Thông tin: Tác dụng của nấm linh chi

Thảo luận trong 'Nội trợ, Mẹo vặt' bởi hatvung, 6/10/2010.

  1. hatvung

    hatvung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    2/10/2010
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    8
    Nấm linh chi là loại dược liệu quý có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, chống lão hóa cho nên còn có tên là nấm trường thọ

    Tuy được xếp vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm nhưng nấm linh chi không có chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào, không chứa chất cải thiện chức năng tiêu hóa, cũng không mang hoạt chất có tính an thần.

    Không phải chỉ đến khi Tần Thủy Hoàng phái ngự y Lư Sinh tìm thuốc trường sinh bất tử ở biển Đông thì linh chi mới có mặt trong lịch sử y học. Từ nhiều ngàn năm nay, linh chi chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc. Vì thế, nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… như một phương thuốc trị ung thư

    Không chỉ được trọng dụng ở Á Đông, linh chi hiện là một trong những đề tài nghiên cứu và ứng dụng nóng bỏng của ngành y dược Âu Mỹ. Y học phương Tây ắt hẳn phải có động cơ chính đáng khi tìm về một dược liệu ở bên kia chân trời.

    Tuy được xếp vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm của Trung y nhưng giá trị bổ dưỡng của linh chi không đồng nghĩa với tác dụng kiến tạo kiểu “vai u thịt bắp” mà miếng thịt hay quả trứng mang lại. Đã có không biết bao nhiêu người sử dụng linh chi cảm thấy khỏe hơn, ăn ngon, ngủ yên; nhưng khi phân tích thì linh chi không có chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào, không chứa chất cải thiện chức năng tiêu hóa, cũng không mang hoạt chất có tính an thần. Khả năng nâng đỡ tổng trạng của linh chi là một thực tế không thể chối cãi, không chỉ căn cứ vào cảm giác chủ quan của người bệnh, mà dựa trên các tiêu chuẩn khoa học khách quan với định lượng rõ ràng, theo kết quả của hàng trăm công trình nghiên cứu tại nhiều học viện từ Á sang Âu. Nếu vậy, linh chi tác dụng theo cơ chế nào?

    Nấm linh chi

    Cấu trúc độc đáo của linh chi chính là thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại, trong đó một số khoáng tố như germanium, vanadium, crôm… Chúng đã được khẳng định là nhân tố quan trọng cho nhiều loại phản ứng chống ung thư, dị ứng, lão hóa, xơ vữa, đông máu nội mạch, giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh, bảo vệ cấu trúc của nhân tế bào. Có căn bệnh nào hiện nay thoát khỏi ảnh hưởng của các yếu tố bệnh lý vừa kể?

    Với thành phần độc đáo như vừa tả, linh chi phục hồi cơ thể bằng cơ chế tác dụng gián tiếp. Trái với chức năng cung cấp dưỡng chất theo kiểu “thiếu thì bổ sung” của các loại thuốc bổ thông thường, linh chi hữu ích cho cơ thể nhờ chọn con đường vận hành khéo léo và linh động hơn nhiều qua kiểu đòn bẩy. Nó một mặt thanh lọc cơ thể toàn diện và đồng bộ qua tác dụng lợi tiểu và lợi mật, một mặt kích thích nhiều chuỗi phản ứng sinh hóa trong cơ thể nhờ vai trò xúc tác của khoáng tố vi lượng. Linh chi khéo léo đánh thức sức đề kháng của cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành các tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn dịch. Một khi hội đủ 3 điều kiện vừa kể thì cơ thể rất khó bệnh, con người chậm già. Người xưa đâu có quá lời khi xếp linh chi vào nhóm thuốc cải lão hoàn đồng!

