Tác dụng của các cây thuôc quý

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi mebi33, 23/11/2012.

  1. mebi33

    mebi33 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/11/2011
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    83
    Đinh lăng - Cây thuốc tăng lực

    Ngày xưa, nhân dân thường lấy lá non của cây đinh lăng để ăn gỏi cá nên còn gọi là cây gỏi cá.

    Cây đinh lăng thường được trồng ở các đình chùa, trước sân nhà làm cảnh bởi lẽ có dáng cây, kiểu lá đẹp xum xuê và quanh năm xanh tốt. Ngày xưa, nhân dân thường lấy lá non của cây đinh lăng để ăn gỏi cá nên còn gọi là cây gỏi cá.

    Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L...) Harms, cùng họ với cây nhân sâm (sâm Triều Tiên) nổi tiếng (họ Araliaceae). Đinh lăng là một loại cây nhỏ, sống nhiều năm, cao từ 0,8-1,5m, thân nhẵn không có gai và phân nhánh nhiều. Lá kép 3 lần xẻ lông chim, dài 20-40cm. Phiến lá kép có thùy sâu và mép có răng cưa không đều. Vò ra lá có mùi thơm. Cụm hoa là một khối hình chùy ngắn, gồm nhiều tán đơn hợp lại. Mỗi tán mang nhiều hoa nhỏ có cuống ngắn. Hoa 5 cánh trắng hình trứng, dài 2mm có 5 nhị với chỉ nhị ngắn và mảnh, bầu dưới có 2 ô có rìa trắng nhạt. Quả dẹt màu trắng bạc dài 3-4mm, dày 1mm, mang vòi tồn tại.

    Khoảng 40-50 năm trở lại đây, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chú ý đến tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ thể của nhiều cây cùng họ với cây nhân sâm. Một số cây trong họ này cho những vị thuốc bổ nổi tiếng và được dùng từ lâu đời trong nhân dân ta như nhân sâm, ngũ gia bì, tam thất... Đinh lăng cũng có tác dụng bổ như nhiều cây họ hàng với nó. Ngày xưa vào dịp hội hè thường tổ chức thi đấu vật, trước khi thi đấu các đô vật hay vò lá đinh lăng với nước để uống cho tăng sức dẻo dai, vật lâu không mệt.

    Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, lấy ở những cây trồng từ 3 năm trở lên. Người ta thường đào lấy rễ cây đinh lăng vào mùa thu hay mùa đông vì lúc này hoạt chất tập trung ở rễ và rễ mềm hơn. Rễ đào về đem rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm rượu, gừng và sao cho thơm. Ngoài rễ ra, người ta còn dùng cả thân và lá đinh lăng.

    Những năm trước đây các nhà khoa học nước ta (Viện Y học quân sự) cũng có nhiều công trình nghiên cứu dùng đinh lăng làm thuốc tăng lực, tăng khả năng lao động cho người có kết quả tốt. Làm thuốc bổ gây ăn ngon miệng, ngủ tốt, tăng cân, giúp cơ thể chóng hồi phục sau khi mổ, ốm nặng.

    Đinh lăng dùng khá an toàn. Liều trung bình là 0,25-0,50g một lần, ngày uống 2-3 lần, dùng dưới dạng thuốc bột (sao thơm, tán nhỏ, rây bột mịn), thuốc viên, hoặc rượu thuốc.

    Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy đinh lăng có tác dụng an thần và làm tăng tác dụng của thuốc chống sốt rét. Trong nhân dân có nơi còn dùng rễ đinh lăng để chữa ho, thông tiểu, thông sữa và chữa kiết lỵ. Hoặc dùng lá đinh lăng giã nát để đắp vết thương. Song cần chú ý phân biệt cây đinh lăng lá nhỏ hay cây gỏi cá nói trên với mấy cây tương tự như: đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ... tác dụng tăng lực yếu, không bổ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mebi33
    Đang tải...


  2. cachua_nam

    cachua_nam FB: Nguyễn Thanh Vân

    Tham gia:
    27/1/2010
    Bài viết:
    6,988
    Đã được thích:
    1,627
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tác dụng của cây đinh lăng

    Cây đó ngâm rượu cũng rất tốt, cảm ơn chủ top.
     
  3. pnam

    pnam Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    17/3/2011
    Bài viết:
    6,641
    Đã được thích:
    1,391
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tác dụng của cây đinh lăng

    rễ cây đinh lăng trồng lâu năm có những thành phần tương đương với sâm đấy các mẹ ah
     
    me_soctx thích bài này.
  4. mebi33

    mebi33 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/11/2011
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Tác dụng của nấm lim xanh

    ________________________________________
    TÁC DỤNG Y HỌC CỦA NẤM LIM XANH (LINH CHI LIM XANH)


    ĐỂ TÌM HIỂU MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ NẤM LIM XANH XIN BẤM VÀO: WWW.LIMXANH.NET

    Nấm Lim Xanh - Linh Chi - Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr) Karst, thuộc họ Nấm lim - Ganodermataceae.
    Nấm Lim Xanh còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung.
    Nấm Lim XanhNấm Lim Xanh (Linh Chi Việt) là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng làm thuốc. Trong "Thần nông bản thảo" xếp Nấm Lim Xanh vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm; trong "Bản thảo cương mục" coi nấm Lim Xanh là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày).
    Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa làm tăng tuổi thọ.

