Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và thông minh. Theo các nghiên cứu, cơ quan này cung cấp hoàn toàn năng lượng cho cơ thể, góp phần quyết định tình trạng hệ miễn dịch cũng như tham gia vào sự phát triển não bộ của con người. Vì vậy, để đảm bảo cho con phát triển toàn diện, hệ tiêu hóa của trẻ cần phải khỏe mạnh. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh nắm giữ 80% miễn dịch cơ thể Các tế bào miễn dịch ở ruột chiếm tổng số 80% các tế bào miễn dịch trong cơ thể người. Hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạt hóa các tế bào miễn dịch, kích thích sự hình thành và phát triển hệ miễn dịch của trẻ em. Sự có mặt của lợi khuẩn tác dụng ngăn cản sự khu trú của các vi khuẩn khác thông qua khả năng ức chế hoặc cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong hàng rào bảo vệ của ruột. Đồng thời cơ chế tác dụng khác của lợi khuẩn là thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể thông qua IgA tiết (IgAs). Đây là thành phần quan trọng nhất và chiếm ưu thế trong bề mặt niêm mạc có khả năng chống lại các kháng nguyên, các yếu tố gây bệnh tiềm tàng, độc lực và độc tố của vi khuẩn. Hệ tiêu hóa là “bộ não thứ 2” của cơ thể Ngoài não bộ, ruột còn là cơ quan duy nhất có hệ thống thần kinh riêng. Chỉ riêng ở ruột non đã có số lượng tế bào thần kinh nhiều như ở tủy sống. Các tế bào thần kinh ruột còn giúp định hình và điều hòa cảm xúc. Các nhà khoa học đã ghi nhận, nồng độ hormone hạnh phúc serotonin ở não được điều hòa bởi số lượng vi khuẩn tại ruột trong giai đoạn đầu đời. Chức năng của não cũng phụ thuộc vào số lượng và thành phần vi khuẩn trong giai đoạn phát triển. Thực tế, ruột còn chứa nhiều chất dẫn truyền thần kinh hơn so với não. Theo các chuyên gia, trong thời kỳ phát triển phôi thai, một phần biểu mô đường tiêu hóa đã phát triển thành hệ thần kinh trung ương, trong khi phần còn lại phát triển thành hệ thần kinh ruột. Vì vậy, ruột còn được gọi là “bộ não thứ hai”. Do đường tiêu hóa có liên quan chặt chẽ đến não bộ nên các nhà nghiên cứu đã dùng cụm từ “trục não – ruột” để đề cập đến mối quan hệ của 2 cơ quan này. Cụ thể, não bộ sẽ có tác động lên các hoạt động, chức năng của ruột. Ngược lại, hệ vi sinh đường ruột cũng có ảnh hưởng đến vùng cảm xúc và hành vi ở não bộ. Mất cân bằng vi sinh – Phá vỡ hệ miễn dịch và vòng xoáy bệnh lý Mất cân băng vi sinh đường ruột sẽ dẫn đến sự teo niêm mạc và không phát triển các tế bào miễn dịch cũng như giảm tiết các kháng thể đặc biệt là cá immunoglobulin A (IgA). Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột sẽ rơi vào 1 vòng xoáy suy dinh dưỡng, ốm yếu, dễ mắc bệnh và trí não cũng bị ảnh hưởng theo. Như vậy, để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh, ít bị bệnh thì hệ miễn dịch của trẻ phải khỏe. Để có được điều này, trẻ sẽ cần có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh với một hệ vi sinh vật đường ruột cân bằng. L.Rhamosus - Đảm bảo cân bằng hệ vi sinh – Probiotic thế hệ mới Chính vì vậy, đảm bảo sự cân bằng hệ vi sinh thân thiện với đường ruột ở giai đoạn phát triển ban đầu của trẻ là yếu tố tiên quyết giúp cho trẻ có một sức khỏe tích cực trong suốt cuộc đời sau này. Gần đây, qua hàng ngàn nghiên cứu các nhà khoa học đã chứng minh tác dụng và vai trò của probiotic Lactabacillus Rhamnosus. Lactobacillus Rhamnosus (hay còn gọi là LGG) đáp ứng các yêu cầu của một chủng lợi khuẩn lý tưởng có khả năng kháng axit dạ dày và mật giúp nó tồn tại khi vận chuyển đến đường tiêu hóa dưới, khả năng cấy ghép liên tục vào tế bào biểu mô ruột của con người và khu trú trong ruột, sản xuất chất kháng khuẩn, có tốc độ phát triển nhanh và các tác dụng có lợi cho sức khỏe. Probiotics này được phát hiện năm 1985, cho tới nay hơn 30 năm Lactobacillus Rhamnosus được ứng dụng rộng rãi trong nhiều chế phẩm và mang lại hiệu quả xứng đáng là một probiotics thế hệ mới. Khi sự phát triển của trẻ chính là dinh dưỡng, miễn dịch và não bộ thì đảm bảo tương lai cho trẻ bằng chăm sóc những năm đầu đời chính là giúp bé có một đường tiêu hóa khỏe mạnh. Cho nên các mẹ hãy lựa chọn, bổ sung probiotic an toàn, hiệu quả chuyên biệt cho Trẻ sơ sinh trẻ nhỏ để cân bằng vi sinh tốt nhất cho bé.