    Nếu dựa vào hàng trăm báo cáo chuyên đề trong các hội nghị quốc tế về hiệu quả của linh chi thì vấn đề đặt ra “linh chi có tác dụng hay không” quả là thừa. Nếu căn cứ vào con số bệnh nhân từ Đông sang Tây đã và đang được điều trị rất hài lòng với linh chi, thì mọi thắc mắc về cơ sở khoa học của linh chi không còn cần thiết. Nhưng có một điều chắc chắn: Linh chi không phải là thần dược giúp sống lâu trăm tuổi, trẻ mãi không già như quảng cáo hoặc ảo vọng của bạo chúa họ Tần. Trên nền tảng tri thức khoa học, nếu biết cách áp dụng linh chi, đó sẽ là một trong các phương tiện hữu hiệu và an toàn để tăng cường sức đề kháng cơ thể trong cuộc sống đầy căng thẳng và ô nhiễm môi trường nặng nề của thế kỷ 21.

    Vấn đề cuối cùng, đó là liệu linh chi Việt Nam có tác dụng không hay phải là linh chi nước ngoài thì mới nên thuốc? Một câu hỏi hoàn toàn có lý, vì không phải linh chi nào cũng là thuốc và điều trăn trở của người bệnh chính là làm sao tìm được linh chi có chất lượng.

    [​IMG]


    4 tiêu chuẩn chọn linh chi

    Nên dùng linh chi được gieo trồng chuyên nghiệp vì chất lượng ổn định, bảo đảm hiệu quả và không có phản ứng phụ bất lợi. Trái với quan niệm của nhiều người, linh chi mọc hoang lại không an toàn, vì hiện nay con người khó kiểm soát được sự ô nhiễm môi trường.

    Chỉ nên mua linh chi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đừng xuôi lòng trước những quảng cáo đường mật như linh chi… trên rừng, trên núi.

    Linh chi chất lượng tốt thì hai mặt không bị mọt, mặt dưới có màu từ vàng chanh nhạt đến trắng. Mặt dưới linh chi có màu vàng nghệ thường không tốt, vì đó không phải là màu tự nhiên của nấm.

    Nếu dùng linh chi nấu nước uống, nên chọn nấm có kích thước vừa phải, đường kính 8-20 cm. Ở kích cỡ này, nấm chưa bị hóa gỗ hoàn toàn, hàm lượng các hợp chất polysaccharide và triterpen còn cao nên dễ ly trích khi nấu trong nước. Các công ty dược phẩm trên thế giới khi chiết xuất hoạt chất của linh chi để sản xuất dược phẩm cũng chỉ dùng nấm theo tiêu chuẩn trên
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hatvung
    Đang tải...


  2. earlyrain1982

    earlyrain1982 trại nấm Trường Sinh

    Tham gia:
    4/9/2014
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Tác dụng của nấm linh chi với bệnh gan
    Nấm linh chi là một loại thảo dược thượng hạng với sức khỏe con người, với những người mới ốm dậy hay người mệt mỏi sử dụng nấm linh chi sẽ khiến cơ thể nhanh chóng phục hồi. Đặc biệt nấm linh giúp phòng và điều trị một số bệnh như: tiểu đường, Gút, ung thư, nâng cao sức đề kháng, chống lão hóa và tăng tuổi thọ...Tuy nhiêu, không ít người thắc mắc về tác dụng nấm linh chi với bệnh gan, và liệu có tác dụng phụ trong quá trình sử dụng hay không.

    Bệnh gan
    Gan là cơ quan tiêu hóa lớn và có vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó có nhiều chức năng như: chuyển hóa đường, duy trì đường huyết ổn định và điều tiết mức đường huyết, chuyển hóa chất béo, chuyển hóa protein và giải độc cho cơ thể. Sản sinh và bài tiết dịch mật, chuyển hóa các vitamin tan trong dầu. Chuyển hóa chất sắt để tạo hồng cầu. Tổng hợp các nhân tố đông máu. Gan có thể bị viêm do virus gây ra (A, B, C, D...) tấn công vào tế bào gan gây tổn hại cho gan. Theo tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) thống kê có khoảng 350 triệu người nhiễm virus viêm gan B (HBV) và tại Việt Nam tỷ lệ dân số nhiễm virus viêm gan B là 20%.
    [​IMG]

