3 tháng đầu: Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 2 và những thay đổi ở mẹ

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi ngocbich125, 22/6/2015.

  1. ngocbich125

    ngocbich125 Massage bà bầu-0916015199

    Tham gia:
    11/1/2013
    Bài viết:
    1,120
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    103
    SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI - THÁNG THỨ 2

    Hẳn bạn sẽ vô cùng tò mò về từng giai đoạn phát triển của con yêu ngay cả khi còn trong bụng mẹ. Bạn có muốn biết tay, chân, mắt, mũi, miệng.... của bé được hình thành như thế nào không? Hãy cùng xem sự phát triển kỳ diệu của bé nhé.

    Tuần thứ 4, tháng thứ nhất, em chỉ như một quả bóng nhỏ xíu, và lúc này mẹ mới biết đang mang em trong mình. Nhưng từ tuần thứ 5, em phát triển ra sao?

    Tuần 5:
    Phôi thai của bạn, vào thời điểm này giống như một con nòng nọc nhỏ (với cái đuôi nhỏ xíu), đang phát triển rất nhanh và mãnh liệt và kích thước gần với kích thước của hạt cam – vẫn nhỏ, nhưng nó đã lớn hơn rất nhiều. Tuần này, tim bắt đầu hình thành. Thực tế, hệ thống tuần hoàn, cùng với tim, là các hệ thống đầu tiên được hoạt động. Trái tim của bé (về kích thước giống như hạt cây thuốc phiện) được tạo thành từ 2 ống nhỏ gọi là ống tim, và mặc dù nó còn xa mới đầy đủ chức năng, những nó đã đập, thỉnh thoảng, bạn có thể thấy khi đi siêu âm. Sự hoạt động của ống thần kinh cũng vậy, nó sẽ trở thành bộ não và tủy sống. Tại thời điểm hiện tại, các ống thần kinh này mở, nhưng nó sẽ đóng lại vào tuần tới.

    Tuần 6:
    Trong tuần này, người ta sẽ tiến hành đo chiều dài đầu mông, vì em bé còn nhỏ, chân mới hình thành bị bẻ cong, nên khó để đo chiều dài cơ thể. Làm thế nào để tăng số đo trong tuần này? Chiều dài đầu mông có thể đạt tới gần 13mm vào tuần này (không lớn hơn đầu móng tay). Tuần này bạn cũng có thể nhìn thấy sự bắt đầu phát triển của các bộ phận như hàm, ngực, cằm. Những chấm nhỏ màu đen trên mặt sẽ hình thành đôi mắt, và dải băng nhỏ ở phía trước đầu sẽ trở thành 2 lỗ mũi trong vài tuần. vết lõm nhỏ ở hai bên đầu sẽ hình thành nên 2 ống tai. Một số bộ phận đang định hình trong tuần này: thận, gan, phổi. trái tim nhỏ bé sẽ đập 80 lần/phút và sẽ nhanh hơn mỗi ngày – một ngày nào đó sẽ đuổi kịp tốc độ đập của trái tim bạn.

    Tuần 7:
    có một vài sự thật thú vị về em bé của bạn trong tuần này: cậu ấy hay cô ấy lớn gấp 10.000 lần so với thời điểm thụ thai, kích thước bằng khoảng quả việt quất. sự phát triển mạnh nhất tập trung ở phần đầu (các tế bào não mới phát triển theo tỉ lệ 100 tế bào mới 1 phút). Miêng, lưỡi đang được định hình trong tuần này và tiếp theo là cánh tay, chối chân, bắt đầu phát triển các phần phụ dạng mái chèo như cánh tay, đoạn cánh tay, phần vai và chân, đầu gối và phần bàn chân. Cũng trong thời gian này, thận bắt đầu công việc quan trọng là lọc chất thải.

    Tuần 8:
    em bé của bạn đang lớn lên một cách nhanh chóng, tựa như một cơn bão vậy. Tuần này, chân dài khoảng 1cm, có kích cỡ như một quả mâm xôi. Và quả mâm xôi ngọt ngào của bạn đã bắt đầu giống con người hơn, bởi môi, mũi, mí mắt, chân và lưng đang tiếp tục được định hình. Mặc dù còn quá sớm để có thể nghe được từ bên ngoài, nhưng tim của bé vẫn đang đập với tốc độ tăng lên 150 lần/phút. (cao gấp đôi nhịp đập trái tim bạn). Có một số dấu hiệu mới trong tuần này: em bé của bạn đã bắt đầu có những cử động đầu tiên (tuy nhiên nó rất nhỏ để bạn có thể cảm nhận)

    Vậy là hết tháng thứ 2, các bộ phận đã được hình thành. Trong thời gian này, mẹ cảm thấy thế nào? (đợi em dịch tiếp nhé :D)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ngocbich125
    Đang tải...


