Khác: Sự thay đổi của âm đạo trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai (P2)

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi Shop Trẻ Thơ, 12/10/2015.

  1. Shop Trẻ Thơ

    Shop Trẻ Thơ Hệ thống siêu thị dành cho mẹ và bé.

    Tham gia:
    14/4/2015
    Bài viết:
    1,094
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    103
    Tiếp theo sự thay đổi vùng kín của mẹ bầu trong thai kỳ thứ nhất, các mẹ hãy cùng xem thêm những thay đổi đáng kể của âm đạo trong những ngày tháng tiếp theo của thai kỳ nhé!

    [​IMG]
    Sự thay đổi ở vùng kín vẫn tiếp tục ở giai đoạn cuối của thai kỳ khi mẹ bầu bắt đầu có những chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và vượt cạn.

    Ở phần 1, chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều những thay đổi ở âm đạo của mẹ bầu trong thai kì thứ nhất. Các chị em hãy tiếp tục theo dõi xem trong các thai kì tiếp theo này mình sẽ còn phải đối mặt với những điều gì nhé!

    1. Sự thay đổi ở âm đạo trong thai kì thứ 2

    Giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu vẫn tăng cường sản xuất các hormone, bụng của mẹ ngày càng lớn hơn, vùng kín sẽ chịu ảnh hưởng và thay đổi nhiều hơn so với giai đoạn thai kỳ thứ nhất.

    Dễ dàng đạt được cực khoái

    Người ta thường ví von giai đoạn này như là “trăng mật thứ hai” của mẹ bầu bởi đây là thời điểm mẹ dễ dàng đạt cực khoái hơn, các mẹ sẽ có cảm giác cũng mãn nguyện hơn so với lúc chưa mang bầu. Các yếu tố khiến mẹ có thể mẹ dễ dàng đạt được cực khoái, thậm chí đa cực khoái như vậy chính là khúc dạo đầu hoàn hảo do dịch âm đạo tiết nhiều hơn, âm đạo căng phồng, các hormone estrogen và progesterone hoạt động mạnh mẽ, lưu lượng máu dồn đến vùng âm đạo.

    Giảm ham muốn

    Bên cạnh những mẹ bầu trên còn có những người "kém may mắn" hơn khi bị giảm ham muốn trong thời gian mang thai. Tình trạng này thường xảy ra ở các mẹ bầu gặp vấn đề trong thai kỳ như nhau tiền đạo, có tiền sử sảy thai, sinh non, bất túc cổ tử cung (cổ tử cung khiếm khuyết). Các mẹ bầu này sẽ nhận được khuyến cáo từ bác sĩ là không nên quan hệ khi mang thai để đảm bảo an toàn cho em bé. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng khi gặp trường hợp này mẹ nhé! Bởi tình trạng đó sẽ qua đi khi bạn sinh con và cuộc sống chăn gối của vợ chồng bạn lại trở về như bình thường.

    [​IMG]

    Nhiễm nấm âm đạo


    Khi mang thai các mẹ rất dễ bị nhiễm nấm âm đạo, bệnh này khá phổ biến trong thai kỳ. Đa số phụ nữ mang thai đều bị nhiễm nấm âm đạo ở dạng nhẹ bởi lúc này độ pH trong môi trường âm đạo thay đổi, đây là điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi, phát triển. Để hạn chế tin hf trạng này, sau khi tắm xong các mẹ bầu hãy “thả rông” âm đạo một lúc cho tự khô rồi mới mặc quần lót.

    Ngứa âm đạo

    Nhiều mẹ không bị viêm nhiễm vẫn có cảm giác ngứa âm đạo, nguyên nhân là do âm đạo luôn ẩm ướt , khó chị khi dịch âm đạo tiết qua nhiều. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên chọn loại đồ lót rộng rãi, thoáng mát để giảm cảm giác ngứa.

    Mụn cơm

    Nhiều mẹ lo lắng đến mất ăn mất ngủ khi thấy xuất hiện những nốt mụn cơm ở môi âm hộ. Bình tĩnh mẹ nhé! Đây là điều bình thường và mụn sẽ biến mất khi kết thúc thai kỳ.

    Giãn tĩnh mạch

    Tình trạng giãn tĩnh mạch có thể xảy ra với bất kỳ mẹ bầu nào, nhất là khi bụng mẹ càng ngày càng to và nặng nề hơn. Các tĩnh mạch bị giãn do phải chịu nhiều áp lực khi em bé đang dần lớn và tử cung của mẹ ngày một to hơn. Điều này gây khó khăn trong việc giúp máu tuần hoàn từ các cơ quan khác để về tim. Những vùng như trực tràng, âm hộ hay đôi chân sẽ rất dễ bị giãn tĩnh mạch. Vì vậy, nguyên nhân khiến các mẹ bầu có cảm giác ngứa hoặc đau nhói vùng kín là giãn tĩnh mạch ở âm hộ.

    2. Thay đổi trong thai kì cuối

    Sự thay đổi ở vùng kín vẫn tiếp tục ở giai đoạn cuối của thai kỳ khi mẹ bầu bắt đầu có những chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và vượt cạn.

    Âm đạo có mùi

    Âm đạo có mùi khó chịu là điều đương nhiên khi dịch âm đạo tiết nhiều. Để khắc phục tình trạng này mẹ bầu có thể vệ sinh vùng kín 2-3 lần một ngày bằng nước sạch. Các mẹ bầu nên chú ý không thụt rửa vì sẽ vô tình lấy đi những vi khuẩn có lợi bảo vệ thành âm đạo.

    Mọc mụn ở âm đạo

    Vùng kín luôn ẩm ướt do dịch âm đạo tiết nhiều là môi trường thuận lợi cho các loại mụn sinh sôi. Mẹ bầu nào bị mụn nhẹ và không gây khó chịu, chỉ cần dùng nước sạch thường xuyên vệ sinh vùng kín. Mẹ nào có tình trạng mụn tồi tệ hơn, hãy đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được tư vấn và khám.

    Liên cầu khuẩn nhóm B

    Thực tế, có khoảng 30 - 40% phụ nữ tồn tại liên cầu khuẩn nhóm B trong ruột và âm đạo. Đây là loại vi khuẩn không gây hại với mẹ bầu và cũng không lây lan qua đường tình dục nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, gây nên một số bệnh như viêm phổi, viêm màng não. Vì rất khó để phát hiện các triệu chứng, dấu hiệu liên quan đến loại vi khuẩn này nên các mẹ hãy kiểm tra trực tràng và âm đạo vào tuần thứ 35-37 của thai kỳ để phát hiện có nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hay không. Nếu bị các bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.

    Chú ý khi vỡ ối

    Các mẹ cần tuyệt đối tránh quan hệ tình dục khi đã vợ ối bởi nếu quan hệ tình dục lúc này sẽ đưa vi khuẩn vào trong tử cung, tăng nguy cơ nhiễm trùng cho người mẹ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Shop Trẻ Thơ
    Đang tải...


Chia sẻ trang này