Sử dụng máy xông khí mũi họng ra sao? Thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi đã khiến không ít người bị viêm họng, viêm mũi, viêm xoang... Một trong những cách chữa trị hiệu quả là xông mũi họng bằng máy khí dung. Không tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh Xông họng hay còn gọi là khí dung có tác dụng chữa trị hoặc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ở đường hô hấp cấp hoặc mạn tính rất hiệu quả như viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm xoang cấp và mạn tính...; hoặc dùng để phối hợp trong điều trị bệnh lý nội khoa khác như làm tan đàm trong bệnh phổi. Khi xông hơi, thuốc sẽ tác dụng trực tiếp lên chỗ viêm nhiễm ở đường hô hấp. Trong khi đó, nếu uống thì thuốc sẽ phải qua dạ dày, đường máu rồi mới đến các tế bào nên hiệu quả sẽ chậm hơn. Thông thường, bệnh đường hô hấp có ba dạng chính là viêm mũi họng xuất tiết dịch (thường gặp ở trẻ em), viêm mũi mạn tính (phổ biến ở người lớn và trẻ em) và viêm mũi vận mạch. Đối với bệnh viêm mũi xuất tiết dịch, chỉ cần xông hoặc nhỏ nước muối sinh lý là có thể khỏi. Còn các bệnh khác, tùy theo cấp độ mà sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc tùy tiện dùng kháng sinh, kháng viêm sẽ rất có hại. Chẳng hạn, thuốc argyrol có thể gây tổn thương niêm mạc; thuốc ephedrin, naphtazoline sử dụng nhiều sẽ gây co mạch đột ngột hoặc thiếu máu não ở trẻ em dẫn đến co giật. Thuốc này còn gây xơ cứng cuống mũi, làm nghẹt mũi nặng hơn, gây khó thở có thể phải cắt bỏ một phần cuống mũi dưới. Một trong những thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất để xông mũi họng là gentamycine. Đây là loại thuốc giá rẻ, khoảng 1.000 đồng/ống nhưng lại khá hiệu quả trong việc điều trị viêm đường hô hấp nên được nhiều bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, gentamycine là loại thuốc có nguy cơ gây ngộ độc cả ốc tai và tiền đình. Theo thống kê, khoảng 2% bệnh nhân dùng thuốc gentamycine bị ngộ độc dẫn đến điếc tai. Không những thế, việc sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh lâu ngày còn dẫn đến tình trạng phù nề họng, niêm mạc họng bị mỏng, dễ nhiễm trùng, sức đề kháng kém. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy xông mũi họng. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những máy có độ tin cậy cao và có kích thước hạt thuốc khoảng 4 micron để có hiệu quả cao trong việc điều trị. Sử dụng máy xông khí dung đúng cách Xông khí dung là phương pháp điều trị bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào niêm mạc đường hô hấp. Máy sẽ chuyển thuốc thành dạng sương, giúp thuốc đọng lại trên niêm mạc đường hô hấp, thấm sâu vào phế quản cho hiệu quả nhanh và giảm tối đa phản ứng phụ do thuốc uống gây nên. Trước khi dùng máy xông mũi, bệnh nhân nên đi khám để được hướng dẫn cụ thể về việc dùng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu. Đặc biệt đối với trẻ, đôi khi bé chỉ bị viêm mũi xuất tiết dịch, thông thường chỉ cần xông hoặc nhỏ nước muối sinh lý là có thể khỏi nhưng nhiều bậc cha mẹ lại cho con xông kháng sinh không có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa dẫn tới nguy cơ dễ mắc các bệnh hô hấp nhiều hơn. Người không bị bệnh về đường hô hấp có thể dùng máy này để xông nước muối sinh lý, sử dụng hàng ngày có tác dụng phòng bệnh rất hiệu quả. Phải tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian xông thuốc và loại thuốc dùng để xông, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thông thường, mỗi lần xông không nên lâu hơn 15 phút. Khi xông thuốc cần chọn cho mình tư thế ngồi thẳng và thoải mái. Nếu phải điều trị tại giường, hãy kê gối để tạo thành tư thế ngồi thẳng. Nên vệ sinh máy xông thường xuyên, nhất là bộ phận lọc không khí, đường ống dẫn khí để hạn chế bụi, vi khuẩn và nấm mốc theo đường xông vào cơ thể gây bệnh. Bên cạnh việc dùng máy xông khí dung phòng bệnh, những người có tiền sử bị các bệnh về đường hô hấp cần giữ ấm cơ thể và mũi họng, không nên nằm máy lạnh hay uống nước đá; thường xuyên và đều đặn vệ sinh răng miệng và xúc họng bằng nước muối sinh lý 0,9%; đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh khói bụi, nắng, môi trường ô nhiễm...