    *Mô tả:
    Nấm một năm hoặc nhiều năm có thể có dạng mũ với một vài cuống dài đính lệch về phía bên. Các tầng ống tròn. Lớp vỏ trên của mũ và cuống có màu sơn bóng đỏ hoặc vàng, xám đỏ hay đen. Bào tử hình trứng, có hai lớp vỏ (lớp ngoài nhẵn, lớp trong sần sùi) với một đầu tù.

    1/ Thành phần hóa học chính của nấm Lim xanh tươi gồm có:
    Từ 12 tới 13% nước, từ 13 đến 14% ligin, từ 1,6 đến 2,1% chất nito, từ 0,08 tới 0,1 chất phenol, 0,022% tro, từ 54% tới 56% gllulose, từ 1,9% tới 2.0% chất béo, từ 4% tới 5% chất khử, từ 0,14% tới 0,16% hợp chất steroid. Ngoài ra còn có các chất acid amin, protein, saponin, steroid, dầu béo, và nhiều men. Trong nấm còn có chất germanium mà hàm lượng cao hơn trong nhân sâm đến 5-6 lần.


    2/ Tinh vị và Tác dụng:
    Nấm Lim xanh vị nhạt, tính ấm, có tác dụng tu bổ cường tráng. Chât germanium giúp khí huyết lưu thông, làm tăng sức cho tế bào hấp thu oxy mạnh hơn. Lượng polysacharit cao cuả Nấm Lim Xanh làm tăng sự miễn dịch của cơ thể, làm mạnh gan, cô lập và diệt các tế bào ung thư. Acid ganodermic có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.

    3/ Công dụng
    Nấm Lim xanh thường dùng để trị:
    a. suy nhươc thần kinh, chóng mặt, mất ngủ.
    b. viêm khí quản mãn tính, bệnh ho lao do nhiễm bụi silic.
    c. viêm gan, huyếp áp cao.
    d. đau mạch vành tim.
    e. đau dạ dày, chán ăn.
    f. thấp khớp, thống phong.
    g. làm tăng sự miễn dịch của cơ thể, làm mạnh gan, cô lập và diệt các tế bào ung thư. Acid ganodermic có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.

    *Chế phục mỡ trong máu ( cholesterol control)
    Mỡ trong máu cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim. Không biết bao nhiêu chương trình nghiên cứu cho biết bệnh nhân nào có nhiều chất mỡ xấu trong máu (LDL) nếu dùng ‘statin drugs” sẽ giảm đươc bệnh tim đột xuất (heart attacks) từ 25% tới 50%.

    * Chống oxyhoá (antioxidant activity)
    Trước kia ai cũng nghĩ là không có gì đáng bàn tới trong vụ chống oxy hoá trong cơ thể, nhưng mới đây bác học thấy trong loại nấm này có chất Lergothioneine, một chất chống oxy hoá chỉ tìm thấy trong Nấm Lim Xanh

    * Nấm Lim Xanh chữa bệnh Gan
    - Nhóm sterois giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp choleterol, trung hoà vi rút, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ..
    * Nấm Lim Xanhchữa bệnh ung thư:
    Theo tài liệu “The Healing Power of Mushrooms” của Giáo sư Robert B.Beelman thuộc Đại học Pennsylvania thì trong Nấm Lim Xanh còn có nhiều hóa chất kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, các hóa chất đó là:
    - Letinan (trong shiftake) Kết qủa tìm thấy trong các phòng thí nghiệm ,nếu dùng chất này các tế bào miễn nhiễm như T và B-lymphocyte của động vật đươc thử tăng trưởng và đàn áp sự tăng trưởng của các ung thư bướu (suppress tumor development).
    - Aromatase inhibitor đàn áp chất men aromatase (enzyme aromatase) chất này biến androgen đưoc coi là kích thích tố dương ( male hormone) trở thành estrogen đuợc coi là kích thích tố âm (female hormone). Làm hạ kích thích tố âm sẽ làm giảm nguy cơ gây ra ung thư tiền liệt tuyến (prostate) và một vài loại ung thư vú.
    - Aromatase inhibitor có rất nhiều trong Nấm Lim XanhCrimini và Portobello.
    - Alpha reductase.Một loại men (enzyme) thấy trong nấm Lim xanh. Chất này ngăn chặn sự biến thể của testosterone thành dihydrotestosterone (DHT) một loại kích thích tố khởi xướng ra bệnh ung thư tiền liệt tuyến (prostate).
     
    Sửa lần cuối: 24/11/2012
    me_soctx thích bài này.
  5. mebi33

    mebi33 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/11/2011
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Tác dụng của cây diếp cá

    Nhiều tác dụng quý của rau diếp cá
    Diếp cá từ lâu đã được y học cổ truyền dùng chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa... Gần đây, Tây y cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của nó như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư.
    Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong cây diếp cá có chất decanoyl - acetaldehyd mang tính kháng sinh, có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, E.coli, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn leptospira.

