Thông tin: Sai lầm thường gặp khi trị ho cho trẻ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhthai0907, 22/4/2015.

  1. minhthai0907

    minhthai0907 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    6/4/2015
    Bài viết:
    462
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Dùng thuốc mạnh để con mau khỏi bệnh, ngừng thuốc giữa chừng, lạm dụng kháng sinh, ủ ấm bé quá kỹ... là những sai lầm mà mẹ thường lặp lại nhiều lần.
    Thời tiết thay đổi khiến bé 2 tuổi của chị Lan (Hà Nội) bị ho, sổ mũi. Sau khi điều trị một tuần, các triệu chứng thuyên giảm, chị Lan ngừng thuốc cho con. Thế nhưng, 3 ngày sau bé lại ho tiếp. Tình trạng này kéo dài liên tục trong 2 tháng, song, chị Lan chỉ dùng duy nhất một đơn thuốc gồm kháng sinh và thuốc ức chế ho. Sau mỗi lần ốm, bé thường gầy hơn do kiêng ăn tôm, cua, gà... để tránh ho. Đi khám, chị Lan mới biết nguyên nhân con ho dai dẳng là do ngộ nhận của mẹ. Dưới đây là một số sai lầm của phụ huynh khi ứng phó với cơn ho của con.

    Dùng thuốc liều mạnh

    Ho là phản xạ cần thiết của cơ thể để tống xuất đàm nhớt, mầm bệnh và các dị vật. Mục đích sử dụng thuốc ho nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu, diệt mầm bệnh, chứ không thể chữa khỏi ho ngay tức thì. Muốn con mau khỏi bệnh, nhiều cha mẹ vội vàng dùng thuốc ho loại mạnh và liều cao, không tương thích với cơ thể con trẻ. Bé có thể gặp các triệu chứng sốc thuốc, các tác dụng phụ nguy hiểm sau khi sử dụng.

    Các chuyên gia khuyên, cha mẹ nên kiên trì điều trị đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc mạnh, đắt tiền hay thay đổi thuốc điều trị liên tục. Thuốc ho kiểm soát tốt các triệu chứng thường an toàn hơn thuốc ức chế ho loại mạnh.

    Ngưng thuốc giữa chừng

    Lo lắng cho con, nhiều cha mẹ đưa bé thăm khám bác sĩ ngay khi có biểu hiện ho sốt nhẹ. Thông thường, bác sĩ kê toa cho bé sử dụng 1-2 tuần để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, sau 2-3 ngày, các triệu chứng thuyên giảm nhiều, không ít phụ huynh lại xao lãng hoặc thậm chí cho con ngừng thuốc.

    Ngưng thuốc giữa chừng khó điều trị dứt điểm cơn ho. Đặc biệt là những toa thuốc có kháng sinh, nếu điều trị không đúng phác đồ dễ gây ra tình trạng kháng thuốc. Những lần bệnh sau, loại kháng sinh này thường không còn tác dụng do vi khuẩn kháng thuốc.

    Lạm dụng kháng sinh

    Có nhiều nguyên nhân gây bệnh hô hấp, trong đó 70-80% là do virus. Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn, còn các bệnh do virus thì không có tác dụng.

    [​IMG]
    Ho là phản xạ cần thiết của cơ thể để tống xuất đàm nhớt, mầm bệnh và các dị vật.

    Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và y bác sĩ lạm dụng kháng sinh để điều trị nhóm bệnh hô hấp. Điều này cũng dẫn tới tình trạng kháng thuốc ở trẻ. Ngoài ra, dùng kháng sinh bừa bãi còn khiến bé tăng nguy cơ dị ứng, gặp các bệnh mãn tính như hen phế quản, béo phì, viêm khớp...

    Dùng toa thuốc cũ

    Dùng lại toa thuốc cũ là một thói quen xấu khi mẹ trị ho và nhiều bệnh khác cho bé. Sau lần đầu điều trị có hiệu quả, mẹ có xu hướng sử dụng đơn thuốc cũ nếu bé có các triệu chứng tái phát tương tự, nhằm tiết kiệm thời gian thăm khám. Tuy nhiên, triệu chứng ho có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý, nguyên nhân và mức độ trầm trọng khác nhau. Ngoài ra, khi bé lớn hơn, loại thuốc và liều lượng cũng thay đổi. Toa thuốc cũ không còn phù hợp, thậm chí gây nguy hiểm cho bé nếu điều trị sai bệnh.

    Dùng thuốc không phù hợp độ tuổi

    Mỗi loại thuốc ho có giới hạn độ tuổi sử dụng nhất định, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn. Có loại thuốc chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi hoặc 12 tuổi, có loại không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Nếu trong nhà có 2 bé ở độ tuổi khác nhau, mẹ tuyệt đối không nên lấy thuốc ho của bé lớn cho bé nhỏ uống và ngược lại. Nếu dùng sai đối tượng, bé có thể gặp nhiều tác dụng phụ, sốc thuốc, chậm phát triển thể lực, thậm chí tử vong.