Cách chăm sóc trẻ khi sốt và sử dụng nhiệt kế cho trẻ Khi trẻ sốt cha mẹ nên lưu ý không dùng nhiệt kế thủy ngân để theo dõi nhiệt độ của trẻ vì không đảm bảo an toàn. Không sử dụng nhiệt kế dán trán vì đo không chính xác. Nên sử dụng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ cho trẻ. Qua nhiệt độ của trẻ phụ huynh sẽ có cách chăm sóc tốt nhất khi trẻ bị sốt. cach cham soc tre khi sot va su dung nhiet ke cho tre Cách chăm sóc trẻ khi sốt và sử dụng nhiệt kế cho trẻ Khi trẻ bị sốt cha mẹ không nên cho bé uống aspirin. Nên theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên ( 2h/lần) để có hướng điều trị, chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Nên sử dụng nhiệt kế điện tử để theo dõi nhiệt độ để an toàn và cho kết quả chính xác một cách nhanh chóng. Cha mẹ cũng nên biết một điều, sốt chiếm 1/3 nguyên nhân khiến các bậc phụ huynh đưa con đi khám. Trên thực tế, sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể giúp tăng miễn dịch (đề kháng) chống lại tác nhân gây bệnh, là triệu chứng giúp theo dõi diễn biến bệnh để có những xử trí thích hợp. Tuy nhiên sốt cũng gây ra nhiều bất lợi như gây khó chịu, biếng ăn ở trẻ. Khi sốt kéo dài trẻ thường mất nước, tăng nhịp tim, nhịp thở. Nhiều trường hợp, sốt cao còn dẫn tới co giật. Khoảng 2-5% trẻ số trẻ sốt có biểu hiện co giật, thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 5 tuổi. Chính vì vậy, cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên để có các xử lý hiệu quả nhất. Có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan sau: Cần đưa trẻ đến bác sĩ khi nào? Những điều nên và không nên làm khi bé bị sốt Sốt cũng có lợi cho sức khỏe của bé Nhiệt kế loại nào đo chính xác khi sốt
Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ Viêm đường hô hấp trên là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp trên do ảnh hưởng của các vi sinh vật gây bệnh.Bệnh viêm đường hô hấp trên thường xuất hiện theo mùa, nhất là mùa đông, mùa hanh khô, trùng với mùa của bệnh hen, viêm phế quản mạn, viêm phổi. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu thường là trẻ em. benh viem duong ho hap tren o tre Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ Nguyên nhân gây bệnh Do virus. Trẻ bị nhiễm bệnh khi hít phải dịch tiết có chứa vi khuẩn hay virus do người bệnh bắn ra khi họ ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc do bé cầm nắm các vật dụng, đồ chơi nhiễm bẩn bị bám dịch tiết hay có sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh. Biểu hiện của bệnh và cách xử lý - Nếu bé chỉ ho, sốt nhẹ, sổ mũi hoặc không, tức là bé bị nhiễm khuẩn nhẹ ở đường hô hấp trên thì chỉ cần cho bé nhấp ít mật ong (cứ 6 giờ một lần, mỗi lần nửa thìa cà phê) hoặc nhấp nước quất