    Nó cũng có tác dụng đối với virus sởi, herpes, cúm và cả HIV, do tác động vào vỏ bọc protein của virus. Diếp cá còn diệt ký sinh trùng và nấm.

    Chữa kinh nguyệt không đều: Cây diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.

    Chữa viêm âm đạo: Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho thuốc vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước ngâm, rửa chỗ đau.

    Ngày làm 1 lần, cần làm trong 7 ngày liền.

    Chữa viêm tuyến vú: Lá diếp cá 30g (dùng lá tươi), lá cải trời 20g. Rửa sạch hai thứ lá trên, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy một bát nước thuốc, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, cần uống 5 ngày liền.

    Bên ngoài dùng 2 hạt gấc, bỏ vỏ cứng giã nát, cho 1 thìa canh giấm ăn vào hòa đều bôi vào chỗ đau, ngày bôi 3 lần, cần bôi 5 ngày liền.

    Chữa mụn nhọt sưng đỏ: Lá diếp cá ăn sống, ngoài ra dùng một nắm nhỏ giã nát đắp vào mụn nhọt.

    Chữa trĩ: Hằng ngày nên ăn sống diếp cá, ngoài ra có thể dùng lá diếp cá nấu nước để xông, ngâm, rửa lúc thuốc còn nóng. Bã còn lại dịt vào hậu môn.

    Chữa bệnh viêm tai giữa, viêm tuyến vú: Lá diếp cá khô 20g, táo đỏ 10g, nước 60ml sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.

    Chữa viêm phế quản: Lá diếp cá, cam thảo đất mỗi thứ 20g. Sắc đặc uống dần trong ngày.
     
    Sửa lần cuối: 24/11/2012
    me_soctx thích bài này.
  6. me_soctx

    me_soctx Một ngày..Tớ giúp đc bạn!

    Tham gia:
    4/10/2012
    Bài viết:
    2,151
    Đã được thích:
    663
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Tác dụng của các cây thuôc quý

    Uống trà Vằng để giảm béo bụng

    "Dây cẩm văn" thực ra là một tên gọi khác của cây "chè vằng", cây còn có rất nhiều tên gọi khác, như "chè cước man", "cây dâm trắng", "dây vắng", "mổ sẻ", "dây vàng trắng", "bạch hoa trà", "giả tố hinh", tên khoa học là Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài (Oleaceae).

    Chè vằng là một cây nhỏ, thường thấy cây mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre, hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, thân và cành đều nhẵn, có thể vươn cao 1-1,5m, vươn dài tới 15-20m (vì vậy một số nơi gọi nó là "dây"). Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trên có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (cỡ bằng hột ngô), khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc, mùa quả chín tháng 7-10.


    Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, từ Nam chí Bắc. Tại miền Bắc có ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng, vì dây vằng vừa dẻo lại dai.

    Để sử dụng làm thuốc, có thể hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô để dành.

    Về tác dụng của lá chè vằng:

    - Theo Đông y: Chè vằng có vị hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết, tiêu viêm.

    - Dân gian từ xưa thường dùng lá chè vằng sắc nước cho phụ nữ uống thay nước sau khi sinh đẻ, giúp ăn ngon cơm, phòng các chứng hậu sản và mau chóng phục hồi sức khỏe. Có nơi dùng lá nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Tại miền Nam, dân gian còn dùng lá chữa sưng vú, chữa rắn cắn; rễ mài với giấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Một số người còn dùng lá chữa viêm ruột, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa và thấp khớp hay bị thương đau nhức.

    - Bệnh viện Thái Bình từng làm kháng sinh đồ, để so sánh tác dụng của chè vằng với penixilin 1 đơn vị quốc tế trong 1ml và streptomyxin 20γ trong 1ml, cloroxit 50γ trong 1ml, nhận thấy: Chè vằng có tác dụng kháng sinh mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn (Staphyllococcus) và liên cầu khuẩn tan huyết (Streptococcus hemolytique).


    Mấy năm gầy đây, chúng tôi cũng nghe nói, một số đấng mày râu đã dùng chè vằng sắc nước uống để giảm béo bụng, kết quả rất tốt. Tuy chè vằng có độ độc thấp, nhưng theo chúng tôi nghĩ, nếu muốn áp dụng thử, trước khi uống thuốc bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Sau khi uống thuốc một thời gian, dù có tác dụng hay không, cần đến kiểm tra lại, xem có xảy ra chuyện gì không?

    Dù sao thì việc sử dụng chè vằng để giảm "béo bụng" ở nam giới, mới chỉ là một kinh nghiệm, được một số người áp dụng có kết quả trong vài năm gần đây, cần tiếp tục theo dõi trong thời gian dài, mới có thể đưa ra kết luận toàn diện.
    Theo thegioithaoduoc.com
     
  7. mebi33

    mebi33 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/11/2011
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Tác dụng của các cây thuôc quý

    Cây chó đẻ - Vị thuốc quý của gan

    Cây chó đẻ còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, diệp hòe thái, lão nha châu. Tên Hán Việt khác như trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu. Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn).

