Kinh nghiệm: Sự Cô Đơn Của Những Vị Ceo

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi Thaophuong411, 25/5/2020.

  1. Thaophuong411

    Thaophuong411 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    9/5/2020
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Từ câu nói đúc kết của Ông Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam dưới đây, hẳn rất nhiều người trong chúng ta sẽ nhận ra được nhiều điều đáng ngẫm cho chính bản thân mình.

    Bởi vì hầu hết CEO đều cô đơn trong cuộc đời này...

    [​IMG]

    Trong một buổi chia sẻ với các CEO, Ông Ngô Minh Tuấn nói: “Các CEO cô đơn, nó là một quy luật tất yếu, nhưng khi vượt qua nó, đó là hạnh phúc, an lạc và thành công!”

    Bước đi khó nhất mà CEO có thể thực hiện … là bước đi một cách đơn độc. Nhưng chính bước đi đó lại là thứ khiến CEO là một người mạnh mẽ nhất, một người không thể chia sẻ cùng ai, không ai hiểu được mình, đơn độc trên con đường tới đích mặc dù xung quanh là một đám đông hùng hậu luôn có vẻ sẵn sàng “vì sếp, vì sự phát triển của công ty”.

    Shark Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEN GROUP cũng từng chia sẻ tại một buổi hỏi đáp: “Nỗi đau lớn nhất của người làm kinh doanh là sự cô đơn, đặc biệt là khi thất bại, không ai gánh chịu cho mình đâu, điều đó là sự thật, mình không thể nói được cũng không thể chia sẻ cho ai được, mà chỉ có một mình mình chịu thôi!”

    Sếp luôn mặc định bị gạt ra mọi cuộc ăn chơi của nhân viên? Sếp là người “ngoài hành tinh”, “thú dữ”, là nhân vật thứ ba trong câu chuyện phiếm giờ trưa. Có bao giờ các CEO nghĩ mình cô đơn vì lí do gì?

    1. “Tâm” – Sự công bằng, ghi nhận

    Một người CEO có tâm rất dễ nhận diện. Đứng góc độ là một CEO, không thể nào quan tâm căn kẽ từng nhân viên được. Lãnh đạo không cần làm bạn với tất cả nhân viên nhưng sẽ đối tốt với mọi người, đặc biệt họ đối xử công bằng và biết ghi nhận.

    Vậy tại sao họ lại cô đơn? Vì họ công bằng. Vì sự kì vọng của nhân viên áp đặt lên họ.




    2. Chữ “Tài” liền với chữ tai một vần

    CEO không có tài thì không được nhân viên thực sự tôn trọng, không làm nhân viên tin tưởng được. Ngược lại nếu tài thực thì sao?

    Thì họ sẽ cô đơn. Không phải ai cũng sẽ nhìn nhận cái tài một cách tích cực. Thử hỏi 10 nhân viên về sếp của họ thật cởi mở, có tới 7 người sẽ mở đầu bằng câu:

    - Sếp của tôi tốt, nhưng…

    Rồi sẽ kể hàng trăm tật xấu, những tin đồn thất thiệt, mâu thuẫn giữa họ và sếp, những điều vụn vặt được truyền miệng đó lâu dần khiến nhân viên sợ, có ác cảm, không thiện chí với sếp. Ai cũng rất giỏi trong việc nhìn ra cái xấu nhỉ?




    3. “Tầm” nhìn “khác người”

    Có ai đôi lúc khó chịu vì ý kiến đột phá của mình bị CEO bạt ngang? Việc đầu tiên nên nhìn lại chính mình đã trình bày tốt và đúng thời điểm chưa nhé? Ở đây tôi loại bỏ những ý nghĩ hay sự việc quá tiêu cực, những suy nghĩ tiêu cực không bao giờ làm bạn khá lên được. Vì vậy, hãy nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Có thể hôm đó Sếp “trở trời” thật, nhưng cũng có thể đứng ở tầm nhìn của lãnh đạo việc đó thực sự chưa cần thiết hoặc không nằm trong danh sách công việc ưu tiên cho tổ chức thì sao?

    Một người lãnh đạo có tầm lại dễ bị cô đơn. Nhân viên thì thiếu hụt về thông tin mà chã có ông CEO nào lại có nhiều thời gian rỗi để giải thích tại sao cả, nên gọi là “khác người” cũng dễ hiểu thôi.

    Trên góc độ công việc thì tôi tin rằng những vị lãnh đạo có tầm sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp và cách suy nghĩ của nhân viên – nhưng thường không ai nhận ra ngay giá trị của quý ông “dở hơi” này.




    4. Lời kết dành cho Nhân Viên có sếp bị cô đơn

    Ai cũng có 2 con người, dù bạn có công nhận điều đó hay không. Con người bạn thấy trong công việc và con người ở đời rất khác nhau. Có thể trên cương vị CEO đôi lúc không thể là hình mẫu lý tưởng của toàn thể nhân viên được. Nhưng hãy cảm ơn nếu bạn đang làm việc với một vị lãnh đạo bị cô đơn. Trong không ít trường hợp những người thiên hướng lãnh đạo mạnh mẽ này sẽ là người bảo vệ quyền lợi của nhân viên tốt hơn những người luôn làm bạn với nhân viên.

    Vị lãnh đạo cô đơn đó nếu hội tụ ba chữ “T” tôi vừa kể thì quá tốt, “chủng loài khác người” sẽ nhận ra tài năng của bạn bằng cái tài của họ, công bằng với cái tài đó bằng cái tâm của họ và cuối cùng học từ một người có tầm bạn cũng sẽ có tầm. Tôi chắc rằng bạn sẽ học được nhiều từ một vị sếp “khó ở”. Bạn nhìn nó tốt thì sẽ tốt, thấy nó xấu thì sẽ xấu.




    5. Lời kết dành cho những người Sắp và Đang làm CEO

    Đừng lo lắng. Cô đơn không phải là trở ngại. Ai cũng núp vào vùng an toàn của họ, thì ai sẽ là người kéo tổ chức đi lên. Bạn cần có đủ tâm, đủ tài, đủ tầm để dùng đúng người vào việc họ giỏi nhất. Nhân viên nói gì sau lưng bạn, đều không kiểm soát được. Nhưng tôi nghĩ cách giữ nhân tài, cách giữ đúng người cho tổ chức đó chính là làm cho họ phục.

    “Tâm phục” sẽ làm cho họ có động lực làm việc và tin tưởng sếp hơn. Đúng không?




    Và để trở thành một CEO ngoài thành công, mà phải an lạc và hạnh phúc thì các CEO sẽ phải tu luyện, trau dồi nhiều đấy, đặc biệt là sẽ cô đơn từ giờ tới lúc đó nữa!


    Tìm hiểu về các khóa học của Học Viện CEO Việt Nam tại đây:

    Chuyển giao CEO Quản trị 4.0: http://bit.ly/2S73txZ
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thaophuong411
    Đang tải...


Chia sẻ trang này