hấp đường kính (lấy quả quất vắt bỏ bớt nước, đem hấp cách thủy với đường kính trong 20 phút, chắt lấy nước, thỉnh thoảng cho bé nhấp miệng). - Nếu bé ho, sốt, thở nhanh (trên 50 lần trong một phút) là bé bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nhẹ; cho bé đến trạm y tế khám bệnh và dùng thuốc theo chỉ dẫn của y, bác sĩ. - Nếu bé ho, sốt, thở nhanh, co rút lồng ngực (rút lõm) là bé bị viêm phổi rồi; cho bé điều trị tại trạm y tế, để được theo dõi và kịp thời xử trí khi cần. - Nếu bé ho, thở nhanh, co rút lồng ngực kèm theo tím tái (tím tái quanh môi, lưỡi) là bé đã bị viêm phổi nặng và đã bị biến chứng, phải cho bé đi bệnh viện ngay để được hồi sức cấp cứu. Và điều quan trọng mà các bậc phụ huynh cần quan tâm là phòng bệnh hơn chữa bênh. Chính vì thế, khi thời tiết trở lạnh hoặc khi ra ngoài đường, nên đeo khẩu trang, mũ áo đầy đủ cho trẻ để tránh được các bệnh về đường hô hấp. Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng sốt, ho,… Nên theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé thường xuyên bằng cách sử dụng nhiệt kế điện tử 2h/lần. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Sốt cũng có lợi cho sức khỏe của bé Có nhiều ông bố bà mẹ, nhất là đối với những người lần đầu có con, thường cảm thấy lo lắng và luống cuống khi con mình bị sốt mà họ không biết rằng sốt cũng có lợi cho sức khỏe của bé. Sốt là một phần tất yếu trong quá trình phát triển của bé và cũng là “người bạn” của bé. Các chuyên gia cũng cho biết việc cho uống thuốc hạ sốt ngay khi trước khi cơ thể thực hiện nhiệm vụ “tự vệ” thực ra lại khiến quá trình phục hồi chậm hơn, bởi nhiệt độ cao có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh. Và theo Hannah Chow-Johnson, trợ lý giáo sư từ Trường Y, đại học Loyola (Chicago) cho biết sốt quan trọng vì chúng giúp trẻ chống lại bệnh nhiễm trùng. sot cung co loi cho suc khoe cua be Sốt cũng có lợi cho sức khỏe của bé Cách chăm sóc trẻ bị sốt: - Cho bé uống nhiều nước, nhưng đừng cho quá nhiều nước hoa quả để hạ được sốt cho trẻ - Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho trẻ - Chỉ cho uống hạ sốt khi cần thiết (khi trẻ cảm thấy khó chịu và sốt trên 38,5 độ), và không bao giờ thay đổi các thuốc này vì chúng có thể gây quá liều, rất nguy hiểm cho trẻ. - Sốt là cách mà cơ thể phản ứng với chứng nhiễm trùng. Bạn không thể hạ thấp thân nhiệt ngay. Để giúp cơ thể chiến đấu tốt hơn, hãy cho bé nghỉ ngơi thật nhiều, cũng đồng nghĩa với việc không bao giờ đánh thức bé dậy chỉ để cho uống thuốc. Nếu bé vẫn ngủ, hãy cứ để bé ngủ thật say. - Dùng nhiệt kế điện tử để theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên( tầm 2h/lần) - Có thể để bé ở nhà để theo dõi nếu bé uống được nước, đi tiểu được và vẫn ăn uống bình