    Có hai loại: diệp hạ châu ngọt (phyllanthus urinaria L.) và diệp hạ châu đắng (phyllanthus amarus schum et thonn), cùng họ thầu dầu (euphorbiaceae). Cả 2 loại đều giàu dược tính nên ngay từ xa xưa, 2 loại này đã được dùng làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây (được cắt phần trên mặt đất của cây).

    Đông y cũng cho rằng cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, thông huyết, điều kinh, thanh cân, hạ nhiệt... thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh về đường tiết niệu, đường ruột, bệnh chứng ở ngoài da.

    Cây chó đẻ (diệp hạ châu).

    Ngoài ra, cây chó đẻ còn trị được nhiều bệnh, dưới đây, xin nêu một số cách trị bệnh từ cây chó đẻ:

    - Chữa viêm gan B: Cây chó đẻ 30g, nhân trần 12g, sài hồ 12g, chi từ 8g, hạ khô thảo 12g, sắc (nấu) uống ngày 1 thang.

    - Chữa xơ gan cổ trướng thể nặng: Cây chó đẻ sao khô 100g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 - 40 ngày. Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).

    - Chữa suy gan (do sốt rét, sán lá, lỵ amip, ứ mật, nhiễm độc): cây chó đẻ sao khô 20g, cam thảo đất sao khô 20g. Sắc nước uống hằng ngày.

    - Chữa nhọt độc sưng đau: Dùng một nắm cây chó đẻ với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp chỗ đau.

    - Chữa viêm gan, vàng da, viêm thận đái đỏ hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ: Dùng cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g để sắc uống.

    - Chữa sốt rét: Dùng cây chó đẻ 8g, thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g, bình lang (hạt cau), ô mai, dây cóc mỗi vị 4g đem sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10g.

    - Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm: Dùng cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả các vị thuốc trên phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc. Uống mỗi ngày 3 lần (y học dân gian Ấn Độ).

    Lưu ý tránh nhầm lẫn với cây chó đẻ là cây hy thiêm (siegesbeckia orientalis - thuộc họ cúc).
     
    me_soctx thích bài này.
  8. Gam nguyen

    Gam nguyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    23/7/2012
    Bài viết:
    1,133
    Đã được thích:
    165
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Tác dụng của các cây thuôc quý

    mình thích uống củ của cây đinh lăng lắm, ....................
     
  9. nhimyeume

    nhimyeume Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    16/7/2012
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tác dụng của các cây thuôc quý

    Mẹ bi33 làm về dược ah?hay b sưu tầm ở đâu ?
     
  10. mebi33

    mebi33 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/11/2011
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Tác dụng của các cây thuôc quý

    9 bài thuốc Nam trị viêm tiết niệu
    Viêm đường tiết niệu là chứng bệnh hay gặp vào mùa hè nhất là những bệnh nhân có bệnh lý như sỏi tiết niệu. Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thấp nhiệt uất ở hạ tiêu, đường tiết niệu mà gây bệnh. Được xếp vào phạm vi chứng lâm và thuộc loại “nhiệt lâm” trong y học cổ truyền. Dưới đây giới thiệu 9 bài thuốc Nam trị bệnh này.
    Ăn lá bạc thau mỗi ngày chữa trị viêm đường tiết niệu.

    Bài 1: búp măng tre 5 - 7 búp; cam thảo đất, râu ngô, lá mã đề, rễ cỏ tranh mỗi thứ một nắm. Tất cả rửa sạch, sắc lấy nước uống trong ngày. Uống liên tục 5 - 7 ngày.

    Bài 2: độc vị lá bạc thau (bạc sau). Lấy lá non và bánh tẻ bạc sau, rửa sạch ăn với muối ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 5 - 7 lá. Ăn liên tục tới khi khỏi bệnh.

    Bài 3:lá nhọ nồi một nắm to, nước dừa non 1 - 2 quả. Lá nhọ nồi rửa sạch giã nát chiết lấy dịch hòa chung với nước dừa non. Chia đều uống 2 - 3 lần trong ngày.

    Bài 4: rau ngót một nắm to rửa sạch giã nát, chiết lấy dịch đem phơi sương một đêm, chia đều uống 2 - 3 lần trong ngày.

    Bài 5: râu ngô, rễ cỏ tranh, râu mèo mỗi thứ một nắm, dành dành 3 - 5 quả. Tất cả sắc uống thay nước trong 3 - 5 ngày.

    Bài 6: rau má ta, rau mã đề mỗi thứ một nắm, mía một khúc. Tất cả đem ép lấy nước uống trong ngày, uống liên tục 5 - 7 ngày.
    Rau má là một trong những vị thuốc tốt trị viêm đường tiết niệu.

