Sự nan giải của Tí

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi webmaster, 29/7/2013.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,262
    Điểm thành tích:
    6,063
    Cách đây hai năm, khi Tí mới vào cấp III, bố Tí - một người cấp tiến, đã đưa ra quyết định táo bạo: Tí không cần là học sinh giỏi trong trường.

    Với giấy phép này, Tí được phép lơ là:
    môn Văn
    môn Địa lý
    môn Thể dục
    môn Sinh vật
    môn Sử


    Tí chỉ cần giỏi:

    * môn Toán
    * môn Lý
    * môn Hóa
    * môn Anh Văn

    Trong suốt hai năm đó, bố Tí đã nỗ lực dạy Tí những điều mà trường không dạy. Bố dạy Tí đọc báo, phân tích tin thời sự và xã hội (theo kiểu bố Tí). Bố cùng Tí đọc sách và đi chơi… "Nghiêm trọng" nhất, bố cho Tí tham gia phần điện của các công trình xây cất, để một khi thi đậu vào trường Kiến trúc, Tí sẽ là một sinh viên khác các sinh viên khác.

    Với lối giáo dục như thế, Tí trở thành một học sinh "cá biệt" của lớp theo nghĩa đặc biệt. Từ Tí toát ra sự khinh khỉnh trước cái lối dạy vẹt và học vẹt. Tí coi thường sự "mãi không chịu lớn" của đám bạn cùng tuổi. Tí bất chấp hệ số với thang điểm. Tí là một học sinh điểm số trung bình mà đáng nể. Tí là một thách thức với thày cô và đồng loại bạn bè.

    Tóm lại, Tí "đáng ghét".

    *

    Nhưng, Mới ngày hôm kia thôi, quan niệm của Tí đã bị chao đảo. Khi nghe được ý kiến của Bộ Giáo dục - Đào tạo: "Chỉ những thí sinh khá giỏi mới nên dự thi đại học" [1], các thầy cô đã nhìn Tí nín cười.

    Bố Tí bảo, đừng lo, đó chỉ là "ý kiến", chứ chưa phải là một "quyết định".

    Nhưng mẹ Tí bảo, ở nước ta, những "ý kiến" của cấp trên đều có thể được cấp dưới biến thành một "quyết định", rồi tự động triển khai thành một "đường lối" để lập công. Và nếu cái ý kiến trên của Bộ Giáo dục được đem vào áp dụng, để rồi Tí không được thi Đại học, thì mẹ Tí oán bố Tí cả đời. (Mẹ Tí thì vẫn oán bố Tí cả đời!)

    Bố Tí lại cãi cùn, thế gương ông Anh-xtanh dốt Toán thì sao? Làm sao có thể căn cứ vào những gì người ta làm trong môi trường phổ thông, để mà chặn đường người ta đi vào tương lai cơ chứ? Cứ theo cái lối giáo dục này, thì chúng ta muốn có những công dân đặc sắc hay tròn đều ung ủng?

    "Tôi không biết, tôi không biết!" Mẹ Tí xua tay và mở báo ra, trong đó [2] , ông Quách Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ GD-ĐT, y như rằng, đã "triển khai" ý kiến mới nhen nhúm của Bộ. Ông ấy nói: "Vậy các em có học lực quá kém thì nên ở nhà hoặc đi thi trường THCN và dạy nghề, đỡ tốn tiền bố mẹ. Ở quê, 1 triệu đồng đã là rất quý rồi."

    Thế nếu bố mẹ cái trò dốt đó có tiền, và 1 triệu là rất bé đối với ước mơ của trò ấy thì sao?

    Thì ông nói tiếp: "Việc các em có học lực quá kém đi thi làm cho thành tích ngành giáo dục của tỉnh đó bị ảnh hưởng rõ rệt."

    Vậy là, theo hướng suy luận đen tối của mẹ Tí, một thông điệp "ngầm" đã được gửi tới toàn thể giáo viên cấp III. "Hãy nghĩ tới thành tích tỉnh nhà!" Hãy ngăn chặn bọn học kém mà lắm ước mơ đi thử sức. Hãy gác cửa ước mơ chứ đừng khuyến khích ước mơ.

    *

    Đại học chẳng của riêng ai, lại càng không phải của riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ai cũng có thể đứng trước cánh cửa Đại học mà hão huyền hay thực tế nghĩ mình có thể bước vào, và thử bước vào. Qua được những bài thi, được điểm chuẩn, được chỉ tiêu tuyển sinh hay không là sức của mỗi sĩ tử. Nhưng ít ra, cái quyền được thử sức là quyền chính đáng của mỗi học trò tốt nghiệp cấp III, kể cả những trò lêu lổng và dốt nát.

    Đó là suy nghĩ của bố con Tí, nhưng nhỡ các thầy cô và các trường Đại học nghĩ khác thì sao?

    Thế là, từ sáng nay, Tí đã biết thân, "hoàn lương" cắm đầu vào những bài học mình không yêu thích, để rủi khi cái ý kiến về học sinh khá giỏi hẵng đi thi của Bộ thành "quyết định", thì Tí cũng còn vớt vát được chút nào.

    "Để đạt được ước mơ, nhiều khi cần thỏa hiệp", đó là bài học Tí dạy ngược lại cho bố Tí. Và bố Tí, giờ mới hiểu nỗi lòng của các giáo viên, khi phải đối mặt với tinh thần "thành tích" của mẹ Tí trước các chị em cơ quan, đành phải dẹp ngay cái lối giáo dục của riêng mình, ngậm ngùi nhìn theo Tí bay theo đàn chim vẹt.

    [1] Báo Thanh Niên, số ra ngày 9. 2. 2004
    [2] Báo Thanh Niên, số ra ngày 9. 2. 2004



    Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh)
    Nguồn: chungta.con
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. lady_first

    lady_first Chủ nhiệm CLB gia sư

    Tham gia:
    26/11/2011
    Bài viết:
    4,024
    Đã được thích:
    648
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Sự nan giải của Tí

    Bài báo rất đáng suy ngẫm. .
     
  3. nguyenthutrang_hl_90

    nguyenthutrang_hl_90 yêu vật lý, yêu bơi lội

    Tham gia:
    14/3/2013
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    64
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Sự nan giải của Tí

    :( Lớn rồi, bước ra ngoài mới thấy học được cái gì, dù nhỏ hay lớn cũng phải trả một cái giá, bằng tiền hoặc bằng cái gì đó...Mà ngày xưa trong trường, nhiều cái được học mà bỏ phí không học!
    -Cái cách giáo dục con của bố Tý đúng thì ít mà sai thì nhiều, càng lớn càng thấy, sống được ở đời, dựa vào mấy môn Toán, Lý, Hóa, tiếng anh thì ít mà dựa vào mấy môn kỹ năng thì nhiều.
     

Chia sẻ trang này