thường - Cần đưa đến bác sỹ khi trẻ trẻ sốt từ 38,5 độ trở lên. Mong rằng khi đọc bài này, các bậc phụ huynh sẽ bớt được phần nào đó lo lắng khi con mình bị sốt! Chúc bạn và gia đình luôn luôn khỏe mạnh *An toàn, tiện dụng và chính xác là những ưu điểm mà nhiệt kế điện tử mang lại cho gia đình bạn. Với công nghệ đo nhiệt độ tiên tiến, bạn chỉ mất 1s để biết con bạn đang sốt bao nhiêu độ, hơn nữa gia đình sẽ không bao giờ phải lo lắng với nguy cơ độc hại của thủy ngân. Có rất nhiều dòng nhiet ke đien tu nhưng hãy chọn cho gia đình mình dòng nhiệt kế có uy tín, chất lượng với độ chính xác cao như nhiệt kế điện tử Omron, nhiệt kế điện tử microlife, nhiệt kế điện tử Braun,…
Đo nhiệt độ cho trẻ- Nên đưa trẻ đến viện khi nào?? Khi thấy trẻ có các biểu hiện sốt hoặc ho, nhiều bậc phụ huynh thường tỏ ra lơ là, chủ quan và coi đây là chuyện nhỏ. Họ không biết rằng đó cũng có thể là dấu hiệu của những chứng bệnh rất nguy hiểm. do nhiet do cho tre nen dua tre den benh vien khi nao 150x150 Đo nhiệt độ cho trẻ Nên đưa trẻ đến viện khi nào?? Trẻ có thể sốt do mọc răng, thiếu nước, nhiễm virus, viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Sốt cao đột ngột có thể gây co giật ở trẻ nhỏ. Cách xử lý: - Giữ cho trẻ thoáng mát, lau mát, cho uống nhiều nước. - Dùng các thuốc hạ sốt: Paracetamol: 15 mg/kg thể trọng/lần, có thể dùng 3-4 lần/ngày, bằng đường uống hay nhét hậu môn. Ibuprofen: 7-10 mg/kg thể trọng /lần, mỗi ngày 3 liều. Cần đưa trẻ đến một cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất nếu: • Thân nhiệt ở mức 37,8 độ C trong hơn một ngày. • Thân nhiệt tăng trên 38,6 độ C. • Sốt kèm theo các triệu chứng sau: Co giật, đi khập khiễng hay lả người, không đi đứng được. Trẻ lơ mơ, lừ đừ hay mê man. Nôn mửa, tiêu chảy nhiều, gây mất nước. Khó thở, tím tái. Có các dấu hiệu viêm màng não (nôn mửa, thóp phồng, nhức đầu…). Phát ban ngoài da. Bỏ bú. Vàng da. Đi tiêu ra máu.
Ðề: Đo nhiệt độ cho trẻ- Nên đưa trẻ đến viện khi nào?? Em sợ bé sốt cao ảnh hưởng nhiều thứ nên khi bé sốt là em cũng cập nhiệt thường xuyên, sốt cao là em lau mát cho bé cho uống thuốc thức suốt đêm với bé.
Ðề: Đo nhiệt độ cho trẻ- Nên đưa trẻ đến viện khi nào?? Mỗi lần cặp nhiệt độ thủy ngân phải đợi rất lâu để bít kết quả, nhiệt kế mà bị vỡ sẽ rất nguy hiểm cho bé. chị nên mua thêm nhiệt độ đo tai cho bé, hiển thị kết quả chí sau 1 giây thui
Ðề: Sốt cũng có lợi cho sức khỏe của bé Hnay trời oi quá. hix, bé nhà mình đang đi học thì bị nôn thốc nôn tháo, về nhà mệt nằm lăn ra, ko chịu ăn uống gì, quấy suốt, sốt ruột đưa con lên viện nhi khám, các bác sĩ hết xét nghiệm máu rùi đủ thứ, y tá mới ra trường tiêm cho con mình bị sai ven, làm thằng bé đã ốm lại còn ốm hơn, ko cho con đi khám cũng khổ mà đi khám cũng mệt