    Đối với trẻ dưới 2 tuổi, trung tâm hô hấp ở não bộ rất nhạy cảm. Nếu sử dụng thuốc ức chế ho mạnh có thể gây ức chế trung tâm này, khiến bé ngưng thở. Để an toàn, cha mẹ nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng và ưu tiên lựa chọn thuốc có độ an toàn cao có nguồn gốc dược liệu từ húng chanh (tần dày lá), núc nác…

    Ủ ấm bé quá kỹ

    Khi bé bị bệnh, mẹ nên tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với gió lùa. Tuy nhiên, không nên cho bé mặc 3-4 lớp áo và đặt bé nằm trong phòng kín. Nếu trẻ ho kèm sốt, mẹ nên giúp bé mặc đồ thoáng mát để nhiệt tỏa ra môi trường xung quanh, mở cửa sổ thông thoáng để trao đổi không khí. Không ít trẻ ho sau 1-2 ngày mới bị sốt, song, mẹ không phát hiện thấy triệu chứng sốt hay dấu hiệu khó thở nếu ủ ấm bé quá kỹ.

    Kiêng thực phẩm

    Theo dân gian, trẻ bị ho cần phải kiêng nhiều thực phẩm như tôm, cua, tôm, thịt gà, rau cải... Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chưa có chứng cứ khoa học chứng minh các thực phẩm này khiến trẻ ho nặng hơn. Trẻ ho thường biếng ăn nên việc kiêng các thực phẩm giàu dinh dưỡng trong thời gian này càng sai lầm. Cơ thể thiếu chất có thể khiến bé mất sức đề kháng và ốm nặng hơn.

    Trẻ ho không cần kiêng ăn. Tuy nhiên, trẻ ho do hen suyễn cần tránh các thức ăn bị dị ứng như trứng, tôm, cua, cá, sữa bò... Nếu không dị ứng thì không cần kiêng.

    An San
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhthai0907
    Đang tải...


  2. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Mọi người tham khảo thêm bài viết sau nhé. Nếu mn có thắc mắc gì các vấn đề bệnh hô hấp trẻ em bạn qua đặt câu hỏi tại: Tư vấn phòng và trị bệnh hô hấp trẻ em nhé. Em sẽ nhiệt tình trả lời các câu hỏi của mn ạ.

    Ho, sổ mũi, ngạt mũi – triệu chứng cảnh báo nhiễm khuẩn đường hô hấp

    Ho, sổ mũi, ngạt mũi thường là các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên nhưng chúng cũng có thể báo hiệu các bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi... các bệnh thường có biến chứng nặng nề và khó kiểm soát

    Một số lưu ý cho cha mẹ:
    Với triệu chứng khởi phát chỉ là húng hắng ho, sổ mũi, nhưng chỉ sau 2-3 ngày, trẻ có thêm các triệu chứng khó thở, khò khè. Khi trẻ có dấu hiệu suy hô hấp, trẻ cần được đưa ngay tới bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan khác của trẻ do thiếu oxy.

    Ở trẻ nhỏ, cần hết sức lưu ý bệnh thường diễn biến nhanh và biểu hiện bệnh không rõ rệt như ở trẻ lớn nên có nhiều khó khăn trong chẩn đoán chính xác bệnh, nhất là bà mẹ mới nuôi con và có thể gặp ở những nhân viên y tế chưa nhiều kinh nghiệm. Triệu chứng đặc trưng nhất của viêm đường hô hấp dưới (phế quản, tiểu phế quản, phổi) là trẻ thở nông và thở gấp (do đường thông khí bị tắc nghẽn do viêm nên trẻ phải thở nông, thở gấp để cung cấp đủ lượng oxy cần thiết). Nhưng khi nhận biết được hai triệu chứng này thì đã tới giai đoạn phải xử trí cấp cứu trẻ. Do vậy, bố mẹ cần hết sức lưu ý với bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở trẻ.

    Những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ:
    - Trẻ có thở khò khè, thở rít: bố mẹ có thể nghe thấy được hoặc nghe rõ hơn bố mẹ có thể áp sát tai vào ngực trẻ.

    - Trẻ có triệu chứng rút lõm lồng ngực: bố mẹ có thể để ý thấy 1/3 ngực dưới trẻ lõm xuống một cách rõ rệt khi trẻ hít vào, đó là khi trẻ có triệu chứng rút lõm lồng ngực kèm triệu chứng thở nhanh khi ấy trẻ đã mắc viêm phổi nặng, cần đưa trẻ tới ngay viện để điều trị kịp thời.

    Bố mẹ cần cảnh giác trước các dấu hiệu viêm đường hô hấp tưởng như đơn giản như ho, sổ mũi, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi tránh trường hợp bệnh biến chuyển nặng nề khó xử trí. Chúng có thể là dấu hiệu của những tình trạng viêm nhiễm nặng hơn đường hô hấp dưới. Cần sử dụng thuốc điều trị dứt điểm các triệu chứng của viêm nhiễm đường hô hấp trên

    Trong điều trị theo Đông Y và Tây Y, dự phòng luôn là yếu tố quan trọng. Chủ động phòng tránh các nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ sẽ góp phần giúp trẻ có hệ hô hấp khỏe mạnh, cha mẹ có thể chủ động:

    - Có chế độ chăm sóc khoa học, giữ gìn vệ sinh, phòng ở sạch và thoáng cho trẻ.

    - Chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với cơ địa và khả năng hấp thu của trẻ.
     

Chia sẻ trang này