Tranh luận: Ta Có Đang Dãn Nhãn Trẻ?

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi Hương Nguyễn Montessori, 21/7/2021.

  1. Hương Nguyễn Montessori

    Hương Nguyễn Montessori Hương Nguyễn Montessori

    Tham gia:
    21/7/2021
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Hàng ngày, những ngôn từ giao tiếp của chúng ta nói chuyện với trẻ em theo dạng câu: Quan sát hành vi hay đang dán nhãn trẻ?

    Chúng ta cùng review nhé.
    Quan sát hành vi: hành vi của trẻ diễn ra (ví dụ như đổ nước ra nhà): Quan sát thế nào thì nói như vậy, có thể dùng danh từ, động từ để mô tả sự thật hiển nhiên. (Cô nhin thấy.../ Cô cảm thấy không vui khi...)
    Dán nhãn: Là những phán đoán về tính cách và hành vi, là gán cho hành vi của ai đó một cái tên nhất định.

    Chúng ta thử lấy một vài ví dụ về dán nhãn nhé:
    Một em bé nghe thấy tiếng bước chân mẹ về, chạy vội ra lấy cốc rót nước chờ mẹ ở cửa cho mẹ bất ngờ. Nào đâu, do vội quá nên ngã, nước tung toé và khóc um lên.

    Mẹ mở cửa vào, thấy cảnh tượng như vậy sẽ dễ dàng “dán” cho hành vi này của bé: vụng về, bé nghịch, sự thất vọng...tệ nữa nữa là bé sẽ ăn vài cái vào mông. Có thể cha mẹ không có lỗi. Sự bùng phát cảm xúc và phán xét ấy xuất phát từ việc họ phải làm việc vất vả, kỳ vọng nhiều ở con, không làm chủ cảm xúc của mình. Hoặc do bị ảnh hưởng từ thế hệ trước.

    Còn em bé, sau sự dán nhãn đó, bài học bé thu về là gì? Mỗi khi thể hiện tình yêu thương, bé có thể bị mắng. Người lớn dễ dàng buông lời phán xét bé như thế, và đây cũng có thể là cách bạn ấy ứng xử với mọi người khi lớn lên.

    Bạn còn nhớ chuyện “Thầy bói xem voi” chứ? 5 ông thầy nhìn con voi theo những cách khác nhau và đều khăng khăng mình đúng. Gắn cho con voi đó thành 1 khái niệm của riêng mình, vì lý do đơn giản là các ông thầy nhìn thế giới khác nhau dựa trên kinh nghiệm của bản thân. Ông nào cũng nghĩ là đúng.
    Thật dễ để một người lớn dán nhãn một em bé, vì kinh nghiệm sống đã khiến chúng ta luôn đúng, ít nhất là với một em bé.

    - Cách thể hiện sự tin tưởng thế giới xung của một em bé 7 - 30 tháng có sự bám “mẹ”. Sự bám ấy khiến em bé tin rằng thế giới đang hỗ trợ mình, luôn có người thân ở bên mỗi khi con khám phá hay bước sang một giai đoạn mới. Đến một nơi mới, gặp một người mới, bỗng dưng bé bám hơn bình thường.

    Góc nhìn của người lớn thì sao? Chúng ta đã “dán nhãn” và có thể đã phán xét về hành động của bé như thế nào? Bé không tự tin, bé phiền phức, cho bé bám thì lớn lên có nhát không? Mẹ không biết dạy nên bé bám...

    - Cách mà trẻ bắt đầu xây dựng giới hạn với mọi người xung quanh chính là có giai đoạn giữ đồ, không muốn chia sẻ. Giai đoạn “thần giữ của”.
    Ở góc nhìn của người lớn, mà không chấp nhận rằng: bé sẽ “ích kỷ” trước khi biết bao dung, chia sẻ. Họ sẽ dán nhãn gì: lại giữ đồ rồi/ không biết ai dạy mà hư thế/ lớn lên cứ thể này sẽ trở thành người ích kỷ nên không cho phép bé được như vậy.
    Dấu hiệu thường thấy khi chúng ta buông lời dán nhãn em bé/ ai đó, chúng ta dùng câu có các tính từ, trạng từ để phán đoán, suy diễn:
    Con lại khóc rồi đấy!
    Con ố à làm đổ đồ thôi!
    ʟúᴄ ɴàᴏ ᴄᴏɴ ᴄũɴɢ mè nheo ỉ ôi thế! Sao mà hư thế không biết!
    Con làm cái gì mà ế!
    Các từ: lại / lại như thế / suốt ngày / như thế nữa / lúc nào cũng như “mũi tên” khiến người nghe không cần cố gắng thêm nữa.