  2. ngocbich125

    ngocbich125 Massage bà bầu-0916015199

    Tham gia:
    11/1/2013
    Bài viết:
    1,120
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    103
    CƠ THỂ MẸ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO TRONG THÁNG THỨ 2?

    Khi mang thai, mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau, những sự thay đổi khác nhau. Bạn có thể có tất cả những triệu chứng này ở một thời điểm nào đó, hoặc chỉ có một hoặc hai triệu chứng. Một số có thể sẽ có những triệu chứng từ tháng trước, một số khác có thể có những triệu chứng mới. Bạn cũng có thể gặp những triệu chứng ít phổ biến hơn. Dưới đây là những triệu chứng bạn có thể gặp trong thời gian này:

    Về thể chất:

    - Mệt mỏi, thiếu năng lượng, buồn ngủ

    - Đi tiểu thường xuyên

    - Buồn nôn, có hoặc không ói mửa

    - Thừa nước bọt

    - Táo bón

    - Ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng

    - Ghét đồ ăn và thèm một vài đồ ăn

    - Sự thay đổi ở bầu ngực: căng, nặng nề, đau, ngứa, quầng thâm (vùng sắc tố xung quanh núm vú), tuyến dầu bôi trơn nổi trội hơn, giống như da gà; một mạng lưới các đường xanh xuất hiện dưới da như nguồn cung cấp máu để nuôi dưỡng bầu ngực.

    - Tiết dịch âm đạo màu trắng nhẹ

    - Thỉnh thoảng đau đầu

    - Thỉnh thoảng thấy muốn ngất hoặc chóng mặt

    - Bụng bắt đầu tròn hơn 1 chút, quần áo bắt đầu chật hơn

    Về tinh thần

    - Cảm xúc lúc trầm lúc bổng, bao gồm việc thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, vô lý, và những phản ứng không thể giải thích được.

    - Hay nghi ngờ, sợ hãi, vui vẻ, hứng khởi, một hoặc tất cả trong số đó.

    - Một ý nghĩ nào đó về việc mang thai (liệu có thực sự có một em bé ở trong bụng hay không?)

    Bạn có thấy những thay đổi này ở bản thân không?
     
  3. tuanlinh

    tuanlinh Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    24/5/2012
    Bài viết:
    7,870
    Đã được thích:
    850
    Điểm thành tích:
    773
    oánh dấu....................................................
     
  4. haixu

    haixu 0168.692.4048

    Tham gia:
    26/9/2014
    Bài viết:
    1,992
    Đã được thích:
    335
    Điểm thành tích:
    173
    oánh dấu :)
     
  5. ngocbich125

    ngocbich125 Massage bà bầu-0916015199

    Tham gia:
    11/1/2013
    Bài viết:
    1,120
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    103
    em chuẩn bị đưa lên những thắc mắc về các triệu chứng các mẹ sẽ gặp phải trong thời gian này, cùng cách thức làm sao để giảm các triệu chứng đó. Các mẹ đợi em đến chiều nhé :)
     
  6. ngocbich125

    ngocbich125 Massage bà bầu-0916015199

    Tham gia:
    11/1/2013
    Bài viết:
    1,120
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    103
    CHỨNG Ợ NÓNG VÀ KHÓ TIÊU TRONG THÁNG THỨ 2 CỦA THAI KỲ

    “Tôi bị khó tiêu và ợ nóng suốt ngày. Nguyên nhân tại sao và tôi phải làm gì?”

    Trả lời:

    Không ai ợ nóng như cách của các bà bầu. Không chỉ có vậy, bạn có thể phải chịu đựng nó trong suốt quá trình mang thai, nhưng hạn chế mức tối đa là tốt nhất. Nó không giống các triệu chứng khác, chỉ xuất hiện vào một thời điểm nhất định, ợ nóng theo bạn suốt cả hành trình.

    Tại sao bạn luôn cảm thấy như có một ngọn núi lửa ở bên trong ngực bạn? ngay từ khi bạn mang bầu, cơ thể bạn sản xuất ra một lượng lớn các hormone progesterone và relaxin (loại hormone làm mềm và giãn cơ ở vùng bụng), nhằm thư giãn các cơ ở khắp nơi trên cơ thể, bao gồm cả đường tiêu hóa, và kết quả là, thực phẩm đôi khi di chuyển chậm hơn, dẫn đến khó tiêu và cảm giác chướng bụng, đầy hơi ở phần bụng và ngực. ợ nóng là một triệu chứng của chứng khó tiêu. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu nhưng nó lại có lợi cho bé của bạn. Sự tiêu hóa kém đi cho phép hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng qua đường máu, và sau đó thông qua nhau thai vào em bé của bạn.

