Kinh nghiệm: Sự trái ngược trong cách dạy con của mẹ Mỹ và Thụy Sĩ

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi izing, 2/4/2015.

  1. izing

    izing Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    4/3/2015
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Cha mẹ ở Thụy Sĩ không can thiệp vào cuộc chơi của con trẻ. Nhưng bà mẹ của cậu nhóc kia có vẻ rất khó chịu. Rõ ràng, nếu như là một bà mẹ Mỹ tốt thì tôi cần phải làm điều gì đó.

    “Của mẹ đây ạ”, con gái tôi vừa nói vừa chuyển cho mẹ một đĩa cần tây chế biến sẵn. Đi kèm với đĩa cần tây này là một khay nhỏ đựng đường để chấm ăn cùng.Phải nói thêm là chúng tôi đang ăn trưa bên trong một thư viện công cộng tại Mỹ.Đúng lúc đó thì một cậu bé nhoài người sang bàn chúng tôi và túm lấy đĩa đường.Thế là con gái tôi (gấp đôi tuổi so với cậu bé kia và lớn lên trong một nền văn hóa hoàn toàn khác) giật lại đĩa đường một cách dứt khoát. “Không”, con bé quát lên.

    Cậu bé thút thít khóc phản đối nhưng con gái tôi, rất nhất quyết, chỉ lườm lại một cách nghiêm nghị để cậu bé quay trở về chỗ ngồi.

    Nếu như chúng tôi vẫn còn sống tại Thụy Sĩ, sự vụ có lẽ sẽ kết thúc tại đó. Nhưng 4 tuần trước, chúng tôi đã chuyển nhà đến Chicago. Do đó,câu chuyện ngoặt sang một chương mới. Do nền văn hóa làm cha làm mẹ quá “ấp ủ” của người Mỹ, cuộc chiến giành đồ ăn bên trong thư viện La Grange không chỉ xảy ra giữa một cô bé 3 tuổi và một cậu nhóc 18 tháng. Nó còn là cuộc chiến giữa các bà mẹ, những người đang ngồi cùng bàn với chúng.

    http://********.com/wp-content/uploads/2015/04/su-trai-nguoc-trong-cach-day-con-cua-me-my-va-thuy-si-90ef9525b7.jpg
    Ảnh minh họa.
    Khi cô con gái nhỏ của tôi giật lại đĩa đường từ tay cậu nhóc, người mẹ Thụy Sĩ (là tôi) cho rằng sự việc đến đây là xong. Các bậc phụ huynh ở Thụy Sĩ không can thiệp vào cuộc chơi của con trẻ. Nhưng bà mẹ của cậu
    nhóc kia nhướng mày lên, có vẻ rất khó chịu. Rõ ràng, nếu như là một bà mẹ Mỹ tốt thì tôi cần phải làm điều gì đó.

    “Con cần phải chia sẻ”, tôi quay sang con gái mình. “Hãy trả đĩa đường cho em và nói con xin lỗi đi”.

    Một câu nói “xin lỗi” sẽ hô biến mọi căng thẳng trong tình huống này. Người Mỹ đặc biệt thích câu “xin lỗi”.

    Nhưng con gái tôi nhất quyết không chịu nói, kể cả khi tôi thúc giục. Nó lớn lên trong một nền văn hóa mà:

    1. Không cần phải xin lỗi và

    2. Con bé không làm gì sai trước cả.

    Trớ trêu thay, sau gần 10 năm sống ở Thụy Sĩ, tôi đang ở cách đất nước mà mình đã quen với cách dạy dỗ con cái tới 5000 dặm. Tôi nên làm gì đây? Người mẹ của cậu nhóc kia tiếp tục ném cho tôi một cái nhìn thất vọng. Bực bội, tôi giật phắt đĩa đường khỏi tay con gái mình và đưa cho cậu nhóc. Nhưng cảm giác trong tôi là chuyện này sai mất rồi.”Á, á!”, con gái tôi hét lên. Nước mắt nó trào ra, nức nở như một trận sóng thần cỡ nhỏ. Trong giờ phút ấy, tôi chỉ muốn trốn đi, giả vờ như mình không hề liên quan. Nhưng tôi hiểu rằng, mình cần phải vượt qua chuyện này.

    Khi con bé đã bình tĩnh hơn, người mẹ kia và cậu nhóc tiến lại chỗ chúng tôi. Tôi sẽ phải làm gì bây giờ? Nhưng sau những gì đã xảy ra, liệu tôi có muốn làm thế hay không? Tôi do dự, nên bà mẹ kia cất tiếng. “Cháu có nói được lời xin lỗi không?”.

    Con gái tôi chỉ im lặng. Và tôi quyết định mình sẽ không thúc ép con phải xin lỗi nữa. Người mẹ kia vẫn không nhúc nhích. Tôi nói: “Tôi xin lỗi”.

    Đúng thế, chính tôi là người đã gây ra toàn bộ tình huống trớ trêu này. Nếu như tôi hành xử đúng như một người mẹ Thụy Sĩ – thay vì một người mẹ mà đất nước mới muốn tôi trở thành, cơn giận dữ của con gái tôi sẽ không ập đến. Trong khoảnh khắc đó, tôi hiểu rằng không cần biết mình đang sống ở đâu, mẹ
    vẫn là mẹ.

    Cảm thấy mãn nguyện, hoặc là đã chán ngấy với tình cảnh này, bà mẹ kia đưa trả lại đĩa đường cho con gái tôi. Cậu nhóc kia vẫn thút thít phản đối. Và con gái tôi vẫn tiếp tục lườm cậu ta.
    Nguồn : http://********.com/gia-dinh/su-trai-nguoc-trong-cach-day-con-cua-me-my-va-thuy-si.html
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi izing
    Đang tải...


Chia sẻ trang này