Bạn muốn con mình lớn lên sẽ thành người như thế nào? - Biết tự chủ - Khiêm tốn - Kiên cường - Có tinh thần trách nhiệm - Chín chắn - Trung thực Không tự nhiên mà trẻ có được những đức tính ấy. Trẻ cần sự uốn nắn từ cha mẹ. * Tại sao nên dậy con tính tự chủ? Những trẻ em có tính tự chủ dễ kháng cự cám dỗ hơn, kể cả cám dỗ mang lại sự vui thích ngay lập tức. Trái lại các em thiếu tự chủ sẽ dễ mắc phải các vấn đề như: - Hung hăng - Trầm cảm - Nghiện thuốc lá rượu bia hoặc ma túy - Có thói quen ăn uống không tốt => Cách dạy con tính tự chủ: Nói không là không. Để cha mẹ chiều mình trẻ có thể khóc lóc ăn vạ ngay giữa chốn đông người, nếu cha mẹ nhượng bộ trẻ sẽ nghĩ chỉ cần khóc lóc ăn vạ là chiêu thức hiệu quả để đổi không thành có, ngược lại nếu cha mẹ nói không là không thì trẻ sẽ hiểu được bài học thực tế: " không phải là muốn gì thì được nấy". Nói không với trẻ bây giờ trẻ sẽ biết tự nói không với ma túy, tình dục trước hôn nhân và các hành vi tai hại khác. Giúp con nhận ra điều gì là quan trọng hơn và phải làm gương cho con. * Tại sao nên dạy con biết khiêm tốn? Tính khiêm tốn giúp trẻ hòa đồng và có ích cho tương lai của trẻ. Những đứa trẻ quá tự tin sẽ không ý thức được điểm yếu của mình. => Cách dạy con biết khiêm tốn : Giúp con có quan điểm thăng bằng về bản thân, tránh dùng những lời khuyến khích thiếu thực tế. Hãy khen một việc cụ thể khi mà con làm giỏi. Hạn chế thời gian con dùng mạng xã hội vì ở đó nhiều người thích khoe khoang bản thân và đó không phải là khiêm tốn. Dạy con nhanh chóng xin lỗi, giúp con hiểu ra sai phạm và nhận lỗi + Rèn cho con có lòng biết ơn ( về thiên nhiên, về người khác ) và thể hiện lòng biết ơn đó. + Tập cho con giúp đỡ người khác ( cho con làm việc nhà hoặc dạy con giúp đỡ người khác là việc tốt) * Tại sao nên dạy con biết kiên cường? Khi gặp thất bại khó khăn hay bị phê bình một số trẻ chán nản thậm chí bỏ cuộc, tuy nhiên cần giúp trẻ nhận thức đúng vấn đề. Điều này cần thiết vì khi những chuyện không vui sảy ra chẳng hạn bị điểm kém, con thường muốn bỏ cuộc và nghĩ rằng " Con làm việc gì cũng dở", để rèn ho con tính kiên cường hãy cùng con vạch ra kế hoạch cải thiện mỗi khi con làm việc gì đó chưa tốt. Nhờ thế con sẽ biết cách làm chủ tình hình thay vì khuất phục. Là cha mẹ bạn có trách nhiệm che chở con khỏi những mối nguy hiểm nhưng trên thực tế bạn không thể bảo vệ con khỏi mọi khó khăn, hãy cho con biết cách đương đầu với các vấn đề. +Khi con bị phê bình hãy giúp con hiểu rằng không có nghĩa người đó chê bai hay bắt nạt con mà người đó muốn điều chỉnh thái độ hoặc hành vi không đúng của con, Giúp con lắng nghe lời phê bình và hãy giúp con nhận ra tại sao lại bị phê bình? con có thể làm tốt bằng cách nào? lần tới bị phê bình con sẽ làm gì? * Tại sao nên dạy con có tinh thần trách nhiêm? Hội chứng " những đứa trẻ to xác " muốn nói đến những người trẻ mãi không chịu trưởng thành, không đương đầu nổi với khó khăn. Vì thế bạn nên trang bị cho con những kỹ năng cần thiết để vào đời. Chúng ta không nên bao bọc con quá kỹ rồi đến tuổi trưởng thành lại buông tay để con chơi vơi giữa dòng đời. => Cách dạy con có tinh thần trách nhiệm: + Giao việc nhà cho con để con hiểu mình có vai trò và trách nhiệm với các thành viên khác trong gia đình. + Tập cho con chịu trách nhiệm khi phạm lỗi để trẻ nhận được bài học không đổ lỗi cho người khác, không viện cớ trốn tránh, thành thật và xin lỗi khi cần thiết. * Trẻ thường tự nhiên tìm đến cha mẹ để được hướng dẫn nhưng ngày nay cho mẹ thường quá bận rộn để dành thời gian cho con nên giới trẻ ngày nay thay vì tìm sự giúp đỡ nơi cha mẹ thì lại tìm nơi bạn bè đồng trang lứa. " Ai bước đi với người khôn ngoan thì sẽ trở nên khôn ngoan" vì vậy hãy tận dụng khuynh hướng này của trẻ và cho con biết quan điểm , tiêu chuẩn đạo đức, hay những kinh nghiệm trong đời sống của mình. $$$ Là cha mẹ hãy dùng từ ngữ cụ thể dạy con phân biết đúng sai, nhấn mạnh lợi ích khi giữ vững tiêu chuẩn đạo đức . Xây dựng giá trị đạo đức riêng cho gia đình mình. Hãy là tấm gương cho con bạn noi theo.