    Bài 7: lá sen bánh tẻ tươi 1 - 2 lá, rau dừa nước tươi, rau húng chó (rau ngổ), mỗi thứ 30 - 50g đem sắc uống hoặc giã nát chiết lấy dịch uống trong ngày.

    Bài 8:dành dành 3 - 5 quả, rễ cỏ tranh, cam thảo đất mỗi thứ một nắm. Sắc uống trong ngày. Uống liên tục 3 - 5 ngày.

    Bài 9: cây kim ngân, rễ cỏ tranh, hạt mã đề mỗi thứ một nắm, gỗ vang 10 - 15g. Tất cả đem sắc uống thay nước trong ngày. Uống liên tục 3 - 5 ngày.

    Chú ý: Để bệnh chóng ổn định trong khi điều trị người bệnh nên ăn các thứ mát, thanh nhiệt như đỗ đen, bột sắn dây, canh rau mồng tơi, rau đay... Cần kiêng các đồ cay nóng, có tính chất kích thích như: rượu, cà phê, tỏi, ớt, hạt tiêu, thịt chó..., không uống nước đá. Nên ăn cháo gạo loãng...
     
    me_soctx thích bài này.
  11. mebi33

    mebi33 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/11/2011
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Tác dụng của các cây thuôc quý

    Lá cây mác mật có tác dụng lợi mật, bảo vệ gan


    Ngoài chức năng dùng làm gia vị để chế biến một số món ăn, lá cây mác mật còn có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa; tinh dầu quả mác mật có tác dụng bảo vệ gan, làm giảm đau.

    Lá mác mật dùng chế biến thành món ăn ngon, hấp dẫn.

    Cây mác mật có nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn… Từ xưa, người dân nơi đây đã dùng quả và lá mác mật để chế biến một số món ăn như: thịt lợn quay, thịt lợn kho, khau nhục, vịt quay…, có mùi thơm ngon đặc biệt. Bên cạnh đó lá mác mật còn có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa, bảo vệ gan, có thể sản xuất thành sản phẩm chức năng; tinh dầu quả mác mật có tác dụng bảo vệ gan, giảm đau, là nguyên liệu để làm thuốc.

    Đó là kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu sản xuất sản phẩm chức năng có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa, bảo vệ gan từ lá và nghiên cứu nguyên liệu làm thuốc từ tinh dầu quả cây mác mật Cao Bằng” do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Viện Dược liệu (Bộ Y tế) thực hiện. Vừa qua, đề tài đã được nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu khá.

    Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2009- 3/2012, thuộc Chương trình Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Trước đó, từ năm 2006-2007, hai đơn vị đã thực hiện đề tài về nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng lợi mật, bảo vệ gan, giảm đau của một số cao chiết từ lá và quả mác mật thu hái tại huyện Hòa An. Kết quả bước đầu cho thấy tinh dầu lá và tinh dầu quả mác mật có tác dụng giảm đau tốt, cao chiết quả có tác dụng lợi mật, cao chiết lá và tinh dầu quả có tác dụng ức chế men gan.

    Qua gần 3 năm thực hiện (2009 - 2012), đề tài “Nghiên cứu sản xuất sản phẩm chức năng có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa, bảo vệ gan từ lá và nghiên cứu nguyên liệu làm thuốc từ tinh dầu quả cây mác mật Cao Bằng” cơ bản đáp ứng được mục tiêu và nội dung đề ra. Đã xác định được dạng chiết có tác dụng dược lý tốt là cao ethanol và phân đoạn EtOAc là có tác dụng lợi mật và bảo vệ gan so với các phân đoạn khác.

    Ngoài ra cao chiết ethanol còn có tác dụng giảm đau, chống ôxy hóa, tác dụng chống viêm cấp, chống viêm mạn...; đã thử độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của bán thành phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự thay đổi đáng kể về tình trạng chung, thể trạng, các chỉ số huyết học, sinh hóa của động vật thí nghiệm và lô chứng sinh lý. Điều này chứng tỏ cao chiết cồn nóng lá mác mật có loại tạp không gây độc tính bán trường diễn trên động vật được thí nghiệm.
    Macmachole bào chế từ cao chiết lá mác mật có tác dụng lợi mật, bảo vệ gan.

    Đề tài xây dựng được quy trình chiết xuất cao ethanol lá mác mật (quy mô 10 kg dược liệu/mẻ); Nghiên cứu công thức và bào chế viên nang thực phẩm chức năng dạng viên nang cứng từ cao chiết lá mác mật, lấy tên là Macmachole. Tiến hành sản xuất 20.000 viên nang phục vụ thử tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ bảo vệ gan của viên nang mác mật trên người tình nguyện. Thực phẩm chức năng dạng nang cứng, hàm lượng 250 mg, uống hàng ngày, mỗi ngày 6 viên chia 3 lần, uống sau khi ăn, thời gian uống từ 15-30 ngày. Được thử trên 30 người tình nguyện có biểu hiện rối loạn chuyển hóa chức năng gan được làm bệnh án theo dõi uống ngoại trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cao Bằng. Kết quả viên nang Macmachole đã làm giảm hoạt độ enzym gan Alamin amino Transferase và Aspartat amino Transferase cũng như hàm lượng Bilirubin trên người bệnh tình nguyện có biểu hiện rối loạn tiêu hóa chức năng gan.
     
    me_soctx thích bài này.
  12. mebi33

    mebi33 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/11/2011
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Tác dụng của các cây thuôc quý

    Cây hẹ: Liều thuốc kháng sinh cho con người

    Hẹ là thức ăn gia vị sống không thể thiếu được với món ăn đặc sản, bình dân, vào các buổi sáng của các miền quê Bình Định, đó là bánh hỏi, làm bằng bột gạo từng thỏi sợi bún nhỏ mini.

