Rơ Lưỡi (làm Sạch Lưỡi) Cho Trẻ - “một Mũi Tên, Nhiều Lợi Ích”- Tại Sao Không?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Nhung Hong Dang, 7/2/2020.

  1. Nhung Hong Dang

    Nhung Hong Dang Thành viên mới

    Tham gia:
    24/10/2019
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Rơ lưỡi hay làm sạch lưỡi là cách vệ sinh khoang miệng thường gặp khi lưỡi của trẻ xuất hiện các cặn sữa, mảng trắng bẩn. Cặn sữa ở lâu ngày có thể gây nấm lưỡi, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng bổ sung dinh dưỡng và phát triển toàn diện ở trẻ.

    Tại sao nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

    Những tháng đầu đời là giai đoạn mà sức đề kháng của con còn yếu, các hệ cơ quan chưa hoàn thiện, lúc này trẻ rất dễ nhiễm các loại vi rút, vi khuẩn và các loại nấm mốc. Sau khi trẻ ăn xong, các cặn sữa, cặn thức ăn có thể đọng lại ở lưỡi và khoang miệng, lâu ngày sẽ gây bệnh nấm lưỡi. Vì vậy, rơ lưỡi cho con là một bước không thể bỏ qua để giúp trẻ phòng ngừa các tác nhân gây bệnh.

    [​IMG]
    Rơ lưỡi giúp trẻ ngăn ngừa bệnh nấm lưỡi​

    Khi nào các mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

    Trẻ bú mẹ hoàn toàn: Mẹ rơ lưỡi sạch sẽ cho bé cách nhau từ 2 – 3 ngày mỗi lần. Trong quá trình bú mẹ, lưỡi bé cọ xát trực tiếp với đầu ti nên cặn sữa không bị đóng nhiều.

    Trẻ bú mẹ và bú bình: Mẹ cần rơ lưỡi hàng ngày sau khi bú mẹ.

    Trẻ bú bình hoàn toàn: Rơ lưỡi 2 lần/ngày vì lượng cặn đọng trên lưỡi trẻ nhiều hơn khi bú sữa mẹ.

    Trong quá trình rơ lưỡi, trẻ sơ sinh có thể bị nôn ói. Vì vậy, mẹ nên rơ lưỡi vào thời điểm sáng sớm khi trẻ đói nhằm hạn chế nguy cơ nôn trớ sữa.

    Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh như thế nào?

    Có rất nhiều cách được mọi người chia sẻ với nhau như sử dụng mật ong, chanh, rau ngót hay lá hẹ,... Tuy nhiên, các Y bác sỹ khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên sử dụng các cách trên mà phải chú ý lựa chọn phương pháp khoa học. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông mách nhỏ cho mẹ bí quyết rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh phù hợp và hiệu quả nhé!

    Chuẩn bị:

    - Một miếng gạc thanh trùng
    - Nước muối sinh lý (0,9 Natriclorid)
    - Nước lọc và 2 chén nhỏ

    Cách thực hiện:

    - Mẹ rửa sạch tay trước khi rơ lưỡi cho bé.

    - Đổ nước muối sinh lý ra chén nhỏ, sau đó luồn miếng gạc để rơ lưỡi vào ngón tay trỏ rồi chấm vào chén nước muối sinh lý đã chuẩn bị. Lưu ý, chấm ướt 2/3 ngón tay trỏ.

    - Một tay mẹ bế bé ngửa vào lòng chắc chắn, đưa ngón tay có đeo gạc đặt vào miệng trẻ. Lưu ý có thể nói chuyện cho bé cười để dễ đưa ngón tay đeo gạc vào miệng bé hơn.

    - Sau đó dùng ngón tay trỏ đã đeo gạc mềm mại rơ lưỡi cho trẻ từ hai bên má, lợi rồi bắt đầu làm sạch vùng lưỡi.

    - Mẹ nên thường xuyên đưa ngón tay đeo gạc ra ngoài chấm vào chén nước lọc để các mảng bám bẩn trên gạc trôi ra ngoài sau đó chấm tiếp vào chén nước muối sinh lý rồi đưa vào miệng rơ tiếp cho trẻ.

    Lưu ý:

    - Nên rơ trong khoảng 1-2 phút tránh rơ lâu sẽ khiến con bị rát.

    - Không nên rơ lưỡi khi trẻ vừa ăn no để tránh bị nôn trớ.

    - Nếu thấy các mảng trắng, bám trên lưỡi khó đi mẹ tuyệt đối không nên tìm cách cạo ra vì có thể tổn thương khiến lưỡi bị chảy máu gây ra nhiễm trùng. Khi đó mẹ nên cho trẻ đến khám chuyên khoa Nhi tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và điều trị cho trẻ vì rất có thể trẻ bị nấm lưỡi, việc rơ không sẽ không khỏi.

    Để bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ gây hại, tạo điều kiện tốt cho con phát triển toàn diện thì việc bổ sung những kiến thức chăm con yêu là không bao giờ thừa đối với các bậc phụ huynh. “Một mũi tên, nhiều lợi ích”- Tại sao không?
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Nhung Hong Dang
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    cách này hay nhỉ, mọi người nên note lại nhé
     

Chia sẻ trang này