Thông tin: Rốn Bé Sơ Sinh Lâu Rụng, Có Đáng Lo?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi thienthannho090390, 29/11/2016.

By thienthannho090390 on 29/11/2016 lúc 3:30 PM
  1. thienthannho090390

    thienthannho090390 _Meomeo Híhí_

    Tham gia:
    9/6/2012
    Bài viết:
    2,723
    Đã được thích:
    554
    Điểm thành tích:
    823
    Con chào đời khỏe mạnh là niềm hạnh phúc vô bờ bến của bố mẹ nhưng sau niềm vui ấy, bố mẹ cũng đối diện với không ít những băn khoăn lo lắng trong việc chăm sóc con, từ việc cho con ăn, ngủ, tới việc ị tè tắm cho con... Con có 1 bất thường nào đó cũng khiến bố mẹ vô cùng lo lắng.

    Và một trong những nỗi lo lắng mà nhiều bà mẹ gặp phải là sau sinh cuống rốn của bé lâu rụng.

    Vậy tại sao cuống rốn bé lâu rụng và mẹ phải làm gì để bảo vệ rốn bé tránh tình trạng viêm nhiễm.

    [​IMG]

    Nguy hiểm khi rốn bé bị nhiễm trùng, viêm nhiễm

    Rốn bé là vết thương hở vì thế đây là cửa ngõ để vi khuẩn, vi trùng có cơ hội xâm nhập vào, nếu không được chăm sóc vệ sinh đúng cách rốn bé có thể bị nhiễm trùng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu, trẻ phải đối diện với nguy cơ tử vong là rất cao.

    Thời gian và cơ chế rụng của cuống rốn

    Khi còn ở trong bụng mẹ dây rốn có tác dụng cung cấp máu và chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ cho thai nhi. Nhưng khi bé ra đời dây rốn không còn tác dụng với bé nữa, sẽ được cắt bỏ chỉ còn lại 1 phần cuống rốn. Phần cuống rốn này sẽ dần bị khô, xơ hóa và rụng. Quá trình cuống rốn khô và rụng tự nhiên thông thường mất khoảng 5-7 ngày sau sinh. Tuy nhiên có bé thời gian rụng rốn sẽ lâu hơn.

    Nguyên nhân khiến rốn bé lâu rụng

    Mẹ chăm sóc rốn bé chưa đúng cách: Việc chăm sóc rốn bé thường khiến các mẹ nhất là các mẹ có bé đầu lo lắng bởi sợ đụng vào rốn bé bé bị đau, chảy máu. Nên mẹ thường băng kín rốn để tránh việc rốn bé bị động chạm. Tuy nhiên việc băng rốn quá kín lại khiến cho vùng cuống rốn không được khô thoáng sẽ làm cuống rốn lâu khô, lâu rụng ngoài ra có thể tạo điều kiện để vi trùng phát triển.

    Vệ sinh và lau rửa rốn bé quá thường xuyên: Việc vệ sinh và thay băng rốn cho bé nên được tiến hành 2 ngày/lần hoặc nhiều hơn là 1 lần/ngày. Việc lau rửa rốn quá thường xuyên không những không làm rốn bé nhanh khô và rụng mà còn làm cho rốn bé thường bị ẩm ướt nên lâu rụng và rất dễ bị nhiễm khuẩn.

    Kiểu rốn của bé: Một trong những nguyên nhân khiến rốn bé lâu rụng là do kiểu rốn của bé như rốn lồi, rốn sâu hoặc rốn phẳng.

    Rốn của bé bị nhiễm khuẩn.

    Vậy việc cuống rốn lâu rụng có đáng lo?

    Thời gian rụng rốn ở mỗi bé là khác nhau vì thế mẹ không nên quá lo lắng khi cuống rốn của bé lâu rụng hơn mức thông thường.