    Hẹ, còn có tên gọi : nén tàu, phi tử, cửu, cửu thái, dã cửu, phác cát ngân.

    Tên khoa học : Allium odorum L. (Allium tuberosum Roxb).

    Cây hẹ, cho chúng ta nhiều kháng sinh quý đặc biệt với các bệnh về hô hấp và đường ruột của trẻ em.

    Hẹ là một cây thanh nhỏ, cao từ 25 - 40cm, toàn cây thu hái tươi, vò nát có mùi thơm đặc trưng. Loại cây có nhiều rễ con, lá hẹ hẹp, dài, dày, một bụi hẹ có từ 4-6 lá dài từ 20-25cm rộng từ 1,5-9 mm, đầu lá hẹ nhọn.


    Hoa mọc trên một cọng, hoa từ gốc trở lên, dài từ 20-30cm, hoa màu trắng có cuống hoa dài từ 10-15mm. Quả hẹ khô dài từ 4-5mm, hạt hoa nhỏ màu nâu đen.

    Hẹ rất dễ trồng, là một loại rau gia vị quý như hành, tỏi. Hẹ còn là một cây thuốc cho chúng ta rất nhiều kháng sinh.

    Hẹ đã được các Nhà khoa học nghiên cứu có các hợp chất: Sunfua, saponin và chất đắng, Odorin. Chất Odorin được xem như một kháng sinh đặc trị các loại vi trùng staphyllococcus aureus và Bacillus coli.

    Trong hạt hẹ còn có ancaloit và saponin.

    Trong nước ép tươi của lá hẹ có nhiều kháng sinh đối với nhiều loại vi trùng, như một kháng sinh đa khuẩn cho các loại vi trùng ở đường tiêu hoá nói chung và đặc biệt là đối với bệnh lý đường ruột nói riêng: như vi trùng staphyllococcus aureus, Samonella typhi, Sh Flexneri và Subtilis, colipathogene và Coli bethesda. Tính chất của kháng sinh này khá vững bền. Ưu điểm của nước ép lá hẹ không cay. Do đó, các trẻ em chịu uống hơn, nếu cho thêm một ít đường phèn hoặc vài giọt mật ong thì được xem như dạng siro nước, ép lá hẹ tươi cho các cháu uống chỉ tốt khi dùng lá hẹ tươi sống, không nên đun sôi sẽ làm mất tác dụng của kháng sinh.

    Hẹ không những là một loại gia vị rất tốt trong các bữa ăn, nó còn là vị thuốc rất quý trong chữa trị cảm ho, sốt sổ mũi cho trẻ em. Không có độc tính, dùng rất đơn giản, chỉ cần một nắm lá hẹ tươi rửa sạch, thái nhỏ trộn với một ít đường phèn hấp trong nồi cơm sôi vừa cạn hoặc chưng cách thuỷ, để nguội cho bé uống sẽ dịu ngay cơn ho, cảm, sốt.

    Dùng chữa kiết lỵ khi phân có nhày và máu mũi, làm thuốc bổ dưỡng gan, thận, chữa bệnh di tinh, viêm nhiễm đường tiết niệu, tiểu tiện có máu, bệnh giun kim ở trẻ em, đau nhức xương khớp, liều dùng từ 6-12g hoặc từ 20-30g tuỳ theo trọng lượng của cơ thể.

    Hẹ là thức ăn gia vị sống không thể thiếu được với món ăn đặc sản, bình dân, vào các buổi sáng của các miền quê Bình Định, đó là bánh hỏi, làm bằng bột gạo từng thỏi sợi bún nhỏ mini. Nếu không có lá Hẹ tươi nhúng dầu phụng chín hoặc mỡ heo khử thơm để bôi lên và cho thêm ít cọng lá hẹ tươi trên đĩa bánh hỏi... thì không thể nào gọi là bánh hỏi bình dân và cũng chỉ có ở xứ sở Bình Định mà thôi.
     
  13. cachua_nam

    cachua_nam FB: Nguyễn Thanh Vân

    Tham gia:
    27/1/2010
    Bài viết:
    6,988
    Đã được thích:
    1,627
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tác dụng của các cây thuôc quý

    E thâý cây hẹ còn chưã ho được cho trẻ nhỏ nưã cơ ah..
     
