Thông tin: Sức mạnh của niềm tin

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi Capro, 27/3/2015.

  1. Capro

    Capro Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/3/2015
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    372
    Điểm thành tích:
    63
    Hầu hết các chủ doanh nghiệp hiện nay đều hiểu rằng nguồn lực lớn nhất tạo nên sự vững mạnh của công ty chính là nhân viên của họ, song ít người thật sự biết cách làm thế nào để kêu gọi mọi người cùng chung sức, tham gia nhiệt tình vào các chiến lược mà họ hướng đến. Trong trường đại học và các sách về thuật lãnh đạo, chúng ta được học về cách lập chiến lược, tiếp thị, phát triển sản phẩm, quản lý sản xuất… Tuy nhiên, rất ít người được biết về cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Ngay cả tôi, khi đi tìm một cuốn sách về Văn hóa doanh nghiệp cũng đã phải tìm ở nhiều hiệu sách lớn.

    Điều khiến doanh nghiệp của bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh nằm ở chính đội ngũ làm việc trong tổ chức của bạn. Có những môi trường làm việc vô cùng lộn xộn, ganh đua, tuột dốc, nói xấu sau lưng. Có một số văn hóa tạo nên kết quả tài chính ấn tượng với doanh thu cao nhưng gây ra tình trạng kiệt sức, áp lực, quá tải cho nhân viên. Một văn hóa doanh nghiệp mang lại lợi nhuận nhiều nhất, hữu hiệu nhất, bền vững nhất là nơi người ta xây dựng tầm nhìn bằng niềm tin, nơi họ duy trì công việc bằng niềm đam mê.

    Về tác động tài chính của văn hóa đối với doanh nghiệp: Trong suốt mười một năm nghiên cứu bởi các chuyên gia, sự tăng trưởng doanh thu ở các công ty có văn hóa “tích cực” phát triển trung bình là 682%, so với con số 166% của các công ty có văn hóa “yếu kém”, và sự khác biệt giữa giá tăng chứng khoán là 901% so với 74%. Như vậy, bạn phải gây ảnh hưởng thế nào đến những người khác để họ cùng tham gia vào guồng máy doanh nghiệp? Bạn nghĩ rằng khiến cho mọi người tin tưởng là điều thật dễ dàng ư? Tại sao nhân viên lại không tin tưởng bạn?

    Sẽ là một sai lầm lớn nếu nghĩ rằng bạn có thể đem lại niềm tin cho nhân viên bằng cách ra chỉ thị hay mệnh lệnh. Mỗi người khi đến làm việc cho bạn đều mang trong mình một quan điểm, nhận thức riêng. Bạn không nên trách móc nhân viên tại sao lại chán chường và không có hứng thú với những điều mà lãnh đạo yêu cầu họ làm. Thay vào đó, hãy cùng nghiên cứu vì sao nhân viên lại khư khư giữ lấy quan điểm của mình.

    Khi một nhân viên vừa bước vào công ty, nếu ngay lập tức lãnh đạo chỉnh đốn niềm tin của họ cho phù hợp với văn hóa, não bộ của họ có thể sẽ chuyển sang trạng thái tự vệ. Các nhân viên này có thể giả bộ đang nghe hoặc chấp nhận khả năng lãnh đạo của cấp trên một cách hời hợt. Vì vậy, điều trước tiên lãnh đạo cần làm là phải cho phép mỗi nhân viên cảm thấy họ là những cá nhân có giá trị, tôn trọng các quan điểm và cởi mở với các ý tưởng cũng như thông tin của họ, thậm chí là cùng chia sẻ hướng đi trước mắt. Đó là một hành động khôn ngoan.

    Một người lãnh đạo tài ba phải trả lời được câu hỏi: Khi nào nên làm gì và khi nào không nên làm gì để hỗ trợ nhân viên của mình? Đối với những nhân viên thực sự gắn kết và tham gia vào đường lối hoạt động của công ty, việc can thiệp chỉ đạo quá sâu vào công việc có thể khiến họ nghĩ rằng bạn không tin tưởng họ. Đối với những người không tin, nhiệm vụ của bạn là phải tìm cách thay đổi niềm tin ở họ. Khi văn hóa niềm tin được hình thành ở một người lãnh đạo, nó có thể tự lan tỏa sang các nhân viên khác.

    Chúng ta hãy cùng xem câu chuyện về CEO Howard Schultz của Starbucks đã truyền niềm tin cho nhân viên của mình như thế nào. Schultz đã thu hồi hệ thống quán cà phê chật vật vào năm 2008 và tái sinh nó theo con đường niềm tin. Ông khởi động bằng cuộc thẩm định tình hình hiện tại của công ty và gửi email tới tất cả các nhân viên kết quả thẩm định đó. Đồng thời, ông cũng thể hiện niềm tin chân thành rằng những nhân viên của ông có đủ tài năng để phục hồi và củng cố lại Starbucks. Tiếp theo, hành động của ông là đóng cửa 7.100 cửa hàng làm ăn kém hiệu quả và hướng dẫn toàn bộ nhân viên cách pha chế cà phê espresso một cách hoàn hảo nhất. Kết quả là giá cổ phiếu của Starbucks đã tăng 400% từ năm 2008 đến năm 2011, và không chỉ nhân viên mà cổ đông cũng học được một bài học về niềm tin. Schultz đã truyền niềm tin và cảm hứng làm việc của mình sang cho từng nhân viên và đã đạt được thành công mĩ mãn.

    Tuy nhiên, để xây dựng niềm tin ở người khác và khiến họ làm việc theo chiến lược, đường lối của công ty toàn tâm toàn ý là một việc đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Về vấn đề này, có lẽ tôi xin được trình bày cụ thể hơn ở các bài viết tiếp theo. Để xây dựng một văn hóa niềm tin trong doanh nghiệp của bạn, trước hết bạn phải luôn có niềm tin vào chính mình, vào định hướng phát triển của doanh nghiệp, hỗ trợ nhân viên hoàn thành công việc của mình một cách khôn ngoan nhất. Bạn hãy luôn ghi nhớ rằng, một doanh nghiệp với văn hóa tích cực sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh đáng kể và đạt doanh thu cao gấp nhiều lần so với một doanh nghiệp có văn hóa tiêu cực.

    Capro
    25/03/2015
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Capro
    Đang tải...


  2. vietlongjapan

    vietlongjapan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    13/10/2014
    Bài viết:
    644
    Đã được thích:
    105
    Điểm thành tích:
    83
    Có niềm tin thì mới có khả năng làm bất cứ việc gì, nếu không có niềm tin thì không bao giờ có thể thành công.
     
  3. Capro

    Capro Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/3/2015
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    372
    Điểm thành tích:
    63
    Niềm tin tạo ra sức mạnh vô song khi nó nằm trong văn hóa doanh nghiệp!
     

Chia sẻ trang này