Suy nghĩ về “lương y như từ mẫu” (Gs NTV)

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi tuanbacsy, 26/12/2013.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. tuanbacsy

    tuanbacsy Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/9/2013
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Mỗi lần đề cập đến y đức ở VN thì có người thích trích dẫn câu “lương y như từ mẫu”, được cho là câu nói của cụ Hồ. Tôi không rõ ông cụ nói câu đó trong bối cảnh nào, nhưng mới nghe qua thì cũng có lí. Tuy nhiên, nghĩ kĩ lại, nhất là trong thời đại y học thực chứng, thì câu nói đó cần phải bàn thêm cho thấu đáo.

    Câu “lương y như từ mẫu” có nghĩa là gì? Tôi hiểu câu đó hơi … máy móc một chút. Trước hết là hai chữ “lương y”, theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là “thầy thuốc giỏi”. Thật ra, trong dân gian nói đến lương y, người ta người hành nghề chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Kế đến là hai chữ từ mẫu, dĩ nhiên có nghĩa là mẹ hiền. Như vậy, câu lương y như từ mẫu có thể hiểu là người thầy thuốc cổ truyền giỏi như là một người mẹ hiền. Điều thú vị là tôi thấy nhiều người hành nghề chữa bệnh theo y học cổ truyền được hay tự gọi là "lương y". Tuy nhiên, bác sĩ ngày nay không giống như "lương y" thời xưa, ít ra là về mặt đào tạo và khoa học tính. Nhưng theo cách hiểu của thời đại y học phương Tây ngày nay, người ta cũng hiểu câu đó là người bác sĩ tốt cũng như là một bà mẹ hiền.

    Thời đại ngày nay, bác sĩ hành nghề theo nguyên lí của y học thực chứng (evidence based medicine hay EBM hay EBP). Một cách ngắn gọn, nguyên lí này phát biểu rằng việc chăm sóc sức khoẻ phải dựa vào những chứng cứ khoa học tốt nhất cộng với kĩ năng của người bác sĩ và giá trị / kì vọng của bệnh nhân. (Nói thêm một chút: thoạt đầu khi đề xướng EBM, người ta lúng túng không biết dùng chữ gì, có người đề nghị là “science based medicine”, nhưng tranh luận mãi, người ta lấy chữ “evidence based medicine” làm danh hiệu dù biết rằng cách gọi như thế chưa thoả đáng).

    Y học thực chứng trong thực tế là một cuộc cách mạng y học, theo sau mô hình RCT (randomized controlled trial) của Bradford Hill. Nói cách mạng là vì nó làm thay đổi nhận thức về y học và mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân. Ngày xưa, kiến thức về y học và điều trị nằm trong … đầu của người thầy thuốc, những ý kiến họ phán được xem là chân lí và không được cãi. Ngày nay, kiến thức là dữ liệu và chứng cứ từ nghiên cứu khoa học và có thể thay đổi theo thời gian, bệnh nhân có quyền chất vấn bác sĩ về chứng cứ nếu thấy chưa thoả đáng. Ngày xưa, kĩ năng lâm sàng được xem là bán huyền bí, là thứ “trời cho”. Ngày nay, kĩ năng lâm sàng cần phải được đặt dưới lăng kính khoa học và định lượng thường xuyên để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Mối quan hệ bác sĩ – bệnh nhân ngày xưa có thể xem như là mối quan hệ gia trưởng, mà trong đó bác sĩ là người thầy (thậm chí bậc cha mẹ) ra lệnh cho bệnh nhân, quyết định phương án điều trị. Nhưng ngày nay, mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân dựa trên tinh thần mà tiếng Anh gọi là partnership, mà theo đó bệnh nhân và bác sĩ cùng đóng vai trò quyết định về phương án điều trị dựa vào chứng cứ tốt nhất.