    Ợ nóng là do các vòng cơ ngăn cách thực quản từ dạ dày giãn ra, giống như tất cả các cơ trơn khác trong đường ruột, cho phép thực phẩm và dịch tiêu hóa có thể quay trở lại dạ dày từ thực quản. các axit dạ dày gây kích ứng niêm mạc thực quản nhạy cảm, gây ra cảm giác rát xung quanh tim, ợ nóng lâu, mặc dù là vấn đề nhưng không ảnh hưởng gì tới tim của bạn. trong 2 tam cá nguyệt cuối cùng, vấn đề có thể phức tạp hơn bởi tử cung nở ra đè lên trên bụng bạn.

    Gần như là không có chuyện bạn không bị khó tiêu trong suốt 9 tháng. Nó chỉ là một cảm giác ít dễ chịu của thai kỳ. Tuy nhiên, có một số cách khá hiệu quả để tránh ợ nóng và khó tiêu, giảm sự khó chịu khi nó xuất hiện:

    - Chọn lựa đồ ăn: nếu đồ ăn hay đồ uống mang lại cho bạn cảm giác nóng rát (hoặc các vấn đề khác ở bụng), hãy loại bỏ nó khỏi thực đơn của bạn. Những loại thực phẩm gây ảnh hưởng nhất, và chắc chắn bạn biết loại nào ảnh hưởng nhất tới bạn, là những thực phẩm nhiều gia vị và khô, chiên, hoặc các loại thực phẩm béo, thực phẩm chế biến sẵn, chocolate, café, đồ uống có ga và bạc hà.

    - Ăn thành từng bữa nhỏ: để tránh tình trạng quá tải cho hệ thống tiêu hóa (và sự hồi phục của dịch dạ dày), nên lựa chọn ăn các bữa nhỏ thường xuyên thay vì ăn 3 bữa lớn trong ngày. Giải pháp chia thành 6 bữa ăn rất lý tưởng cho người bị ợ nóng và khó tiêu.

    - Ăn chậm: Khi bạn ăn nhanh, bạn sẽ nuốt theo nhiều không khí, điều này có thể hình thành các túi khí trong bụng của bạn. Và khi bạn ăn vội vàng có nghĩa là bạn nhai không kỹ, điều này khiến dạ dày của bạn phải hoạt động vất vả hơn để tiêu hóa thức ăn., và khiến chứng ợ nóng có nhiều khả năng xảy ra. Thậm chí khi bạn đang cảm thấy chết đói hoặc bạn đang vội, cố gắng ăn chậm, ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ.

    - Không ăn và uống cùng lúc: quá nhiều chất lỏng kết hợp với thức ăn làm trướng dạ dày, gây ra khó tiêu. Vì vậy, cố gắng bổ sung chất lỏng vào giữa bữa ăn.

    - Giữ dịch dạ dày ở đúng vị trí của nó: Khi bạn nằm ngang, dịch dạ dày hoạt động sẽ khó khăn hơn so với khi bạn đứng. để giữ chúng ở đúng vị trí (trong dạ dày), tránh ăn trong khi nằm, hoặc nằm ngay sau khi ăn, hoặc ăn một bữa no trước khi đi ngủ. Khi đi ngủ, giữ đầu, vai cao hơn khoảng 15cm có thể chống lại sự trào ngược của dạ dày. Cách khác: kê cao đầu gối, không phải eo.

    - Kiểm soát sự tăng cân: Tăng cân dần dần và vừa phải sẽ làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.

    - Không mặc đồ chật: đừng mặc quần áo chật quanh vùng bụng và eo. Sự thắt lại ở vùng bụng có thể tạo thêm sức ép, và thêm sức nóng.

    - Nhai: Nhai kẹo cao su ít đường trong nửa tiếng sau bữa ăn có thể giảm nồng độ axit dư thừa (tăng tiết nước bọt có thể làm trung hòa axit trong thực quản). Một số người tìm loại có vị bạc hà sẽ làm tăng ợ nóng, do vậy, nên chọn loại không có bạc hà.

    - Không hút thuốc

    - Thư giãn: Căng thẳng làm xáo trộn những khó chịu trong dạ dày, đặc biệt là ợ nóng, vì vậy, hãy học cách thư giãn. Có thể thử một số phương pháp bổ sung thay thế như thiền, mường tượng, phản hồi sinh học hoặc thôi miên.
     

Chia sẻ trang này