    "Theo bác sĩ BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh (Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ) trả lời bạn đọc tại website của Bệnh viện Từ Dũ về việc rốn chậm rụng thì nếu rốn của bé không có các biểu hiện nhiễm trùng rốn như rỉ dịch, có mủ, sưng đỏ thì hàng ngày mẹ nên vệ sinh rốn bằng nước muối Natri Clorid 0.9%, không băng kín mà để rốn được hở, tã quấn dưới rốn thì rốn sẽ nhanh khô và rụng."

    Tuy nhiên nếu sau khoảng 2-3 tuần rốn bé vẫn chưa rụng tốt nhất mẹ cần đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc bệnh viện để được kiểm tra.

    Hướng dẫn chăm sóc rốn bé đúng cách để cuống rốn bé nhanh rụng và tránh viêm nhiễm

    Chăm sóc cuống rốn: Trước và sau khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ cần rửa tay thật sạch và kỹ. Tuyệt đối không để phân, nước tiểu của bé dính vào cuống rốn.

    Khi tắm cho bé phải thật cẩn thận không để nước thấm vào cuống rốn.

    Băng rốn cho bé đúng cách: Nhẹ nhàng tháo băng rốn. Dùng bông tăm thấm nước đun sôi để nguội vệ sinh vùng rốn cho bé theo thứ tự thân cuống rốn tới bề mặt cuống rốn và từ trong ra ngoài. Sau đó lấy bông tăm khác thâm khô cuống rốn và chân rốn. Dùng cồn 70 độ sát trùng vùng da xung quanh rốn của bé. Kế tiếp dùng bông gòn sạch thấm khô vùng rốn.

    Dùng gạc sạch băng lên rốn bé sau đó dùng gạc thun chuyên dụng quấn rốn bé để cố định miếng gạc. Băng rốn cho bé cần được tiến hành hàng ngày và thực hiện một cách nhẹ nhàng, cẩn thận cũng như không được băng rốn quá chật.

    Không can thiệp vào quá trình rốn rụng: Mẹ không nên can thiệp vào quá trình rụng rốn của bé bằng cách kéo, giật khi núm rốn sắp rụng vì có thể khiến bé bị đau, chảy máu và nhiễm trùng.

    Không bôi đắp bất cứ thuốc, lá gì lên rốn bé: Rốn của bé cần được khô và rụng tự nhiên vì thế việc đắp các loại lá, thuốc lên rốn bé để rốn nhanh rụng là việc rất nguy hiểm vì có thể khiến rốn bị nhiễm trùng, viêm nhiễm.

    Mặc tã, bỉm cho bé: Tã, bỉm mặc cho bé không được đè lên vùng rốn.

    Thường xuyên theo dõi rốn bé: Nếu thấy có dấu hiệu nhiễm trùng thì có thể xử lý nhiễm trùng hoặc nhờ sự chăm sóc của các chuyên gia y tế. Nếu có dấu hiệu sưng, chảy mủ, chảy máu thì có thể đưa đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện.

    Việc chăm sóc rốn bé tuy không khó khăn hay vất cả nhưng lại rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của trẻ. Vì thế, mẹ nên lưu ý cũng như nắm vững các bước chăm sóc và vệ sinh.

    Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
    Các bài liên quan:
    Bổ Sung Vitamin D Cho Trẻ Sơ Sinh
    Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón - Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
    Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Xử Lý!
    Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Đêm Quấy Khóc Phải Làm Sao?
    Phải Làm Sao Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ngạt Mũi Thở Khò Khè
    Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Đêm Quấy Khóc Phải Làm Sao?
    Rốn Bé Sơ Sinh Lâu Rụng, Có Đáng Lo?
    Một Vài Thông Tin Liên Quan Tới Phân Su Ở Trẻ Sơ Sinh
    Tìm Hiểu Về Bệnh Còi Xương Ở Trẻ Sơ Sinh
    Phải Làm Sao Khi Bé Sơ Sinh Hay Nôn Trớ Sữa?
    Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Xử Lý!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thienthannho090390
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

    Sửa lần cuối: 29/11/2016

Bình luận

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi thienthannho090390, 29/11/2016.

Chia sẻ trang này