    Bệnh gan

    Những người nhiễm virus viêm gan B nếu không được kiểm soát và điều trị tốt có nguy cơ dẫn đến viêm gan, xơ gan và ung thư gan Tuy nhiên không phải ai nhiễm virus viêm gan B cũng trở thành người bệnh. Điều này tùy thuộc vào khả năng bảo vệ bệnh của từng người. Có những người chung sống với HBV cả đời nhưng không hề bị viêm gan. Trong số những người bị nhiễm HBV thì có 10-15% sẽ chuyển thành viêm gan mãn tính. Trong số này có khoảng 25% xơ gan và trong số những người xơ gan thì có khoảng 80% trường hợp biến chuyển thành ung thư gan. Diến tiến này xảy ra trong 20-30 năm, vì vậy viêm gan B dẫn đến xơ gan, ung thư gan thường gặp ở những người có tuổi đời 40-50.

    Tác dụng nấm linh chi với bệnh gan
    [​IMG]

    Tác dụng nấm linh chi với bệnh gan

    Cấu trúc độc đáo của Nấm Linh Chi chính là thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại (119 chất), trong đó một số khoáng tố như Germanium hữu cơ, vanadium, crôm… các hợp chất polysaccharides và triterpenoids... đã được khẳng định là các nhân tố quan trọng việc tăng cương hệ thống miễn dịch cũng như khống chế sự phát triển của virus, tác nhân gây ra bệnh viêm gan.

    Hai hoạt chất có dược tính mạnh là Polysaccharides và Triterpenoids, trong đó tác dụng của Triterpenoids là ngăn ngừa các căn bênh viêm gan cấp tính do CCL4. Polysaccharides có tác dụng ngăn ngừa viêm gan do các triệu chứng sơ gan gây nên bởi tắc mật. Chiết xuất từ nấm linh chi đỏ cho thấy kết quả sự gia tăng đáng kể albumin huyết tương và tỷ lệ A/G. Sự suy giảm mạnh các hoạt động của men gan và các thành phần MDA trong gan, giảm biểu hiện của TGF-β1

    Tác dụng của nấm linh chi với bệnh gan đã được chứng minh trong việc phòng và chống bệnh ở gan gây ra bởi CCL4 và bổ sung cải thiện plasma trong các thông số sinh hóa, bảo vệ gan không bị nhiễm độc bởi CCL4 cũng được thể hiện trong các thí nghiệm trên chuột bằng sự giảm men gan plasma ÁT và ALT. Từ đó cho thấy nấm linh chi đỏ có tác dụng điều trị căn bệnh viêm gan mãn tính.

    [​IMG]

    Nấm linh chi chữa bệnh gan

    Một tác dụng nữa của nấm linh chi với bệnh gan là giúp giảm đau. Đối với những người bị bệnh gan, nhất là ở giai đoạn cuối rất đau đớn, nấm linh chi làm giảm đau và góp phần trị đau nhức. Việc giảm đau này là do trong nấm linh chi có Germanium. Germanium có tác dụng đến Endorphin là chất do cơ thể tiết ra giống như morphin làm giảm đau, dễ chịu. Nhưng Endorphin rất dễ bị phân giải, chính Germanium ngăn chặn sự phân giải Endorphin, kéo dài cảm giác dễ chịu, giảm đau.

    Có thể sử dụng kết hợp Tây Y và Nấm Linh Chi như một loại thức uống hàng ngày để kết hợp điều trị viêm gan hiệu quả. Đồng thời nấm Linh Chi cũng giúp bảo vệ sức khỏe, ổn định đường huyết cũng như hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư, một căn bệnh quái ác. Nấm linh chi hoàn toàn không có tác dụng phụ trong quá trình sử dụng phòng và điều trị bệnh ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài.
     
  3. habaotrang98

    habaotrang98 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/10/2016
    Bài viết:
    829
    Đã được thích:
    160
    Điểm thành tích:
    83
    chủ yếu là k thường xuyên dùng nấm được tại cũng đắt nữa
     
  4. earlyrain1982

    earlyrain1982 trại nấm Trường Sinh

    Tham gia:
    4/9/2014
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Thực sự không đắt đâu khách ơi. Vì 350k/500g mình uống 1 người trong 50 ngày mới hết tính ra rẻ hơn trà sữa vỉa hè chứ ah?
     

Chia sẻ trang này