S.o.s

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi cunconbebong, 27/9/2008.

  1. cunconbebong

    cunconbebong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/8/2008
    Bài viết:
    1,660
    Đã được thích:
    116
    Điểm thành tích:
    103
    Bé Cún 2 tuổi rưỡi. Từ khi sinh ra trộm vía bé rất ngoan( ko quấy đêm , ăn uống ngồi im một chỗ , không có tính dỗi hờn... ). Từ khi bé 1 tuổi , khi bé không nghe lời là mình đã đánh đòn bé rồi , vì thế cả nhà bé chỉ sợ mình thôi. Điều phiền toái nhất là mình sống chung với cha mẹ chồng , chị chồng và một đứa cháu. Ông bà nội và bác bé rất khó chịu khi mình đánh bé , và thường xuyên phàn nàn với OX. OX thì đi làm cả ngày mới về , nghe mình đánh con đau cũng tỏ ra không đồng tình. Lục đục mãi , quan điểm dạy con dạy cháu không nhất quán, mình mệt mỏi không hành động theo suy nghĩ riêng nữa. Một thời gian mình không đánh bé , khi bảo gì bé không nghe mình lại xuống nước bỏ qua. Và rất tiếc... giờ bé khó bảo rồi. Bé bắt đầu có tính ăn và , không vừa lòng ai là đòi đánh chừa. Ngày xưa mỗi lúc bé khóc , mình cũng thương nhưng cố lờ đi , thậm chí còn đe nẹt thêm là bé nín và quên luôn. Nhưng những lúc có mặt ông bà , ông bà lại dỗ dành. Càng dỗ bé càng được thể ăn vạ, còn cố tình gào lên để ho, ọe.. Mình bực lắm mà quát hay đánh bé là lại xảy ra va chạm. Mình mệt mỏi quá . Thực sự là rất thương con bởi bé cũng thiệt thòi nhiều( OX đi làm suốt tối về lại giải trí nên ít chơi đùa với bé.) ÔNg bà ngoại thì ở xa ít gặp , ông bà nội thì chỉ chiều những thứ không đáng chứ không mấy quan tâm đến những vấn đề ăn uống hay giáo dục. Vì thế đôi lúc đánh bé xong cũng thấy tội , nhưng nếu cứ nhân nhượng mãi thì bé sẽ thế nào? Các mẹ chia sẻ nhé , đôi lúc thấy bất lực trước một đứa bé chưa đầy 3 tuổi rồi !
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi cunconbebong
  2. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Trước hết, xin chia sẻ với chị về những lo lắng của chị trong việc giáo dục cháu bé, và bối cảnh cũng như áp lực mà chị phải chịu đựng. Nhưng có lẽ cũng vì những điều đó mà chi đã đi từ thái cực này sang thái cực khác và đã sử dụng những biện pháp giáo dục chưa đúng thời điểm.
    Việc trừng phạt một cháu bé 1 tuổi, khi cháu chưa ý thức được cái đúng, cái sai, còn hành động và phản ứng chủ yếu bằng bản năng là điều chưa đúng thời điểm và dẫn đến việc hình thành những phản ứng tự vệ và kể cả những tổn thương tâm lý rất khó phục hồi, nếu không muốn nói đó là những vết sẹo không bao giờ lành.
    Sau khi đã tạo cho cháu sự sợ hãi không đáng có,thì do áp lực của những người thân trong gia đình, chị lại đi qua một thái cực khác, đó là bỏ qua tất cả và thêm một lần nữa, cháu bé không hiểu tại sao lại như vậy, và thêm một lần nữa cháu bé bị tổn thương về tâm lý do không hiểu được thái độ của mẹ.
    Từ đó, cháu đã có những phản ứng rất tiêu cực ( hung hăng, khóc lóc... ) nhưng thay vì mềm mỏng và cương quyết để trẻ có được sự ổn định cần thiết, thì chị lại đáp trả bằng việc quát mắng, rồi sau đó lại buông xuôi, chán nản...điều này lại càng làm cho trẻ trở nên bất ổn.
    Để từng bước điều chỉnh hành vi cho cháu, thiết nghĩ trước tiên chị cần phải có được sự thông cảm, đồng thuận của chồng và những người thân. Chị có thể giải thích một cách nhẹ nhàng nhưng cương quyết về những biện pháp giáo dục cần thiết với cháu.
    Chỉ sau khi những người xung quanh thấy được những hậu quả cho việc giáo dục không nhất quán ( mỗi người một phách, khi thì bỏ lơ, khi thì lại quá cứng rắn...) thì đến lúc đó, hãy bắt tay vào việc "tái cấu trúc" ( hay tổ chức lại ) cách giáo dục cháu.
    Hiện nay cháu chưa đến 3 tuổi, và còn khá nhiều thời gian để có thể điều chỉnh hành vi cho cháu, vì vậy chị đừng sớm thất vọng và mệt mỏi ( vì cuộc chiến còn kéo dài ít nhất là 10 năm nữa ! )
    Trước hết, hãy bắt đầu bằng những hoạt động đơn giản nhất của trẻ ( việc ăn uống, việc thay quần áo, việc đi ngủ và thức dậy ... ) chị hãy chọn một thói quen chưa tốt trong việc này để điều chỉnh từng bước một bằng sự động viên, khích lệ và khen thưởng - còn những "thói hư" khác thì chưa đụng tới. kệ nó, không phản ứng gì trước một thói quen xấu cũng là một hình thức điều chỉnh.
    Nói một cách đơn giản : Trước mắt hãy khen ngơi các kết quả nhỏ nhất, và không phê phán các hành vi xấu dù tệ hại đến đâu - từng bước một, với sự cộng tác ( hay ít nhất là không cản trở ) của những người xung quanh ( thiết nghĩ, điều này không khó vì chị đâu có la hét đánh đập gì cháu nữa, chỉ khen ngợi thôi mà ! ) - Như thế, thay vì nhìn thấy đủ thứ tệ hại nơi cháu, chị hãy tìm ra những điểm tốt đẹp của cháu và tìm cách cho nó phát triển lên - với thời gian, dần dần những thói quen tốt được nuôi dưỡng bằng những lời cổ vũ ngợi khen, sẽ hình thành và phát triển nơi cháu, sẽ từng bước đẩy lùi những thói quen xấu đi mà không cần tới roi vọt hay quát mắng ( mà có lẽ chị cũng không muốn áp dụng ? )
    Nói thì dễ, làm mới khó nhưng tôi tin rằng với tình thương của một người mẹ, chị sẽ đủ năng lực thực hiện được để giúp cháu phát triển một cách tốt đẹp hơn.
     