    Lý thuyết là vậy, nhưng để nhìn, quan sát em bé, nói ra quan sát đó, chỉ ở hiện tại thôi. Là không đơn giản tí nào. Vì sự dán nhãn, phán xét này đã đi vào vô thức của chúng ta rồi, chúng ta nghe nhiều khi còn nhỏ. Chúng ta nghe lúc chúng ta đi học: Bạn này hư lắm nhé, lại nhuộm tóc khi đi học đấy. Bạn này ngoan quá, lúc nào cũng học giỏi…
    Hồi mới làm giáo viên, mình cũng bị khủng hoảng luôn.

    Trong lớp, mỗi bạn một vấn đề. Mỗi khi đầu mình có những ý nghĩ phán xét bọn trẻ, nghĩ xong đã mệt xừ rồi.
    Bạn ấy “lại” “Lại”... khiến mình cũng tin rằng hành vi đánh bạn, làm rơi đồ của bạn này, bạn kia là không bao giờ kết thúc vậy. Suy nghĩ đó làm ảnh hưởng tới hành vi của mình tới bọn trẻ.

    Vậy làm thế nào để chuyển dần từ dán nhãn sang quan sát hành vi, mình thấy có mấy thứ cơ bản như sau:
    1/ Chấp nhận sự phát triển của trẻ từng thời kỳ.
    Hoa đến kỳ hoa nở, hạt cây táo sẽ lớn thành cây táo...trẻ em mỗi giai đoạn sẽ có sự phát triển tâm lý khác nhau mà ta nên tìm hiểu và học cách chấp nhận. Thay vì căng thẳng, hãy tìm cách cho trẻ thoả mãn một cách hợp lệ thông qua vui chơi. Ví dụ:
    - Trẻ 0-1 tuổi: khám phá bằng miệng (bú, mút, cắn) và khám phá bằng tay (xoa, bóp, vân vê, vẽ, chọc, ném…). Giai đoạn này trẻ đang hình thành niềm tin cơ bản với thế giới, nên sự chăm sóc bằng tay, sự lặp lại về môi trường và người chăm sóc sẽ giúp con hình thành cảm giác an toàn.
    - Trẻ 1-3 tuổi: yêu thích sự độc lập, trình tự. Giai đoạn này trẻ phát triển niềm tin và tình yêu với chính bản thân, nên hãy tạo “công ăn việc làm” trong nhà để con được đóng góp…

    2/ Quan sát hành vi = nói cho trẻ nghe những thứ đang nhìn thấy, cảm nhận thấy ở thì hiện tại. Sử dụng thông điệp Tôi ( I- message), thông điệp từ người nói để ghi nhận vấn đề đang diễn ra. Mô tả sự thật hiển nhiên.
    Vâng, là em bé ở hiện tại. Chứ không phải là em bé của quá khứ (dùng từ “lại” nghĩa là đầu chúng ta đã tua 1 hoạt hình ảnh mấy hôm trước, tuần trước rồi).

    Cô nhìn thấy nước đang đổ ra ở đây. Chúng ta làm gì để sàn khô bây giờ?
    Cô thấy không vui khi trên sàn có nhiều giấy vụn. Cô cần một nhóm các bạn cùng đi dọn sạch.
    Dừng lại. Cô không đồng ý khi con đánh vào tay cô như thế. Cô đang rất đau ở tay đấy.
    Hai gạch đầu dòng phía trên có đủ để ta giải quyết tình huống không? Mình nghĩ là chưa.
    Với trải nghiệm cá nhân, mình nghĩ là đủ để ta nhìn nhận em bé như một cá thể độc lập, có giai đoạn phát triển riêng và ta cần tôn trọng giai đoạn đó. Hiểu thì mới chấp nhận được những hành vi đó.

    Ngay khi mình dùng I - message, não mình đã “bớt mệt” khi suy diễn đủ kiểu về em bé đó rồi. Riêng việc đó đã khiến mình bình tĩnh hơn để đồng hành cùng con vấn đề đang diễn ra ở hiện tại.
    Ở hiện tại.
    Và, trẻ em thì luôn sống ở hiện tại.
    “Nếu chúng ta bớt phán xét nhau một chút và chấp nhận nhau nhiều hơn thì có lẽ cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều” -Edward.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hương Nguyễn Montessori
    Đang tải...


Chia sẻ trang này