  14. mebi33

    mebi33 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/11/2011
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Tác dụng của các cây thuôc quý

    Bạch phụ tử

    Bạch phụ tử. Dầu mè đỏ, San hô - Jatropha multifida l., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

    Mô tả: Cây nhỡ rất nhẵn, cao tới 6m. Lá xẻ thuỳ chân vịt sâu, các thuỳ có nhiều răng hẹp, gốc phiến lá hình tròn, cuống dài bằng lá, lá kèm chia thành nhiều phiến hình chỉ. Cụm hoa hình xim dạng tán, có cuống dài mang hoa đơn tính màu đỏ. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa; ở hoa đực có 8 nhị; ở hoa cái có bầu nhẵn. Quả nang, hình trứng ngược, nhẵn, màu vàng nhạt, dài cỡ 3cm.

    Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix -jatrophae. Hạt, mủ, lá cũng được dùng.

    Nơi sống và thu hái: Cây nguyên sản ở miền nhiệt đới châu Mỹ, được đem vào trồng ở nước ta làm cây cảnh và làm hàng rào. Rễ phình thành củ, cũng ăn được như củ Sắn (sau khi nướng chín). Củ giống như Thảo ô dầu mà nhỏ hơn, dài hơn 4cm, lúc khô vỏ sần sùi có vân, tương tự như củ Phụ tử. Củ thu hoạch vào tháng 3, phơi khô hoặc lùi nướng để dùng làm thuốc. Lá mủ thu hái quanh năm. Quả thu vào mùa thu.

    Thành phần hoá học: Lá, thân, rễ đều chứa acid cyanhydric. Hạt chứa 30% dầu, có thể dùng thắp được.

    Tính vị, tác dụng: Bạch phụ tử (củ) có vị cay ngọt, rất nóng, có độc, có tác dụng tán ứ, tiêu thũng, chỉ huyết.

    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị cảm gió lạnh mất tiếng, trúng phong co cứng bại liệt, đau tim do huyết ứ và các bệnh phong ở đầu, mặt. Hạt cũng được dùng như hạt Dầu mè làm thuốc tẩy mạnh nhưng nguy hiểm, dễ gây ngộ độc. Có khi được dùng trị ho, làm ra mồ hôi. Lá cũng gây xổ nhưng kém hơn lá Dầu mè. Mủ cây dùng cầm máu và đắp vết thương cho liền gân. Cũng dùng trị rắn cắn. Liều dùng 3-6g củ, phối hợp với các vị thuốc khác.

    Ðơn thuốc:

    1. Chữa trúng phong liệt nửa người: Bạch phụ tử, Tằm gió, Bò cạp (Toàn yết) với lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6g với rượu, ngày uống 3 lần.

    2. Chữa trẻ cấp kinh sốt cao co giật, co cứng: Bạch phụ tử, Nam tinh chế với Mật bò, Toàn yết. Tằm gió, Câu đằng, Phấn nứa, Bạch đàn, mỗi vị 4g sắc uống.

    3. Chữa tim đau do máu ứ nguy cấp: Bạch phụ tử, Nhục quế, Đương quy đều 6g, sắc uống liên tục.
     
  15. mebi33

    mebi33 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/11/2011
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Tác dụng của các cây thuôc quý

    Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư


    Giảo cổ lam là thần dược trị bách bệnh?

    Giảo cổ lam phiên âm từ jiaogulan, hay còn gọi là dây lõa hùng, trường sinh thảo, cam trà vạn, thất diệp đảm, hoặc những cái tên thể hiện sự quý hiếm như ngũ diệp sâm, sâm phương nam, cây cỏ thần kỳ... Tên khoa học của cây này là gynostemma pentaphyllum. Mỗi nước có một tên gọi khác nhau. Người Nhật gọi là phúc âm thảo. Ở Việt Nam thường được gọi là giảo cổ lam hoặc cây bổ đắng.
    Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư
    Vườn giảo cổ lam trồng ở Viện Dược liệu trên Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

    Theo tài liệu nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược), giảo cổ lam thuộc dạng cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt. Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy.
    Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư

    Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư
    Giảo cổ lam có nhiều loại: 3 lá, 5 lá, 7 lá và 9 lá.

    Quả giảo cổ lam khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen. Loài cây này mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2.000m so mới mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm.

    Giảo cổ lam xuất hiện nhiều nhất ở vùng núi Tây Tạng. Ngoài ra, một số vùng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên cũng có.

    Giảo cổ lam được coi là một dược liệu đầu vị quý ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú”, quyển hạ, năm 1639, của Trung Quốc.
    Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư
    Giảo cổ lam 3 lá mọc tự nhiên trên đá trong rừng Hoàng Liên Sơn trông rất khác với giảo cổ lam trồng trong vườn.

    Từ xa xưa, ở Trung Quốc, loài cây này được vua chúa, quan lại sử dụng để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp.

    Năm 1976, Nhật Bản tình cờ phát hiện giảo cổ lam khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi cao có tuổi thọ bình quân 98 tuổi, mà nguyên nhân là do người dân nơi đó dùng loại cây này chế biến thành trà để uống hàng ngày và bào chế thành thuốc để tăng cường sức khỏe.