    PUKHOA thích bài này.
  3. cunconbebong

    cunconbebong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/8/2008
    Bài viết:
    1,660
    Đã được thích:
    116
    Điểm thành tích:
    103
    Xin cảm ơn anh rất nhiều( xin lỗi không biết tôi xưng hô như vậy có hợp lý không ạ? ). Tôi biết rằng khi đọc xong bài viết của tôi anh sẽ có ý nghĩ tôi là một người mẹ dữ đòn và không mềm mỏng. Thực ra thì không phải vậy đâu ạ. Tôi cũng đã áp dụng khá nhiều biện pháp học được từ các nhà tâm lý , đó là luôn mềm mỏng , khích lệ và nói những câu đại khái như : " con không được làm vậy nhé , làm vậy là hư nhé... ". Nhưng đều không ăn thua( hay lòng kiên nhẫn của tôi chưa đủ? ". Ví dụ như khi bé chơi đồ chơi , và vứt lung tung tôi đã thử huấn luyện bé bằng cách vừa nhặt bỏ đồ chơi vào cái giỏ đựng vừa dỗ dành bé " con cất đồ chơi giống mẹ nhé , như thế mới ngoan , mẹ hoan hô con nhé...". Nhưng những lời nói đó gần như không có hiệu lực , chỉ đến khi tôi nghiêm khắc nhìn bé và ra lệnh bằng giọng nói cứng rắn hơn bé mới chịu nghe. Nhưng tôi thực sự không đọc thấy sự sợ hãi hay đề phòng của bé với tôi. Tôi nghĩ có lẽ bé cảm nhận được tôi tuy hay mắng và đánh đòn bé , nhưng tôi lại là người chăm sóc và yêu thương bé nhất. Vì vậy bé rất yêu tôi , với tôi hình như bé có cảm giác nể sợ hơn là khiếp sợ.
    Những gì anh viết khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi tự nhận thấy mình đã sai lầm khi cầu toàn quá. Dường như tôi đã đòi hỏi hơi nhiều ở con gái tôi chăng khi mà cháu còn quá nhỏ? So với con của những người bạn tôi , của chị gái tôi và gần nhất là những đứa bé cùng độ tuổi trong khu phố tôi đang sinh sống, thì bé nhà tôi luôn được khen ngợi hết lời. Nhưng quả thực nhìn những đứa bé xung quanh vì được bố mẹ quá chiều chuộng nên rất hư , muốn gì được nấy , không được thì hậm hực không yên , tôi rất sợ khi con mình như vậy. Quả là làm cha mẹ tốt không dễ phải không anh? Một lần nữa cảm ơn anh vì sự góp ý rất có ích , tôi sẽ điều chỉnh lại sự giáo dục của mình. Cũng may là bé sắp đi trẻ , hy vọng ở môi trường mới với cách giáo dục mang tính sư phạm , bé sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt lên.
     
  4. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Chào chị
    Tôi không hề có ý nghĩ chị là người dữ đòn, nhưng đúng như chị nghĩ, là hơi cầu tòan, và người cầu tòan thì lại dễ cực đoan, đòi hỏi tính tuyệt đối mà tiếc thay, trong cuộc sống gia đình từ quan hệ vợ chồng đến quan hệ cha mẹ - con đều không có chỗ cho sự tuyệt đối. Có người sẽ nói, tình yêu phải là tuyệt đối, nhưng có tình yêu nào lớn hơn tình yêu chính bản thân mình, mà ngay cả với điều này cũng không thể tuyệt đối được huống chi là với những người xung quanh.
    Một điều nữa, khi có tính tuyệt đối thì ta cũng mong muốn người khác cũng tuyệt đối như mình - và đó cũng là nguyên nhân của nhiều bi kịch trong gia đình.
    Một điều nữa là cha mẹ thường sợ con bị "nhiễm độc" với môi trường xung quanh và củng cố bằng các hàng rào "phòng vệ" nhưng không biết là chính điều đó lại làm cho khả năng tự vệ ( bằng nội lực của trẻ ) suy yếu !
    Vì thế, qua trao đổi tôi nghĩ rằng chị sẽ sớm tìm cho mình những biện pháp tốt để chăm sóc cho cháu. Cuối cùng, một lần nữa cũng xin chị đừng cho rằng môi trường sư phạm ở nhà trẻ sẽ giúp nhiều cho trẻ, vì tại trường các cháu cũng sẽ được phát triển, nhưng bên cạnh những cái tốt, cũng sẽ phát triển luôn cả những cái chưa tốt - và đó cũng chính là sự tương đối mà thôi !
     
    cunconbebong thích bài này.

Chia sẻ trang này