Sốt virut ở trẻ em:Triệu chứng và cách xử trí

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi liti85, 7/5/2009.

  1. liti85

    liti85 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/2/2009
    Bài viết:
    1,257
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    723
    Sốt virut ở trẻ em





    [​IMG]
    Ảnh minh họa​



    Sốt virut là bệnh gặp chủ yếu trong mùa hè ở trẻ, bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp với triệu chứng điển hình là trẻ đột ngột sốt cao 39 - 40oC, kèm theo các triệu chứng khác như ho, chảy mũi, rối loạn tiêu hóa, nổi ban...

    Triệu chứng sốt virut
    Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Trong cơn sốt trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol...
    Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ...
    Rối loạn tiêu hóa: Phân lỏng, không có máu, chất nhày.
    Viêm hạch: Các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau.
    Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi có sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.
    Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.
    Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần sau khi ăn.


    Xử trí khi trẻ bị sốt virút
    - Cặp nhiệt độ: Đặt nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số ghi trên nhiệt kế cộng thêm 0,3 - 0,4 độ. Thí dụ nhiệt kế ghi 38oC thì thân nhiệt thực sự của trẻ là 38,4oC.
    + Cởi quần áo, bỏ bớt chăn cho trẻ khi đang sốt cao.
    + Lau bằng khăn ướt nước ấm: Dùng khăn mềm, sạch, nhúng nước ấm (1 cốc nước sôi + 3-3,5 cốc nước nguội) lau lên khắp mình trẻ; cho tới khi thân nhiệt xuống 37oC. Tuyệt đối không được chườm nước lạnh vì sẽ gây sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi.
    + Bù nước và điện giải: Nếu trẻ còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường, và cho uống bù nước ORS (Oresol) theo chỉ dẫn. Trường hợp trẻ không uống được thì dùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh thiếu nước và chất điện giải.
    Tóm lại, cần theo sát trẻ bằng đo thân nhiệt kết hợp với các biện pháp hạ sốt nêu trên. Tuy nhiên, thấy trẻ sốt cao liên tục không giảm sốt phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và chỉ định dùng thuốc thích hợp .
    Ngoài ra cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh...

    Sốt virut là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và trường học. Do đó, người bị sốt virut nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ em. Khi trẻ bị sốt virut cần cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây cho trẻ khác. Những người xung quanh nên phòng bệnh bằng cách nhỏ nước muối, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
    BACSI.com (Theo SKDS)​

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi liti85
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

    bonbiboku Đậu thích.

Chia sẻ trang này