thì lại phụ thuộc vào ý thức và sự hiểu biết của người dân. Khi mà nỗi lo cơm áo gạo tiền đè nặng lên vai, khi mà áp lực mưu sinh còn nặng hơn tất cả, khi mà các quan chức VN chỉ nói mồm mà không hành động, không tạo cho người dân 1 cuộc sống với môi trường tốt, thì liệu họ có sẵn sàng từ bỏ cám dỗ mà sống sạch không? Người dân VN giờ chủ yếu bán thực phẩm sạch ra nước ngoài và bán thực phẩm bẩn cho người trong nước. Vì thế họ mới nói, người mình giết mình. Người ta chửi cũng đúng! Cám ơn bài viết hữu ích, đó là lời cảnh tình và cũng học được phương pháp để khiến thực phẩm bớt độc hại hơn.
Phương pháp chống độc hại nhỏ cũng không hết được vì ngoài rau, thịt thì bánh kẹo, sữa,... đến nước uống, đất, thậm chí cả nước mưa cũng nhiễm độc, không khí cũng nhiễm độc. Người nông dân trồng rau phục vụ khách hàng mà lại nghĩ rằng mình đang đấu tranh giai cấp thì làm sao có sản phẩm tốt. Người nông dân, người công nhân lại muốn đào mồ chôn khách hàng của mình thì làm sao chúng ta có được môi trường an toàn?
Đọc bài viết của anh làm em lại nhớ đến câu em đã nghe thấy ở đâu đó: "người dân ăn cá urê ăn rau dầu nhớt uống trà phân lân" Toàn người mình tự hại mình đấy thôi các bố các mẹ ạ!
Chúng ta nhận ra điều này cũng là may mắn do chúng ta có Internet và áp lực của các nước tư bản đế quốc, người dân cũng có cơ hội ra nước ngoài.
Đọc bài này em lại nhớ đến mẩu truyện tranh "bé lợn, lớn bò"... Vấn đề này được đề cập nhiều, rồi dần dần cũng tỉnh ra cả thôi, chẳng nhẽ lớp trẻ lại cứ mãi tư tưởng của các bậc cha chú?
đúng là gậy ông đập lưng ông, bùn quá, cứ nói bọn TQ nó hại mình nhưng nói thật ý thức người dân ta mà ra thôi rau muốn thì tưới nhớt, thịt lợn ướp tẩm thành thịt bò ... hizzz