So sánh thủ tục hòa giải trong vụ án ly hôn và thủ tục hòa giải trong việc thuận tình ly hôn Khá nhiều người băn khoăn không biết thủ tục hòa giải trong vụ án ly hôn đơn phương và thủ tục hòa giải trong việc thuận tình giống và khác nhau điểm nào. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới để có cái nhìn cụ thể hơn nhé! Khái niệm đơn phương và thuận tình ly hôn? Đơn phương ly hôn: Đơn phương ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên là vợ hoặc chồng. Hình thức ly hôn này không có sự đồng thuận với nhau về một hoặc tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng như tài sản, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Về bản chất vấn đề thì đây là vụ án dân sự có sự tranh chấp xảy ra giữa quan hệ vợ chồng, vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền cho ly hôn và chỉ cần chữ ký của người này. Ảnh minh họa: Khái niệm đơn phương và thuận tình ly hôn Thuận tình ly hôn: Thuận tình ly hôn là trường hợp ly hôn theo sự yêu cầu của cả hai vợ chồng đương sự. Hình thức ly hôn này đã có sự thỏa thuận chung của hai vợ chồng về những vấn đề liên quan như tài sản, quyền nuôi dưỡng, cấp dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Về bản chất vấn đề thì đây là việc dân sự không có sự tranh chấp xảy ra giữa quan hệ vợ chồng, hai người đồng ý ly hôn, cùng ký tên vào đơn yêu cầu ly hôn gửi lên Tòa án, công nhận đồng ý ly hôn. Điều kiện đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn? Điều kiện đơn phương ly hôn: Vợ, chồng yêu cầu ly hôn mà việc hòa giải tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền không thành thì Tòa án sẽ quyết định xét xử vụ án khi đủ điều kiện là vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm một cách nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng làm cho hôn nhân gia đình rơi vào trình trạng trầm trọng, không thể tiếp tục kéo dài đời sống chung; trường hợp vợ hoặc chồng bị Tòa án nhân dân tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn. Những trường hợp này cần phải có bằng chứng chứng minh căn cứ trên là thật. Ảnh minh họa: Tòa xử kiện ly hôn thuận tình hoặc đơn phương Điều kiện thuận tình ly hôn: Cả hai vợ chồng đều đều tự nguyện ly hôn, ký vào đơn gửi đến Tòa án nhân dân và thỏa thuận được tất cả các vấn đề liên quan như quyền nuôi con, cấp dưỡng, tài sản chung, nợ chung. Nội dung thỏa thuận của vợ chồng cần phải xem xét, đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ con khi ly hôn. Thủ tục hòa giải đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn? Đơn phương ly hôn: Các phiên hòa giải đối với những vụ án dân sự đơn phương ly hôn không cần có sự tham gia của Viện kiểm soát. Nếu như tại phiên hòa giải ly hôn đơn phương, vợ hoặc chồng đồng ý ly hôn thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ lập biên bản hòa giải thành. Đồng thời công nhận thỏa thuận ly hôn của hai vợ chồng. Ảnh minh họa: Kết hôn rồi ly hôn có nhiều nguyên nhân khác nhau Thuận tình ly hôn: Các phiên hòa giải ly hôn thuận tình cần phải có sự có mặt tham gia của Viện kiểm sát. Nếu như vắng Viện kiểm sát thì phiên tòa hòa giải cần phải tạm thời hoãn lại, thời gian tố tụng phải kéo dài. Trình tự thực hiện ly hôn đơn phương và thuận tình ly hôn? Đơn phương ly hôn: Sau khi nhận đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ xem xét thụ lỳ hồ sơ vụ án, thông báo đến đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án. Người nộp đơn cần nộp biên lai nộp án phí lại cho Tòa án nhân dân để Tòa án tiến hành xử lý. Trong thời hạn 15 ngày chờ xét xử vụ án, Tòa án sẽ thông báo đến các đương sự tham gia hòa giải tại Tòa nhằm mục đích giúp các đương sự có thể hiểu nhau hơn, hóa giải mâu thuẫn, đoàn tụ lại với nhau. Nếu như hòa giải không thành, Tòa án ra quyết định xét xử vụ án. Thời gian giải quyết đơn phương ly hôn là 4 tháng, những trường hợp hôn nhân phức tạp hơn có thể kéo dài hơn 2 tháng. Ảnh minh họa: Thiên thần tình yêu Thuận tình ly hôn: Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu thuận tình ly hôn, Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ gửi thông báo đến đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Đương sự sau khi nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án sẽ phải nộp biên lai này lại cho Tòa án nhân dân làm căn cứ. Tòa án ra thông báo cho đương sự tham dự phiên hòa giải trong thời gian 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ án. Trong thời gian 7 ngày làm việc nếu như hòa giải không thành thì Tòa án nhân dân sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Khi nào thì nhận được giấy chứng nhận thuận tình ly hôn sau khi hòa giải Muốn ly hôn không cần hòa giải, bạn cần chuẩn bị nhanh loại giấy tờ này Như vậy, qua bài chia sẻ về việc so sánh thủ tục hòa giải trong vụ án ly hôn và thủ tục hòa giải trong việc thuận tình ly hôn trên đây, quý bạn đọc đã phần nào giải đáp được thắc mắc của mình rồi đúng không. Ly hôn là việc hệ trọng nên những cặp vợ, chồng nếu có quyết định ly hôn cần phải xem xét, suy nghĩ thật thấu đáo. Việc ly hôn không chỉ ảnh hưởng đến tình cảm của hai vợ chồng mà còn tác động đến con cái, xã hội nên chỉ nên quyết định khi tình trạng hôn nhân thực sự trầm trọng, không thể kéo dài. Theo Bình An/ hoagiai.vn