Suy Dinh Dưỡng Ở Trẻ Em Và Cách Phòng Chống Suy Dinh Dưỡng Trẻ Em Tại Nhà

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Sunny Anh, 13/4/2018.

  1. Sunny Anh

    Sunny Anh Cá hồi khoanh Hưng Anh

    Tham gia:
    4/4/2018
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    I. SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM

    v CÁCH NHẬN BIẾT SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ
    · Trẻ bị suy dinh dưỡng thường chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân.
    · Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi, đứng.
    · Trẻ biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt, các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần.
    · Trẻ thường hay mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy và viêm đường hô hấp.

    [​IMG]

    v TRẺ NÀO DỄ BỊ SUY DINH DƯỠNG NHẤT?
    · Trẻ từ 6 đến 24 Tháng
    · Trẻ không được bú sữa mẹ
    · Trẻ sinh nhẹ cân hoặc sinh đa thai
    · Trẻ ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém
    · Trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn (như sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp)

    v NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ SUY DINH DƯỠNG
    · Sự hiểu biết sai về cách nuôi dưỡng trẻ ở các bà mẹ: Họ cho rằng trẻ nhỏ cần ăn ít, ăn theo người lớn 2-3 bữa là đủ, thực ra dung tích dạ dày của trẻ là có hạn nên ngoài bữa chính với gia đình, trẻ cần được ăn thêm 2-3 bữa phụ như sữa, cháo, chè, chuối...
    Ngoài ra, các bà mẹ còn cho rằng nên cho con ăn cơm sớm để con cứng cáp,nhưng thực chất sau 2 tuổi thì trẻ mới đủ răng sữa để nhai tốt. Họ không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn hoa quả, nhưng khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung là có thể cho ăn thêm nước hoa quả tươi nghiền. Họ không chú ý cho trẻ uống đủ nước, như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng cơ thể và quá trình tiêu hoá bình thường của trẻ.
    · Người mẹ bị suy dinh dưỡng: người mẹ trước và trong khi mang thai ăn uống không đầy đủ dẫn đến bị suy dinh dưỡng và có thể sinh ra con nhẹ cân, còi cọc. Đứa trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau này.
    [​IMG]

    v NGUY CƠ CỦA TRẺ BỊ SUY DINH DƯỠNG
    · Trẻ bị suy dinh dưỡng dễ bị nhiễm khuẩn, vì trẻ thường thiếu vitamin A, C – những chất quan trọng đối với sự tăng trưởng, miễn dịch, chống ôxy hoá, phát triển tế bào biểu mô. Vì vậy chức năng bảo vệ của da và niêm mạc giảm, trẻ dễ bị quáng gà, khô mắt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, sởi, tăng nguy cơ rối loạn tiêu hoá, phân sống, tiêu chảy.
    · Trẻ suy dinh dưỡng dễ phạm tội khi lớn lên, vì trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng những năm đầu đời có nguy cơ trở nên hung dữ và thù địch với xã hội trong thời kỳ thơ ấu và trong những năm ở lứa tuổi thiếu niên.

    II. CÁCH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM TẠI NHÀ
    1. Chăm sóc ăn uống của phụ nữ có thai để đạt mức tăng cân 10-12kg trong thời gian có thai. Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván.
    2. Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ sau sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.
    3. Cho trẻ ăn bổ sung (ăn dặm) từ tháng thứ 5. Tô màu dĩa bột, tăng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng). Ăn nhiều bữa.
    4. Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt / acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một năm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh.
    5. Thiết lập bữa ăn cân bằng đủ 4 nhóm chính, ngoài cơm (cung cấp năng lượng), còn có rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá thịt trứng (cung cấp chất đạm, béo), canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ngon miệng.
    6. Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ăn không là nguồn lây bệnh.
    7. Lập biểu đồ dinh dưỡng để theo dõi sức khoẻ của trẻ.
    [​IMG]
    Dù thế nào, một chế độ dinh dưỡng đúng và đủ cũng sẽ là nền tảng cơ bản cho sự phát triển trí não và thể chất của trẻ. Và cá hồi đặc biệt siêu tốt đối với trẻ em, là một trong những thực phẩm có hàm lượng omega 3 cao, chứa canxi, vitamin D và folate. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cá hồi còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và hoạt động của các tế bào não. Giúp bé thông minh hơn, đẩy lùi rối loạn tăng động, mất tập trung (ADHD, cho bé đôi mắt khỏe và sáng hơn, cơ bắp chắc khoẻ đồng thời gia tăng sức khoẻ tim mạch cho bé. Đây là một nguồn cung cấp dinh dưỡng lành mạnh bậc nhất mà các mẹ nếu biết sớm sẽ không bỏ qua để bổ sung dinh dưỡng cho con. Các mẹ tham khảo thêm tại:
    https://goo.gl/ZXFyTs

    Nguồn: Sưu tầm
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Sunny Anh
    Đang tải...


  2. levulananh

    levulananh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    16/3/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    cảm ơn mn nhiều
     
  3. lPhuong83

    lPhuong83 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/10/2018
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    thông tin rất có ích. cám ơn đã chia sẻ ah
     
  4. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    cảm ơn mn đã chia sẻ ạ
     
  5. Ninolac

    Ninolac Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    3/1/2014
    Bài viết:
    1,067
    Đã được thích:
    222
    Điểm thành tích:
    103
    người mẹ trước và trong khi mang thai ăn uống không đầy đủ dẫn đến bị suy dinh dưỡng và có thể sinh ra con nhẹ cân, còi cọc.
     
  6. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,337
    Đã được thích:
    924
    Điểm thành tích:
    773
    thông tin rất có ích. cám ơn đã chia sẻ ah
     

Chia sẻ trang này