    Xin thuật lại một kinh nghiệm làm bệnh nhân của tôi. Vài tháng trước, sau một chuyến công tác xa về, chân phải của tôi bị phù và tôi nghĩ cần đến sự chú ý của y khoa. Qua giới thiệu của một đồng nghiệp, tôi gặp một anh bác sĩ chuyên về vascular medicine. Anh ta đề nghị tôi đi làm siêu âm, kết quả -ve (chẳng thấy gì) dù kĩ thuật viên rất cẩn thận với “người nhà” của bệnh viện. Tôi cầm kết quả và bàn với anh bác sĩ, chúng tôi bất đồng ý kiến về chẩn đoán, và thế là anh ấy lại đề nghị tôi đi làm một xét nghiệm tương đối xâm phạm. Tôi hỏi anh ấy là có chứng cứ gì để cho thấy xét nghiệm này nó có “incremental value” hơn cái siêu âm, thì anh ấy hơi lúng túng và nói sẽ xem lại. Ngày hôm sau, anh ấy điện thoại cho tôi và vui vẻ tìm ra rồi, có cái paper này nói rằng xét nghiệm anh ta đề nghị có thể giúp cho việc chẩn đoán tốt hơn. Tôi vội vàng in cái paper đó ra đọc, nhưng không thấy kết quả như anh ấy nói, và phương pháp nghiên cứu cũng khá … tào lao. Thế là chúng tôi lại bất đồng ý kiến, và tôi không chịu làm xét nghiệm xâm phạm đó. Cuối cùng thì anh ấy cũng theo quyết định của tôi. Vài tuần sau, sau vài phiên tập thể dục thì chân hết phù cho đến nay. Tôi nghĩ anh ấy là một bác sĩ giỏi, rất cẩn thận, rất ân cần với tôi, nhưng “nhân vô thập toàn” nên quan điểm cá nhân của anh ấy khác với quan điểm của tôi. Trong mối liên hệ giữa tôi và anh bác sĩ đó, anh ấy không thể và không bao giờ là “từ mẫu” của tôi.

    Hiểu theo nghĩa trên, tôi nghĩ câu “lương y như từ mẫu” khó có thể áp dụng cho y học hiện đại. Khi đã nói “từ mẫu” là gián tiếp đặt vị trí của người thầy thuốc trong vai trò của người mẹ, cấp trên, gia trưởng. Người mẹ dù hiền đức vẫn là người có thể ra lệnh cho con, dù thương con vẫn có thể cho roi cho vọt. Người thầy thuốc (hay bác sĩ) thời xưa thì có thể là người ra lệnh cho bệnh nhân, nhưng ngày nay, trong thế giới y học thực chứng và bình đẳng thì bác sĩ là người ra khuyến nghị. Do đó, vai trò và chức năng của người thầy thuốc khó có thể so sánh với “từ mẫu”. Có thể (chỉ “có thể” thôi) vai trò của người y tá, nay gọi là “điều dưỡng”, thì mới tương xứng và so sánh với hành vi của người mẹ hiền.

    Câu “lương y như từ mẫu” có thể xem là một cách ví von hay về từ ngữ, nhưng ý nghĩa thì khó mà phù hợp với y học hiện đại dựa vào nguyên lí của y học thực chứng. Tôi biết nói ra những suy nghĩ này là đi ngược lại tư duy đã ăn sâu vào nhiều bạn bè và đồng nghiệp, và không chừng sẽ bị chỉ trích, nhưng tôi nghĩ trong thực tế khó có một “chân lí” nào là vĩnh cửu.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tuanbacsy
    Đang tải...


  2. Duocvna

    Duocvna Ươm mầm tương lai

    Tham gia:
    7/1/2014
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Suy nghĩ về “lương y như từ mẫu” (Gs NTV)

    Câu “lương y như từ mẫu” có thể xem là một cách ví von hay về từ ngữ, nhưng ý nghĩa thì khó mà phù hợp với y học hiện đại dựa vào nguyên lí của y học thực chứng. - Rất hay bạn ạ!
     
  3. dungnghia

    dungnghia Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/10/2012
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Suy nghĩ về “lương y như từ mẫu” (Gs NTV)

    lương y như từ mẫu là 1 khái niệm quá xa xỉ với các bác sĩ hiện nay
     
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này