Sản phụ thiếu sữa nên ăn gì?

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi mẹ tin còi, 8/9/2008.

  1. mẹ tin còi

    mẹ tin còi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    30/7/2008
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    113
    Điểm thành tích:
    43
    Y học hiện đại gọi là thiếu sữa, còn y học cổ truyền gọi tình trạng này là chứng nhũ trấp bất hành, nhũ trấp bất túc, sản hậu khuyết nhũ...

    Nguyên nhân

    Y học cổ truyền xem tình trạng thiếu sữa ở sản phụ là do khí hư huyết yếu - nghĩa là cơ thể người phụ nữ vốn đã có khí hư, huyết ít, đến khi sinh, huyết bị mất nhiều, khí bị hao, khí huyết đều suy, hoặc tỳ vị hư yếu, khí huyết sinh hóa bất túc khiến cho khí huyết hư yếu không tạo ra được sữa, làm cho sau khi sinh không có sữa hoặc có ít sữa. Lương y Phạm Như Tá (TP.HCM) cho biết: sách xưa có viết, tình trạng thiếu sữa ở sản hậu là do khí huyết suy yếu, kinh lạc không điều hòa gây nên; hoặc do huyết bị mất nhiều quá, huyết ít thì sữa không ra; hoặc do ứ huyết ủng trệ; do can uất khí trệ - thường uất ức hoặc sau khi sinh tinh thần bị tổn thương, can mất chức năng điều đạt, khí không thông, khí huyết không điều hòa, kinh mạch bị ủng trệ khiến cho nhũ trấp không vận hành gây nên thiếu sữa. Vì thế, phụ nữ sau khi sinh mà bị thiếu sữa, hoặc sữa không xuống chủ yếu là do hư yếu (khí huyết suy yếu), hoặc do khí huyết ủng trệ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do yếu tố tinh thần ảnh hưởng làm cho sữa không xuống. Cũng có quan niệm, khóc lóc, hay giận dữ cũng làm cho khí uất kết, bế tắc nên mạch sữa không thông...

    Một số cách cải thiện

    Theo lương y Trần Duy Linh (TP.HCM), nếu sản phụ gặp phải tình trạng sữa ít, không có sữa, thì có thể dùng một số cách sau: gân nai khô đem hầm với 16 gr thục địa, 12 gr thông thảo, 12 gr nhân sâm, 8 gr kỷ tử, 8 gr xuyên sơn giáp và 3 quả đại táo để dùng. Hoặc dùng quả đu đủ còn xanh để nguyên trái, chỉ rửa sạch vỏ chứ không gọt bỏ vỏ, đem hầm với móng giò heo cho sản phụ dùng. Dân gian còn dùng phương pháp, dùng cẳng dê (lấy từ 10-15 cm từ móng lên) đem treo để sẵn ở góc bếp, khi cần đem xuống đốt sạch lông, đập bỏ móng rồi đem hầm với nếp cùng 10 gr thông thảo, 20 gr hạt sen, 15-20 gr ý dĩ cho sản phụ dùng.

    Lương y Trần Khiết (TP.HCM) có bài thuốc: dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày; dùng một con cá chép đốt cháy vàng, tán bột, mỗi lần dùng độ 3 gr với một ít rượu trắng (rượu nấu từ gạo); dùng 15 gr hạt rau diếp cá, 10 gr cam thảo, cùng nếp, gạo tẻ nấu cháo loãng dùng. Còn theo lương y Phạm Như Tá, nếu do khí huyết hư - triệu chứng sau khi sinh thiếu sữa hoặc hoàn toàn không có, sữa đục, bầu sữa mềm không căng đầy, tinh thần mỏi mệt, ăn ít, sắc mặt không tươi, lưỡi nhạt, thì phép trị là "bổ khí, dưỡng huyết, thông nhũ", dùng bài "thông nhũ đơn", gồm các vị: 2 cái móng giò heo, nhân sâm, chích huỳnh kỳ (cùng 16 gr), 14 gr đương quy, 12 gr mạch môn, mộc thông, cát cánh (cùng 10 gr). Với tình trạng can khí uất trệ - triệu chứng sau khi sinh sữa ít, bầu vú sưng đau, ngực sườn đầy tức, không thích ăn uống, người hơi sốt, rêu lưỡi hơi vàng, thì phép trị là "sơ can, giải uất, hoạt lạc, thông nhũ", dùng bài "tiêu dao tán gia giảm", gồm các vị: bạch truật, đương quy (cùng 12 gr), bạch thược, sài hồ, phục linh, vương bất lưu hành, xuyên sơn giáp (cùng 10 gr), cam thảo, bạc hà (cùng 6 gr), kiết cánh, thông thảo (cùng 8 gr), 3 lát gừng tươi, 4 trái táo. Cách sắc (nấu): nước nhất cho các vị thuốc vào cùng 4 chén nấu còn 1 chén. Nước hai cho tiếp vào 3 chén nước, nấu còn nửa chén, hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày.

    Nguồn: Thanh nien online
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mẹ tin còi
    Đang tải...


Chia sẻ trang này