Thông tin: Sơ cứu đúng cách và kịp thời khi trẻ hóc dị vật

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi nhocboo_shop, 28/3/2014.

  1. nhocboo_shop

    nhocboo_shop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    10/12/2012
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    215
    Điểm thành tích:
    83
    Đọc báo thấy có nhiều trường hợp bé tử vong vì bị hóc dị vật như vụ bé 4 tuổi tại Bình Dương tử vong vì hóc rau câu, bé 3 tuổi bị hóc thuốc sổ giun và gần đây nhất bé 2 tuổi tử vong tại Hà Nội ở nhà trẻ đã được xác định là do hóc cháo.
    Nếu chúng ta biết cách sơ cấp cứu ngay khi phát hiện ra bé bị hóc dị vật thì khả năng sống sót là rất lớn. Vì vậy hãy dành vài phút để học cách sơ cấp cứu này phòng khi cần tới.

    Mình tổng hợp lại thành 1 hình các phương pháp cho các mẹ dễ hình dung và dễ nhớ


    [​IMG]

    "Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở, tùy từng trường hợp mà có cách xử trí hợp lý. Cần giữ bình tĩnh, tránh cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy vào sâu hơn. Hơn nữa, việc móc họng có thể dẫn đến nôn ói, trẻ hít sặc lại chất ói lại càng nguy hiểm hơn.

    - Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra.

    - Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.

    Có 2 loại thủ thuật can thiệp

    Với trẻ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực

    + Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.
    + Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.
    + Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.

    Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich

    - Trường hợp trẻ còn tỉnh

    Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.
    - Trường hợp hôn mê, bất tỉnh

    Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.

    Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.

    Các bác sĩ đặc biệt lưu ý, sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật."

    Nguồn: Trích dẫn từ Vnexpress.net
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nhocboo_shop
    Đang tải...


Chia sẻ trang này