    Kể từ khi giảo cổ lam được phát hiện ở Nhật Bản, phong trào nghiên cứu, tìm kiếm cây giảo cổ lam sôi sục ở Trung Quốc, Mỹ, Đức, Italia.
    Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư

    Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư
    Các dòng quảng cáo đều có điểm nhấn: chống ung thư, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị ung thư...

    Trong các cuộc nghiên cứu về giảo cổ lam, có thể kể ra đây một số nghiên cứu mà trang web của Công ty TNHH Tuệ Linh, một công ty sản xuất nhiều sản phẩm từ giảo cổ lam nhất, dẫn ra:

    GS. Tan, Liu đã chứng minh giảo cổ lam có tác dụng kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thông máu lên não.

    GS. Lin và cộng sự chứng minh giảo cổ lam có tác dụng chống viêm gan, chứng cao huyết áp và chống ung thư. Tác dụng chống viêm của giảo cổ lam mạnh hơn Indomethacin.

    GS. Wang và cộng sự chứng minh giảo cổ lam kìm hãm sự phát triển của khối u rất mạnh.

    TS. Nguyễn Duy Thuần, Nguyễn Khánh Hòa, Đào Văn Phan cũng đã chứng minh tác dụng hạ đường huyết mạnh của giảo cổ lam và GS-TS Phan Thị Phi Phi cũng đã nghiên cứu tác dụng tăng miễn dịch rất tốt của giảo cổ lam.

    Giảo cổ lam chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpen kiểu damaran, trong đó có nhiều loại giống với nhân sâm và tam thất. Cũng chính vì đặc tính và công dụng này mà nó có tên là ngũ diệp sâm.

    Giảo cổ lam chứa nhiều Flavonoid, là hoạt chất có tác dụng sinh học cao, chống lão hóa mạnh. Ngoài ra, nó chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.
    Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư
    Một vị bác sĩ quảng cáo tác dụng của giảo cổ lam trong một hội thảo (ảnh sưu tầm).

    Các hoạt chất chiết xuất từ giảo cổ lam đã được thử nghiệm trên cả động vật lẫn trên cơ thể người và các nhà khoa học đã có được các kết quả rất đáng kinh ngạc. Giảo cổ lam có tác dụng ức chế tăng cholesteron 71% theo phương pháp ngoại sinh và 82,08% theo phương pháp nội sinh, do đó, nó có tác dụng giảm mỡ máu rất mạnh.

    Các nhà khoa học đã thử nghiệm trên chuột bơi và nhận thấy tác dụng tăng lực tới 214,2%. Với tác dụng tăng lực như trên, các vận động viên của Trung Quốc và Nhật Bản thường sử dụng giảo cổ lam trước các cuộc thi đấu và họ gọi loại cây này là Doping thiên nhiên (?!).

    Giảo cổ lam có tác dụng bảo vệ tế bào gan rất mạnh trước sự tấn công của các chất gây độc, làm tăng tiết mật và làm tăng đáp ứng miễn dịch tế bào khi chiếu xạ hoặc gây độc tế bào bằng hóa chất…

    Còn rất nhiều tác dụng khác nữa mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu, chiết xuất, ứng dụng.
    Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư

    Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư

    Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư
    Có cả trăm doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, quảng cáo tràn lan trên mạng các sản phẩm từ giảo cổ lam (ảnh sưu tầm).

    Chỉ cần nêu những công dụng trên đây cũng có thể thấy giá trị của giảo cổ lam là rất lớn. Tuy nhiên, người dân trong nước lại quan tâm đặc biệt đến loại cây này bởi theo công bố của các nhà khoa học, nó có khả năng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, căn bệnh khiến số người chết trên thế giới nhiều chỉ sau tim mạch.

    Theo dự đoán, bệnh tim mạch sẽ phải “nhường ngôi” cho bệnh ung thư trong thời gian không xa, vì những phương tiện điều trị bệnh tim mạch mỗi ngày thêm hiện đại, song khả năng điều trị bệnh ung thư thì vẫn như… rùa bò.

    Theo các nhà khoa học, giảo cổ lam có khả năng ức chế khối u từ 20-80% và khả năng phòng ngừa u hóa cực kỳ tốt (?!).

    Lợi dụng những công bố khoa học này, nhiều doanh nghiệp, nhiều ông lang đã thổi vào cây thuốc công dụng “thần kỳ” là trị bệnh ung thư. Giữa hai cụm từ “hỗ trợ điều trị” và “điều trị” là một khoảng cách rất xa, nhưng trong những lời quảng cáo họ rất hay bỏ quên hai chữ “hỗ trợ”.

    Bệnh nhân ung thư là những đối tượng quan tâm đến loại cây thuốc này nhiều nhất. Rồi những người lo lắng mình có thể mắc ung thư cũng tìm kiếm các sản phẩm từ giảo cổ lam để uống thay nước hàng ngày những mong ngăn ngừa được căn bệnh tử thần.
     

Chia sẻ trang này